Kinh nghiệm hay Trình độ học vấn: Đâu mới là thứ mang lại cho bạn giá trị khi bước vào thị trường việc làm?

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| 29 tháng 1 2022

| bởi CTW.vn

image

Khi chuẩn bị resume, bạn cần làm nổi bật trình độ học vấn và kinh nghiệm có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Mục đích của hồ sơ này là để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí họ cần. Khi xác định những thông tin cần đưa vào, việc tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng quan tâm ở một ứng viên sẽ rất có ích. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các giá trị khác nhau của “kinh nghiệm” và “học vấn” và cách đưa hai phần này lên resume.

Tại sao kinh nghiệm và học vấn lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm việc?

Bởi vì chúng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho vị trí họ đang tuyển dụng. Kinh nghiệm chỉ ra rằng bạn đã từng làm những công việc tương tự. Việc dẫn ra kinh nghiệm trong resume cũng chứng tỏ những công việc trước đây đã cho bạn cơ hội để phát triển nhiều kỹ năng quan trọng.

Trình độ học vấn quan trọng là vì một số ngành nghề nhất định đòi hỏi bạn phải có một bộ chứng chỉ tối thiểu để làm việc một cách an toàn hoặc hiệu quả. Ví dụ điển hình là các bác sĩ phải tốt nghiệp ngành y và đáp ứng các yêu cầu về giấy phép của họ. Những thông tin này chứng minh rằng người bác sĩ đã được đào tạo và có đủ kiến ​​thức khoa học để điều trị cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cam kết với sự nghiệp của mình.

Kinh nghiệm và học vấn: Những giá trị khác nhau tại nơi làm việc

Là một ứng viên, điều quan trọng là phải nắm bắt được giá trị của kinh nghiệm và học vấn tại nơi làm việc. Hãy tìm hiểu những so sánh và khác biệt giữa chúng:

Tăng lương

Mặc dù cả kinh nghiệm và học vấn đều có thể giúp bạn tìm được những công việc được trả lương cao hơn, nhưng cả hai đều thể hiện giá trị theo những cách khác nhau. Kinh nghiệm có thể giúp bạn tìm được các vị trí từ cấp trung bình đến cao, vì các nhà tuyển dụng thường yêu cầu một lượng kinh nghiệm chuyên môn phù hợp nhất định để đủ điều kiện cho những vai trò này, họ có xu hướng trả lương cao hơn các vị trí cấp thấp. Việc học thêm có thể giúp bạn được trả mức lương cao hơn. Ví dụ, các học khu có xu hướng trả lương cao hơn cho những giáo viên có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

Phát triển kỹ năng

Kinh nghiệm và trình độ học vấn có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc. Mặc dù bạn có thể học nhiều kỹ năng từ thời còn đi học, nhưng nhiều công việc có thể đòi hỏi phải tham gia đào tạo tại chỗ để phát triển nhiều hơn. Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng muốn thuê một người quản lý, họ có thể sẽ tìm một ứng viên có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, mặc dù sở hữu bằng cấp về quản lý cũng có thể giúp bạn đủ tiêu chuẩn cho một vị trí như vậy.

Sự cạnh tranh

Nếu muốn trở thành một ứng viên sáng giá, có lẽ bạn sẽ cần có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn những ứng viên khác. Thông thường, mọi người chọn lấy bằng cấp hoặc chứng chỉ bổ sung để tạo sự khác biệt với các ứng viên khác. Mặc dù chứng chỉ liên quan đến học vấn có thể giúp bạn tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn, nhưng làm nổi bật một cách hiệu quả những kinh nghiệm liên quan cũng rất hữu ích.

Cách dẫn các kinh nghiệm vào resume

Cách dẫn các kinh nghiệm vào resume

1. Đọc qua mô tả công việc

Điều này có thể giúp bạn xác định được đâu là những kinh nghiệm chuyên môn cần đưa vào resume. Cố gắng điều chỉnh resume cho phù hợp với từng vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy đưa vào những kinh nghiệm cho thấy bạn có kỹ năng và năng lực phù hợp cho từng công việc. Thay vì sử dụng cùng một form y đúc cho tất cả các hồ sơ ứng tuyển, hãy lưu ý đến từng chi tiết bạn đưa vào mỗi hồ sơ của mình. Việc dành thêm thời gian để thay đổi các chi tiết như “từ khóa” và “thành tựu” có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Liệt kê theo thứ tự thời gian đảo ngược

Dẫn những kinh nghiệm công việc gần đây nhất của bạn ra trước tiên. Format này giúp resume của bạn dễ được quét hơn, hãy ưu tiên những kinh nghiệm liên quan trước tiên. Khi thêm từng kinh nghiệm chuyên môn, hãy đảm bảo bạn nêu đầy đủ chức danh công việc, tên công ty, thời gian làm việc và nơi bạn đã làm việc. Tất cả các thông tin này đều hữu ích khi nhà tuyển dụng xem xét qua thông tin ứng tuyển của bạn.

3. Sử dụng dấu đầu dòng để định dạng tốt hơn

Thay vì viết một đoạn văn khá dài dưới mỗi một kinh nghiệm chuyên môn, hãy thu hẹp các nhiệm vụ và thành tựu quan trọng nhất thành 3 - 5 gạch đầu dòng. Luôn bắt đầu bằng những kinh nghiệm có liên quan hoặc đáng chú ý nhất khi chọn thứ tự các gạch đầu dòng. Cùng với việc chia sẻ thông tin định tính, hãy kết hợp các dữ kiện và số liệu định lượng vào các gạch đầu dòng của bạn. Việc sử dụng số liệu và tỷ lệ phần trăm sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã góp phần xây dựng công ty cũ của mình phát triển như thế nào cũng như quy mô của những gì bạn làm trong các vai trò trước đây.

4. Nhấn mạnh giá trị mà bạn mang lại

Cùng với việc liệt kê một số nhiệm vụ chính của mình, bạn cũng cần chứng minh bạn đã làm tăng giá trị cho các đội nhóm trước đây. Phần kinh nghiệm cũng sẽ cho biết bạn đã tìm thấy kiểu thành công nào trong các vai trò trước. Thậm chí, bạn còn có thể giới thiệu về những kỹ năng cụ thể đã giúp bạn đạt được những thành tựu này.

Cách liệt kê trình độ học vấn trong resume

1. Xác định vị trí 

Định dạng resume có thể khác nhau dựa trên mục tiêu nghề nghiệp và mức độ kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn đang còn đi học hoặc mới ra trường, có thể bạn sẽ muốn đặt trình độ học vấn của mình lên vị trí đầu của resume. Cách này sẽ hữu ích nếu kinh nghiệm chuyên môn của bạn còn hạn chế. Khi có thêm kinh nghiệm chuyên môn, bạn có thể thuyên chuyển phần học vấn xuống cuối resume.

2. Bắt đầu với bằng cấp gần đây nhất

Dẫn ra trình độ học vấn theo thứ tự thời gian ngược, vì bằng cấp gần đây nhất sẽ là thông tin quan trọng nhất để nhà tuyển dụng tìm hiểu về bạn. Nếu bạn còn là một sinh viên đại học, bạn có thể bao gồm trình độ học vấn trung học của mình cùng với điểm trung bình nếu đó là điều bạn muốn làm nổi bật. Sau khi ra trường, bạn có thể bỏ kinh nghiệm trung học ra khỏi hồ sơ ứng tuyển. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào những vị trí không đòi hỏi bằng cấp, hãy đảm bảo rằng bạn luôn dẫn ra kinh nghiệm giáo dục thời cấp 2/cấp 3 của mình.

3. Các chứng chỉ hoặc phát triển nghề nghiệp

Phần học vấn của bạn sẽ bao gồm bất kỳ chứng chỉ hoặc chương trình phát triển nghề nghiệp nào mà bạn đã hoàn thành. Việc dẫn vào những kinh nghiệm này có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt với các ứng viên khác. Có thêm chứng chỉ cho thấy bạn quan tâm đến việc mở rộng kiến ​​thức chuyên môn, kiến thức liên quan bổ trợ đắc lực cho công việc cũng như là một người sẵn sàng học hỏi suốt đời. Đối với một số nghề nghiệp nhất định, những thông tin xác thực này cũng cho thấy bạn thường xuyên cập nhật các yêu cầu về trình độ học vấn.

4. Làm nổi bật GPA và danh hiệu

Học sinh tốt nghiệp trung học và đại học có thể dẫn vào điểm GPA của họ cùng với bất kỳ danh hiệu học tập nào mà họ đạt được. Việc làm này rất hữu ích nếu bạn lần đầu ứng tuyển ngay cả khi đó là công việc bán thời gian hay thực tập thời sinh viên. Bạn có thể lược bỏ GPA của mình khi đã có thêm một số kinh nghiệm chuyên môn.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan