Full Stack là một thuật ngữ được dùng để chỉ những lập trình viên đa năng. Họ là những người có thể thực hiện công việc của một lập trình viên Back-End ở phía máy chủ, cũng như có thể thành thạo công việc của một Front-End trong việc kiểm soát sự hiển thị các nội dung của trang web.
Các Full Stack có kiến thức tổng hợp cả về Back-End và Front-End, họ nắm vững các khái niệm và các best practices. Vì vậy họ hoàn toàn có khả năng code mọi thành phần trong hệ thống của một website. Mặc dù Full Stack có thể hoàn thành tốt công việc của Back-End và Front-End nhưng họ không nhất thiết phải thông thạo mọi thứ về Back-End và Front-End như một Back-End hay Front-End chuyên nghiệp. Thay vào đó, Full Stack cần linh động trong công việc, có khả năng học hỏi tốt và có thể ứng dụng một cách nhanh chóng những gì vừa học được.
Nhờ có sự hiểu biết rộng về các thành phần khác nhau trong hệ thống của một website và cách những thành phần đó tương tác với nhau mà Full Stack có thể hiểu rõ điều gì đang xảy ra khi xây dựng một trang web hay ứng dụng. Từ đó họ có thể kết hợp chúng lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong lĩnh vực lập trình, Full Stack được xem là những chuyên gia toàn diện và có tay nghề cao. Họ am hiểu nhiều loại công nghệ và ngôn ngữ lập trình khác nhau. Đồng thời họ cũng biết cách xử lý mọi việc, từ quản lý dự án đến cài đặt hệ thống máy chủ. Nói chung họ là những lập trình viên đa nhiệm, tự bản thân họ có thể xử lý toàn bộ quá trình tạo ra một trang web hay ứng dụng.
Với vốn kiến thức sâu rộng, Full Stack có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ được xem là những người giỏi toàn diện và là vị trí mà các công ty startup hoặc công ty có nguồn lực giới hạn săn đón.
Nếu muốn theo đuổi con đường trở thành một Full Stack thì bạn cần biết rằng đây là một hành trình đầy thử thách. Tuy nhiên, kết quả nhận được chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Full Stack Developer hay còn được gọi tắt là FSD quen thuộc với tất cả các khía cạnh trong lĩnh vực lập trình. Họ có kiến thức tổng quan về mạng, database, API, Security, User Interface,…Họ có thể đảm nhận hầu hết công việc của Back-End và Front-End mà không cần thiết phải thông thạo tất cả các công nghệ về Back-End và Front-End. Công việc của một Full Stack Developer thường bao gồm những nhiệm vụ sau đây:
Nhìn chung lượng công việc của Full Stack Developer tương đối lớn. Do đó họ thường phải làm thêm giờ và phải chịu áp lực công việc rất cao. Để có thể đảm bảo hiệu suất công việc tốt nhất Full Stack Developer cần chăm lo sức khỏe thật tốt và phải dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nếu không họ không thể làm công việc này lâu dài được.
Tóm lại cơ hội việc làm Full Stack vô cùng rộng mở. Mặc dù không giỏi tất cả các khía cạnh của lập trình nhưng với kiến thức sâu rộng, Full Stack sẽ có rất nhiều lợi thế để thăng tiến trong sự nghiệp.
Chia sẻ bởi CanThoWork
Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây
Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực: