8 câu hỏi HR thường phỏng vấn các BA (Business Analyst)

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| 18 tháng 8 2021

| bởi CTW.vn

image
8 câu hỏi phỏng vấn vị trí BA

1. Theo Anh/ Chị, vai trò của một BA trong công ty là gì?

Đó là câu hỏi cơ bản nhất mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có thể hỏi bạn. Hãy khéo léo giải thích rằng BA là người liên lạc/liên kết giữa các phòng nhóm khác nhau trong công ty. Với vai trò là một BA, bạn sẽ giúp công ty cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn, và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn.

2. Tại sao bạn thấy bản thân phù hợp với vị trí BA trong công ty chúng tôi?

Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn đánh giá sự hiểu biết của bạn về vai trò công việc và xem liệu bạn có phù hợp với kỳ vọng của công ty hay không.

Bạn có thể trả lời bằng hai vế chính:

  • Đầu tiên, hãy tập trung vào thế mạnh học vấn của bạn bằng cách nêu rõ các môn học liên quan đến công việc. Cụ thể là những lý thuyết, phương pháp và cách xử lý tình huống bạn học được trong môn học đó giúp ích gì cho yêu cầu công việc hiện tại.
  • Thứ hai, hãy chứng minh bằng kinh nghiệm, thái độ và kỹ năng của bạn. Bạn nên đưa ra những kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu biết bạn đã thực hành trước đây có liên quan mật thiết tới công việc yêu cầu của công ty. Đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng phát triển thông qua những kỹ năng làm việc của cá nhân bạn.

3. Anh/ Chị hãy liệt kê một số kỹ năng và công cụ mà một BA thường sử dụng.

Bạn nên trả lời câu hỏi này bằng cách kết hợp các công cụ/ kỹ năng tech và non-tech.

  • Kỹ năng / công cụ tech: MS Office Suite, Google Documents, kiến ​​thức cơ sở dữ liệu, hệ thống ERP, SQL, v.v.
  • Kỹ năng non-tech: Tài liệu, gợi ý yêu cầu, quản lý quy trình kinh doanh, v.v.

Mẹo: Bạn có thể điều chỉnh câu trả lời của mình để làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn.

4. Anh/ Chị sẽ làm việc với một stakeholder khó tính như thế nào?

Câu hỏi này đánh giá liệu bạn có thể điều hướng thành công các tương tác với nhiều bên liên quan khác nhau hay không. Bạn có thể sử dụng khung trả lời phỏng vấn STAR như sau:

  • Tình huống: Giải thích ngắn gọn vấn đề bạn đang giải quyết theo cách tích cực, mang tính xây dựng.
  • Nhiệm vụ: Giải thích vai trò của bạn trong tình huống.
  • Hành động: Giải thích những gì bạn đã làm để giải quyết tình huống.
  • Kết quả: Trình bày kết quả làm việc của bạn đã dẫn đến tác động tích cực như thế nào đối với doanh nghiệp.

5. Anh/ Chị đã bao giờ gặp tình huống phải thuyết phục khách hàng làm khác với mục tiêu ban đầu chưa?

Trong câu trả lời của mình, bạn nên thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình thông qua việc xác định khó khăn tiềm ẩn của khách hàng để đề xuất cho họ giải pháp phù hợp hơn.

Ví dụ: "Một lần, tôi gặp một khách hàng đang tìm cách mở rộng dòng sản phẩm. Đồng thời, họ đang gặp khó khăn trong việc bán các dòng sản phẩm đã lên kệ. Tôi đã phân tích chi tiết chi tiết để cho họ biết lý do tại sao họ nên tập trung vào việc bán các dòng sản phẩm hiện tại thay vì đầu tư vào sản phẩm mới. Tôi đưa ra hai đề xuất để tăng doanh số bán hàng cho các lĩnh vực mà họ đã thành công. "

6. Theo Anh/ Chị, khía cạnh quan trọng nhất của một bài báo cáo phân tích là gì?

Là một BA, bạn nên hiểu tầm quan trọng và những hạn chế của báo cáo phân tích. Trong câu trả lời của bạn, hãy giải thích các tác động đo lường được bạn đã thực hiện với báo cáo phân tích ở công việc cũ.. Bạn cần cho các nhà tuyển dụng thấy kỹ năng tư duy và phân tích.

Ví dụ: "Mặc dù bản thân dữ liệu không thể giải quyết vấn đề, nhưng nó là công cụ giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Ngay cả khi một quyết định không tạo ra kết quả như bạn mong đợi, dữ liệu cho phép bạn học hỏi từ những kết quả đó để tiếp tục cải thiện. Khía cạnh quan trọng nhất của báo cáo phân tích là khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định dựa trên tình huống thực tế. Việc cố gắng đưa ra quyết định dựa trên những phỏng đoán hoặc giả định là sai lầm. Thay vào đó, hãy làm báo cáo phân tích để được cung cấp thông tin xác đáng cho bước tiếp theo: lên chiến lược và phương hướng cho dự án.

7. Hãy mô tả cách anh/chị tiếp cận một dự án.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng làm việc nhóm, quản lý dự án và kỹ năng tổ chức của bạn. Để trả lời, hãy giải thích các giai đoạn chung mà bạn lên kế hoạch cùng các đầu việc tiêu chuẩn mà bạn thường làm thay vì liệt kê các quy trình hoặc nhiệm vụ cụ thể mà người phỏng vấn có thể không biết. Tập trung vào trải nghiệm thực tế của bạn để mô tả các kỹ năng và cách bạn sử dụng chúng.

Ví dụ: Bạn có thể đề cập đến các nội dung cần phân phối như: kế hoạch truyền thông, cấu trúc phân tích công việc (WBS), kế hoạch quản lý yêu cầu và cách tiếp cận phân tích kinh doanh, bao gồm cả việc nó được định hướng theo kế hoạch hay theo hướng đổi mới, linh hoạt.

Ví dụ: “Trước tiên, tôi lắng nghe những gì khách hàng cần, chú ý đến những gì họ trình bày( mục tiêu của họ cho dự án). Sau đó, tôi xem xét sâu hơn dữ liệu để giúp họ đạt được mục tiêu hoặc thuyết phục họ thay đổi sang mục tiêu hiệu quả và hợp lý hơn. Tất nhiên, mọi dự án và mọi khách hàng đều yêu cầu những điều khác nhau, vì vậy tôi luôn đảm bảo xem xét tình huống cụ thể thay vì tự động áp đặt một giải pháp phù hợp cho tất cả. “

8. Kể tên hai sơ đồ mà anh/chị thường sử dụng để hỗ trợ công việc

Người phỏng vấn có thể hỏi câu hỏi này để xem bạn có quen thuộc với các tài liệu BA tiêu 
chuẩn và cách áp dụng chúng vào trường hợp của khách hàng. Ngay cả khi họ không trực tiếp hỏi về kinh nghiệm của bạn ở đây, việc cung cấp các kinh nghiệm 2 khả năng mang lại giá trị của bạn cho nhà tuyển dụng.

Ví dụ: "Hai sơ đồ tôi thường xuyên sử dụng là Activity Diagrams và Use Case Diagrams. Activity Diagrams chỉ rõ các hoạt động khác nhau ở các phòng ban khác nhau. Tôi sử dụng Activity Diagrams để xác định ai đang tương tác với hệ thống cũng như mục đích mà họ đạt được với hệ thống đó . Còn Use Case Diagrams rất hữu ích khi tôi cần hình dung các yêu cầu chức năng của một hệ thống nhất định. Để từ đó tôi có thể đưa ra các lựa chọn tối ưu khi thiết kế và tìm ra các ưu tiên."

Cơ hội việc làm BA (Business Analyst)
image
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
  • Ms. Mai Meo. Việc làm BA (Business Analyst). "8 câu hỏi HR thường phỏng vấn các BA." Truy cập: 18/08/2021.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan