Cách yêu cầu tăng lương thành công

Tin tức

| 27 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

image

Bạn đã quá hạn tăng lương từ lâu và sếp của bạn dường như không có bất cứ động thái nào để tăng lương cho bạn. Ngay cả khi bạn biết bản thân xứng đáng được nhận mức lương cao hơn, cũng như nhiều người khác, bạn vẫn có thể sẽ cảm thấy do dự khi yêu cầu tăng lương. Bạn có ba lựa chọn:

  1. Một, bạn có thể không làm gì cả và giữ nguyên mức lương vô thời hạn. 
  2. Hai, Bạn có thể tìm một công việc trả lương cao hơn.
  3. Hoặc, Ba, bạn có thể yêu cầu tăng lương. 

Rõ ràng, việc ngồi một chỗ và chờ đợi sếp của bạn thực hiện động thái đầu tiên đã không hiệu quả, ít nhất là tới thời điểm bạn do dự. Trong khi đó, tìm kiếm một công việc khác có thể là một khó khăn lớn.

Do đó, hành động tốt nhất của bạn có thể làm là yêu cầu tăng lương.

1. Nghiên cứu những gì người khác trong lĩnh vực của bạn kiếm được

Trước khi tiếp cận sếp để yêu cầu tăng lương, bạn cần thực hiện một số nghiên cứu. Đã đến lúc tìm hiểu về mức lương điển hình trong lĩnh vực của bạn để xem liệu bạn có đang nhận được ít hơn mức cần thiết hay không. Bạn có thể thử nói chuyện với các đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực chuyên môn hay phòng ban. Tuy nhiên, một lời cảnh báo trước cho bạn chính là điều này có thể vi phạm trực tiếp chính sách của công ty. Ngoài ra, nhiều người cũng sẽ ngại thảo luận về thu nhập của họ với đồng nghiệp.

Lựa chọn tốt hơn của bạn là xem thông tin lương từ các nguồn đã xuất bản. Các trang web như Cục Thống kê Lao động công bố mức lương trung bình cho nhiều ngành nghề khác nhau dựa trên dữ liệu của chính phủ. Nếu bạn thuộc một hiệp hội nghề nghiệp, hãy kiểm tra xem hiệp hội đó có thông tin về mức lương trên trang web của tổ chức hay không. Các báo cáo khảo sát của các công ty nghiên cứu thị trường hoặc các công ty việc làm cũng là những nguồn tham khảo mức lương tuyệt vời.

2. Xác định mức thu nhập khả thi của bạn

Hãy nhớ rằng do các yếu tố như trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm, mức lương của bạn có thể khác một chút so với mức lương trung bình được công bố cho lĩnh vực của bạn. Bạn phải thực tế với những kỳ vọng của bản thân. Hãy xem xét số năm bạn đã làm việc trong lĩnh vực này, trình độ học vấn và các bằng cấp, chứng chỉ của bạn cũng như khoảng thời gian bạn đã làm việc cho tổ chức hiện tại (thâm niên).

Một yếu tố chính khác là nơi bạn sống. Bạn thậm chí nên tính đến vị trí địa lý của công việc. Ví dụ, công việc ở các thành phố lớn thường được trả cao hơn những công việc ở các thị trấn nhỏ hay vùng nông thôn.

3. Đánh giá sức khỏe tài chính của công ty

Hãy thận trọng về thời điểm đưa ra yêu cầu tăng lương của bạn. Đừng yêu cầu tăng lương nếu bạn biết công ty đang gặp vấn đề về tài chính hoặc khi đang có nhiều bất ổn trong ngành. Với tư cách là một nhân viên, bạn có thể nhận thức rõ về tình hình tài chính của công ty, bạn không nên chỉ dựa vào những gì bạn thấy được. Nếu công ty có tên trên sàn giao dịch chứng khoán, hãy thực hiện một số nghiên cứu về công ty, bao gồm việc xem xét các báo cáo tài chính và theo dõi tin tức kinh doanh.

4. Chuẩn bị cho tình huống khi bạn được tăng lương

Một khi thời điểm phù hợp đã tới và bạn có tất cả các thông tin liên quan, hãy sẵn sàng để gặp sếp của bạn. Hãy bắt đầu chuẩn bị để cho viễn cảnh khi bạn được tăng lương. Mặc dù bạn nghĩ rằng bạn xứng đáng được nhận mức lương cao hơn, nhưng điều đó có thể không rõ ràng như vậy với sếp của bạn. Thuyết phục sếp được hay không là tùy thuộc vào bạn. Hãy bán giá trị của bản thân cũng giống như cách bạn cố gắng thuyết phục một nhà tuyển dụng tiềm năng thuê bạn.

  • Đầu tiên, hãy lập danh sách tất cả những thành tích của bạn. Bắt đầu với những cái gần đây nhất về trước. Mô tả cách những thành tích đó mang lại lợi ích cho công ty. 
  • Hãy thật cụ thể. Ví dụ, đừng chỉ nói rằng bạn đã giúp tăng lợi nhuận của công ty.
  • Hãy chuẩn để cho sếp biết họ đã phát triển như thế nào và bạn đã đóng vai trò gì trong việc quá trình phát triển đó của họ. 
  • Tiếp theo, hãy lập danh sách các kỹ năng có liên quan của bạn, những yếu tố giúp bạn thành công trong công việc. Hãy liệt kê các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm của bạn. 
  • Cuối cùng, hãy sẵn sàng để mô tả tất cả những điều bạn dự định sẽ làm cho công ty trong tương lai.

Nhớ phải cho sếp biết thông tin chi tiết!

5. Chuẩn bị tinh thần cho tình huống yêu cầu tăng lương bị từ chối

Trước khi bước vào văn phòng của sếp để yêu cầu tăng lương, hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì nếu họ nói "không" hoặc đồng ý cho bạn một mức nhỏ hơn nhiều so với mức bạn muốn. Bạn sẽ nghỉ việc hay bạn sẽ đợi một thời gian rồi yêu cầu tăng lương vào một ngày sau đó? Câu trả lời của bạn có thể phụ thuộc vào những gì sếp của bạn nói. Ví dụ, họ từ chối bạn vì hiệu suất của bạn hay vì lý do nào khác? Cũng có thể là do bạn đang kiếm được mức lương cao nhất công ty cho phép cho vị trí của bạn.

6. Sắp xếp một cuộc hẹn

Bây giờ, khi bạn đã chuẩn bị xong tất cả, cuối cùng đã đến lúc nói chuyện với sếp. Đó không phải là điều bạn nên thảo luận với sếp khi đang đi ngang qua hành lang văn phòng, mà đó là công việc nghiêm túc.

Hãy xem cuộc trao đổi yêu cầu tăng lương như thể đó là một cuộc gặp gỡ với khách hàng hoặc một cuộc phỏng vấn việc làm.

Hãy lên lịch cho cuộc hẹn trao đổi về mức lương của bạn, đừng yêu cầu tăng lương qua hộp thư điện tử (email), bên máy nước uống nóng lạnh của công ty hay qua điện thoại. Đó phải là một cuộc gặp trực tiếp, mặt đối mặt. Và nếu không thể, lý do duy nhất có thể làm điều đó là khi bạn và sếp không làm việc ở cùng một địa điểm.

7. Trình bày trường hợp của bạn

Sếp của bạn có thể đồng ý tăng lương cho bạn ngay lập tức. Chẳng phải thật tốt sao? Bạn có thể không phải làm gì khác ngoài yêu cầu được tăng lương, và điều này có thể sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao sếp không đề nghị trước khi bạn yêu cầu. Do đó, có nhiều khả năng bạn sẽ phải trình bày những tài liệu bạn đã thu thập được.

Hãy bình tĩnh và bám sát thực tế. Quá xúc động sẽ không có lợi cho bạn, và thậm chí có thể gây hại cho cuộc đàm phán của bạn. Đừng nhắc tới các chi phí cá nhân của bạn vì chúng không phải là vấn đề của sếp. Từ phía người sử dụng lao động, tiền lương của bạn liên quan đến cách bạn mang lại lợi ích cho họ chứ không phải nhu cầu của bạn.

8. Phản hồi với câu trả lời "Không"

Sếp của bạn có thể sẽ từ chối bạn. Bạn nên làm gì tiếp theo đây? Tất cả phụ thuộc vào những lý do sếp đưa ra cho bạn. Nếu đó là vì hiệu suất làm việc của bạn, bạn phải quyết định xem phản hồi đó của họ có hợp lệ hay không. Nếu đúng như vậy, hãy nghĩ về những thay đổi bạn có thể thực hiện để xoay chuyển tình thế. Nếu bạn kết luận rằng sếp của bạn chỉ đang bao biện và những lời chỉ trích của họ về hiệu suất của bạn là không có giá trị, bạn có thể muốn thay đổi công việc để bạn cảm thấy được đánh giá cao hơn.

Tìm hiểu xem liệu tình thế có thay đổi được hay không. Nếu bạn biết rằng đó là một điều khả thi, hãy yêu cầu sếp cam kết xem xét lại yêu cầu của bạn sau một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn có thể muốn có một cuộc trò chuyện khác trong lần đánh giá hiệu suất công việc tiếp theo. Khi đó, hãy đề nghị sếp giúp bạn đưa ra kế hoạch cho những việc bạn cần làm để cải thiện cơ hội được tăng lương vào thời điểm đó.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan