Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn việc làm với một Tập đoàn lớn

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 11 09 2021

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image
Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến

Tập đoàn lớn hoặc các tổ chức quốc tế thường sử dụng các câu hỏi phỏng vấn hành vi để hiểu hơn về kinh nghiệm trước đây của ứng viên. Những câu hỏi này thường bắt đầu bằng những cụm từ như "Hãy kể về thời điểm khi ..." ("Tell me about a time when...") hoặc "Minh họa về thời điểm bạn ..." ("Provide me with an example of when you..."). 

Các câu hỏi phỏng vấn việc làm phổ biến do các Tập đoàn lớn có thể phân vào 4 nhóm chính:

Nhóm 1: Các câu hỏi về Kỹ năng / Kiến thức

Nhà tuyển dụng cần tìm kiếm bằng chứng về các kỹ năng và kiến ​​thức mà bạn sở hữu và có thể ứng dụng để thực hiện thành công các yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

Mẫu câu hỏi về Kỹ năng / Kiến thức:

  • Hãy chia sẻ khoảng thời gian bạn quản lý một dự án mang tính quốc tế hay toàn cầu. Mô tả dự án và cách bạn đã đóng góp vào thành công của dự án đó. (Please share a time when you managed a global project. Describe the project and how you contributed to its success.)
  • Hãy kể về khoảng thời gian mà bạn đã điều chỉnh phong cách lãnh đạo của bản thân để làm việc hiệu quả với một nhóm mới. Bạn đã làm gì để chứng minh rằng bản thân là một người lãnh đạo cũng như nhận được sự hỗ trợ từ nhóm? (Tell me about a time when you adapted your leadership style to work effectively with a new team. What did you do to establish yourself as a leader and gain support from the team?)
  • Hãy trình bày cách bạn phát triển kiến ​​thức hoặc kỹ năng ở mảng tìm nguồn / Excel / JavaScript / Mã hóa, v.v. (Walk me through how you developed your knowledge or skill in… (Sourcing, Excel, JavaScript, Coding, etc.).
Nhóm 2: 3C

3C là những hành vi lãnh đạo mà các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng: 

1. Hợp tác (Collaboration)

Hợp tác có nghĩa là cùng nhau mạnh mẽ hơn. Để chiến thắng với tư cách là một đội cần các cuộc đối thoại cởi mở và thẳng thắn và tin tưởng vào khả năng và năng lực của nhau.

  • Câu hỏi đánh giá đóng góp cá nhân:
    • Chia sẻ khoảng thời gian bạn học được từ thất bại. (Share a time when you learned from failure.)
    • Hãy kể về lần bạn phải chống lại lối suy nghĩ thông thường để tạo nên đột phá. (Tell me about a time when you had to challenge conventional thinking.)
  • Câu hỏi đánh giá vai trò quản lý:
    • Hãy kể về một lần bạn khuyến khích nhóm của bạn khám phá những ý tưởng hoặc cơ hội mới. (Tell me about a time you encouraged your team to explore new ideas or opportunities.)
    • Mô tả khoảng thời gian bạn tạo ra một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái và chân thực. (Describe a time when you created an environment where people felt comfortable and authentic.)

2. Tự tin (Confidence)

Tự tin có nghĩa là thừa nhận rằng chúng ta không có tất cả các câu trả lời. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thử những điều mới. Nếu chúng ta thất bại, thì đây là một phần trong quá trình học tập vì thất bại vẫn giúp chúng ta tiến bộ.

  • Câu hỏi đánh giá đóng góp cá nhân:
    • Mô tả thời điểm bạn yêu cầu ý kiến của người khác để giúp bạn cải thiện công việc. (Describe a time when you requested others' perspectives to help you in your job.)
    • Hãy kể về khoảng thời gian bạn phát triển mối quan hệ với những người không cùng đội nhóm / phòng ban. (Tell me about a time when you developed relationships with people not on your team.)
  • Câu hỏi đánh giá vai trò quản lý:
    • Mô tả thời điểm bạn kết nối mục tiêu của nhóm dự án hoặc phòng ban của bạn với tầm nhìn và chiến lược của cả tổ chức. (Describe a time when you connected your team's goals to an organization's vision and strategy.)
    • Hãy kể về khoảng thời gian bạn cởi mở với những thử thách về tư duy từ người khác? (Tell us about a time when you welcomed others to challenge your thinking?)

3. Sáng tạo (Creativity)

Sáng tạo có nghĩa là cởi mở với những ý tưởng mới và thách thức tư duy thông thường.

  • Câu hỏi đánh giá đóng góp cá nhân:
    • Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn nhận trách nhiệm cho một sai lầm hoặc một bước lùi. (Tell me about a time when you took responsibility for a mistake or a setback.)
    • Chia sẻ một ví dụ về cách bạn xác định các kỹ năng hoặc khả năng bạn muốn hoặc cần phát triển? (Share an example of how you identified skills or abilities you wanted or needed to develop?)
  • Câu hỏi đánh giá vai trò quản lý:
    • Mô tả khoảng thời gian bạn đã giúp nhóm của mình khôi phục sau thất bại. (Describe a time when you helped your team recover from a setback.)
    • Chia sẻ một ví dụ về thời điểm bạn tích cực giảng dạy và giúp đỡ người khác học hỏi và phát triển. (Share an example of when you actively taught and helped others learn and grow.)
Nhóm 3: Thành tích / Thành tựu

Nhà tuyển dụng cần phải được chứng minh và thuyết phục rằng bạn có thể mang lại kết quả có thể đo lường hoặc phù hợp với mức độ mà nhà tuyển dụng mong đợi ở vị trí tuyển dụng.

Mẫu câu hỏi về thành tích:

  • Mô tả thành tích chuyên môn quan trọng nhất của bạn và lý do tại sao bạn đạt được thành công đó. (Describe your most important professional accomplishment and why it was successful.)
  • Mô tả vị trí công việc trước đây mà bạn đạt được nhiều thành công nhất. Bạn đã làm gì để trở nên thành công ở vị trí công việc đó? (Describe the role where you enjoyed the most success. What did you do to become successful?)
  • Cho ví dụ về mục tiêu quan trọng mà bạn đã đặt ra và cách bạn đã hoàn thành mục tiêu đó. (Provide an example of an important goal you set and how you accomplished that goal.)
Nhóm 4: Động lực / Động cơ

Mục tiêu của nhà tuyển dụng là hiểu được điều gì thúc đẩy ứng viên theo đuổi một công việc cụ thể tại công ty và công việc này kết nối với mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên như thế nào.

Mẫu câu hỏi về động lực:

  • Mô tả môi trường làm việc hoặc văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy bạn nhiều nhất. (Describe the work environment or culture that motivates you most.)
  • Hãy kể về khoảng thời gian bạn tràn đầy nhiệt huyết và cách bạn truyền cảm hứng cho những người khác. (Tell me about a time you were highly motivated and how your example inspired others.)
  • Đâu là các yếu tố thúc đẩy bạn ứng tuyển cho vị trí công việc này? (What were some of the motivating factors that led you to apply for this particular job?)
Nguồn bài viết
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết cùng chủ đề
Bài viết liên quan