Thông tin bạn cần biết khi lựa chọn nghề nghiệp

Quyết định lựa chọn nghề nghiệp

| 16 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Bạn muốn làm gì với cuộc sống của bạn? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu suy nghĩ về điều đó, hoặc nếu bạn không hài lòng với nghề nghiệp hiện tại, có lẽ nhiều lần bạn đã cố gắng trả lời câu hỏi này. Với mỗi người, lựa chọn nghề nghiệp là một trong những quyết định quan trọng của cả đời người.

Lý do tại sao lựa chọn nghề nghiệp lại không hề dễ dàng

Cho dù đây là lần đầu tiên bạn lựa chọn  nghề nghiệp, hay bạn đang có ý định thay đổi nghề nghiệp chuyên môn, lĩnh vực làm việc, quá trình này đều giống nhau.

Bạn phải (1) tìm hiểu bản thân, (2) biết công việc nào thì phù hợp với một người có tính cách như bạn, (3) nghiên cứu từng lựa chọn và chọn cái tốt nhất và sau đó (4) lập kế hoạch để đạt mục tiêu.

Nghe có vẻ đơn giản phải không? Mặc dù chỉ có bốn bước cho quy trình lập kế hoạch nghề nghiệp, nhưng phải mất một khoảng thời gian và nỗ lực đáng kể để vượt qua tất cả. Và nó nên là như vậy. Đó là cả một quyết định to lớn. Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian tại nơi làm việc trong suốt cuộc đời. Bạn cũng có thể thích điều đó! Điều khiến việc này có vẻ như không thể vượt qua (dù thật sự không như vậy) là bạn có quá nhiều lựa chọn. Có hàng trăm nghề nghiệp để có thể chỉ chọn một, nhất là khi bạn không biết bạn muốn làm gì, hoặc có nhiều điều thu hút bạn. Vâng, bạn sẽ phải nỗ lực để đưa ra quyết định, nhưng cuối cùng những nỗ lực đó sẽ được trả công xứng đáng khi bạn tận hưởng việc đi làm mỗi ngày, hoặc ít nhất là hầu hết các ngày.

Đừng quên rằng bạn có thể thay đổi nếu bạn muốn hoặc cần phải làm vậy.

Trước khi bạn quyết định thay đổi, hãy tự hỏi bản thân liệu rằng bạn đang muốn thay đổi một công việc chuyên môn hay một lĩnh vực mới. Nên nhớ rằng,  tìm việc mới đã khó, chuyển đổi sang nghề nghiệp ở lĩnh vực mới còn khó hơn nhiều. 

Cho dù bạn đang chọn một nghề nghiệp như một người mới tham gia vào thị trường lao động, hay bạn đang lựa chọn sự nghiệp thứ hai, thứ ba hoặc thậm chí thứ tư, hãy làm theo các bước sau. Việc dành thời gian thực hiện từng bước của quy trình này một cách có tính toán và tỉ mỉ sẽ giúp bạn tránh được nhiều cạm bẫy dẫn tới một sự nghiệp kém vui vẻ.

Tìm hiểu bản thân

Quá nhiều người lựa chọn nghề nghiệp dựa trên các nền tảng sai lầm, chẳng hạn như thu nhập hay tiếng tăm.

Một vài cá nhân thậm chí còn từ bỏ việc tự đưa ra quyết định và, thay vào đó, nghe theo những gì người khác, như gia đình của họ, bảo họ làm. Nếu không xem xét bản chất cá nhân khi lựa chọn nghề nghiệp, không chắc bạn sẽ hài lòng với nghề nghiệp đó.

Bạn không bao giờ nên quyết định theo đuổi bất cứ nghề việc nào mà không chắc nó có phù hợp với bạn hay không. Trước khi bạn có thể chọn một ngành nghề phù hợp, bạn phải tìm hiểu bản thân. Giá trị, sở thích, kỹ năng mềm và năng khiếu của bạn, kết hợp với nhóm tính cách của bạn, sẽ khiến một số ngành nghề phù hợp với bạn còn những cái khác thì hoàn toàn không.

Bạn có thể sử dụng các công cụ tự đánh giá, thường được gọi là “bài kiểm tra nghề nghiệp”, để thu thập thông tin về đặc điểm tiêu biểu của bạn rồi dựa vào đó, lập danh sách các ngành nghề phù hợp. Một số người chọn cách làm việc với các cố vấn nghề nghiệp hoặc các chuyên gia phát triển nghề nghiệp khác có thể giúp điều hướng quá trình này.

Bạn có thể cân nhắc bỏ qua bước này nếu bạn đang thay đổi lĩnh vực chuyên môn thay vì lựa chọn một ngành nghề lần đầu tiên.

Một bài tự đánh giá cũng chỉ cần thiết trong trường hợp đó và có vẫn còn một điều nữa cần tính đến. Là một người thay đổi lĩnh vực chuyên môn, bạn sẽ phải xác định những kỹ năng có thể chuyển đổi mà bạn có và có thể sử dụng cho một công việc mới. Chọn một ngành nghề tận dụng được các kỹ năng đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải chuẩn bị quá nhiều cho quá trình chuyển đổi.

Lập danh sách các ngành nghề khả thi

Các công cụ tự đánh giá, ví dụ như, “Chỉ báo loại Myers-Briggs” (MBTI) và “Kho lưu trữ sở trường”, sẽ tạo ra danh sách các ngành nghề có vẻ phù hợp cho kết quả của bạn. Sử dụng đa dạng các loại công cụ, như nhiều cố vấn nghề nghiệp thường làm, có nghĩa là bạn sẽ có nhiều danh sách trước mặt mình. Để giữ bản thân ngăn nắp và nhằm loại bớt số ngành nghề, hãy kết hợp nhiều danh sách thành một danh sách chính duy nhất.

Lý tưởng nhất, danh sách đó nên có từ 10 đến 20 ngành nghề.

Để tạo danh sách chính, trước tiên, hãy tìm các ngành nghề xuất hiện lặp lại trên nhiều danh sách và sao chép chúng vào một trang trắng.

Đặt tiêu đề cho trang giấy đó là "Nghề nghiệp cần khám phá". Các ngành nghề này chắc chắn đáng được quan tâm bởi nhiều công cụ đã chỉ ra rằng chúng phù hợp.

Tiếp theo, hãy đọc qua danh sách để tìm các nghề nghiệp mà bạn thấy hấp dẫn. Có ngành nghề nào mà bạn đã từng nghĩ đến trước đây không? Có ngành nghề nào mà bạn chưa từng nghe tới trước đây không? Đó có thể là nghề nghiệp bạn chưa biết nhưng lại hóa ra là nghề phù hợp nhất dành cho bạn. Hãy thêm những ngành nghề này vào danh sách chính của bạn. Bạn cũng có thể thêm bất kỳ nghề nghiệp nào bạn nghĩ đến nhưng lại không có trong danh sách. Nếu chúng không phù hợp với bạn, bạn sẽ nhận ra ở bước tiếp theo, và sau đó bạn có thể loại chúng ra khỏi cuộc đua.

Khám phá các ngành nghề trong danh sách của bạn

Bây giờ là lúc để làm bài tập và khám phá các nghề nghiệp trong danh sách của bạn. Bước này sẽ làm cho bạn khá hạnh phúc khi có thể rút gọn các lựa chọn. Bạn sẽ không muốn phải thu thập thông tin về tất cả các lựa chọn ban đầu!

Đọc hồ sơ nghề nghiệp để có được mô tả công việc và tìm hiểu nhiệm vụ, yêu cầu về học vấn, đào tạo và bằng cấp, thu nhập và triển vọng công việc.

Mặc dù bạn không nên quyết định theo đuổi một ngành nghề vì thu nhập và triển vọng của nó, bạn nên loại bỏ bất kỳ việc nào không trả lương thỏa đáng theo nhu cầu của bạn hoặc sẽ không có việc làm trong tương lai. Ghi chú cẩn thận về những gì bạn hiểu được trong quá trình nghiên cứu. Bạn sẽ cần chúng ở bước tiếp theo.

Tạo một "Danh sách rút gọn"

Tại điểm này, bạn phải bắt đầu rút gọn danh sách hơn nữa. Nhìn lại ghi chú của bạn và gạch bỏ khỏi danh sách bất kỳ nghề nghiệp nào mà bạn không còn quan tâm. Đó có thể là do nhiệm vụ công việc không hấp dẫn, thu nhập quá thấp hoặc triển vọng công việc kém. Đó cũng có thể là do bạn không có và không thể phát triển các kỹ năng mềm cần thiết hoặc bạn không muốn hoàn thành các yêu cầu học vấn cần thiết. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc liệt kê danh sách của mình - nên để lại không quá hai đến năm nghề nghiệp - hãy chọn những công việc bạn thích nhất. 

Là một người thay đổi nghề nghiệp, bạn có thể có các kỹ năng có thể chuyển đổi khiến một chuyên môn cụ thể nào đó đặc biệt phù hợp với bạn. Trừ khi bạn có lý do chính đáng để loại nó khỏi "danh sách rút gọn" của mình, bạn nên ưu tiên nó hơn một số ngành nghề khác vì bạn sẽ chuẩn bị cho công việc trong lĩnh vực đó dễ dàng hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn nên chọn công việc đó mà đào sâu tìm hiểu thêm chút nữa.

Tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin

Với chỉ còn một số ít ngành nghề trong danh sách, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu sâu hơn. Cách tốt nhất để làm điều này là thông qua các cuộc phỏng vấn thu thập thông tin với những người có kiến thức thực tế về các ngành nghề trong danh sách rút gọn của bạn. Bạn nên truy cập mạng lưới kết nối của mình, bao gồm trang LinkedIn, để tìm những người đang làm ở các lĩnh vực đó. Liên hệ họ để xem họ có sẵn lòng nói chuyện với bạn không, nhưng cũng đừng quên nói rõ rằng bạn đang tìm hiểu thông tin chứ không phải tìm kiếm công việc.

Lựa chọn nghề nghiệp của bạn

Cuối cùng, sau khi thực hiện tất cả các nghiên cứu, bạn nên cảm thấy sẵn sàng để đưa ra quyết định một cách hợp lý. Dựa trên tất cả các thông tin đã thu thập, hãy chọn ngành nghề mà bạn nghĩ sẽ khiến bạn hài lòng nhất. Như những ai đang muốn thay đổi nghề nghiệp đã biết, bạn được phép “làm lại”. Nếu bạn phát hiện ra mình đã chọn sai nghề, hoặc kết luận rằng bạn không còn thích những gì mình đang làm, bạn có thể thay đổi lĩnh vực của mình. Nhiều người làm điều này ít nhất vài lần trong suốt cuộc đời sự nghiệp của họ.

Xác định mục tiêu của bạn

Khi bạn đã chọn được ngành nghề bạn muốn theo đuổi, đây là lúc xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Các mục tiêu dài hạn thường mất khoảng ba đến năm năm để đạt được, trong khi mục tiêu ngắn hạn có thể hoàn thành trong vòng sáu tháng đến ba năm.

Hãy để kết quả nghiên cứu về học vấn và đào tạo cần thiết mà bạn đã làm dẫn dắt bạn. Nếu bạn không có tất cả thông tin đó, bạn sẽ phải nghiên cứu thêm. Khi bạn có tất cả thông tin cần thiết, bạn có thể bắt đầu đặt mục tiêu cho mình.

Một ví dụ về mục tiêu dài hạn là hoàn thành chương trình học tập và đào tạo, dù nhỏ nhất, liên quan đến sự nghiệp bạn đã chọn. Các mục tiêu ngắn hạn có thể là học đại học, học nghề hoặc các chương trình đào tạo khác và đi thực tập.

Xây dựng kế hoạch hành động vì sự nghiệp

Cách tốt nhất để đưa ra một chiến lược đạt được mục tiêu là đưa ra một kế hoạch hành động vì sự nghiệp. Đây là một văn bản chi tiết gồm tất cả các bước bạn phải thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng của việc theo đuổi công việc mình đã chọn cũng như các việc cần làm để nhận ra các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn khác.

Khi bạn viết kế hoạch hành động vì sự nghiệp của mình, hãy đưa vào mọi rào cản dự kiến trong quá trình chinh phục mục tiêu và những gì bạn sẽ phải làm để vượt qua chúng. Nếu bạn định tiếp tục làm việc trong ngành nghề hiện tại cho đến khi sẵn sàng chuyển đổi, kế hoạch hành động vì sự nghiệp của bạn nên tính đến cả việc này.

Thay đổi nghề nghiệp? Lời khuyên đặc biệt liên quan đến việc chuẩn bị cho sự nghiệp mới của bạn

Những gì bạn sẽ phải làm nhằm chuẩn bị cho sự nghiệp mới của mình phụ thuộc vào các yêu cầu đầu vào, nền tảng giáo dục và các kỹ năng có thể chuyển đổi của bạn. Ví dụ, công việc yêu cầu bằng cử nhân trong một chuyên ngành cụ thể. Nếu bạn đã có bằng đại học nhưng không phải chuyên ngành được yêu cầu, bạn không nhất thiết phải quay lại trường để lấy một bằng đại học khác nhưng bạn có thể phải hoàn thành một số khóa học bổ sung. Ngoài ra, bạn có thể học cao học trong lĩnh vực mới này để đáp ứng yêu cầu.

Ở một trong số các bước làm trước, chúng ta đã nhắc đến việc lập danh sách các kỹ năng có thể chuyển đổi của bạn. Hãy tham khảo danh sách đó ngay bây giờ để xem bạn đã có vài kỹ năng cần cho sự nghiệp mới chưa. Nếu có, hãy nhấn mạnh chúng trong sơ yếu lý lịch của bạn.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan