Chiến lược ứng tuyển để được tuyển dụng

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 11 29 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Thực hiện thành công một cuộc phỏng vấn không chỉ là một môn khoa học mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo cùng với khả năng tự nhiên trong phòng phỏng vấn. Bạn cũng cần phải thoải mái và tự tin khi thảo luận về lý do tại sao bạn là người phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.

Phỏng vấn là một kỹ năng tự thân, trong đó khả năng tương tác với người phỏng vấn và nói rõ suy nghĩ của bản thân là những nhân tố quan trọng không kém các bằng cấp và kỹ năng được liệt kê trong CV hay sơ yếu lý lịch của bạn. Dưới đây là danh sách các kỹ năng phỏng vấn có thể giúp bạn trúng tuyển.

Chuẩn bị phỏng vấn

Chuẩn bị một cách sơ sài sẽ chẳng mang lại điều gì đáng giá. Không chỉ người phỏng vấn sẽ nhìn thấy sự thiếu chuẩn bị đó ngay lập tức, mà câu trả lời (và sự tự tin) của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không được chuẩn bị đúng cách. Bạn nên dành ít nhất một tiếng để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

Dưới đây là một mẫu bài tập chuẩn bị trong 60 phút:

  • 5 phút đọc lại và phân tích mô tả công việc, tập trung vào các yêu cầu và trách nhiệm chủ chốt để điều chỉnh câu trả lời của bạn hướng vào các khía cạnh quan trọng nhất của công việc.
  • 5 phút đọc lại CV, sơ yếu lý lịch và thư ứng tuyển của bạn để xem lại cách bạn đã tự giới thiệu bản thân ngay từ đầu.
  • 15 phút nghiên cứu các câu hỏi phỏng vấn tiềm năng và cụ thể về vị trí cũng như ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển.
  • 20 phút thực hành trả lời những câu hỏi tiềm năng này và nhớ lại các minh chứng cụ thể từ kinh nghiệm làm việc của bạn, chẳng hạn như những thành tựu lớn, thách thức hoặc cột mốc quan trọng như những nhân tố hỗ trợ, củng cố phản ứng của bạn đối với các câu hỏi phỏng vấn tình huốnghành vi.
  • 15 phút nghiên cứu về công ty, xem qua lịch sử, sứ mệnh và giá trị cũng như các dự án gần đây của công ty.

Thật vậy, thực hành giúp mọi việc hoàn hảo hơn (“Có công mài sắt có ngày nên kim”). Ngoài việc tự thực hành các bước này, hãy nhờ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình đóng vai người phỏng vấn để bạn có thể quen với việc trả lời các câu hỏi trong khoảng thời gian thực.

Có mặt đúng giờ

Có rất ít lời bào chữa (nếu có) cho việc đến muộn. Hãy làm bất cứ điều gì bạn cần để đến nơi từ 10 đến 15 phút trước thời gian phỏng vấn, như lên kế hoạch sẵn cho trang phục và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết vào tối hôm trước, đặt 5 cái báo thức, nhờ một người bạn gọi dậy, hoặc rời khỏi nhà từ rất sớm để phòng ngừa trường hợp bị kẹt xe.

Hãy nghĩ kỹ trước khi nói

Một câu trả lời được suy nghĩ kỹ càng bao giờ cũng tốt hơn một câu trả lời vội vàng.

Tất nhiên là bạn sẽ không muốn ngồi im lặng đến năm phút để suy nghĩ câu trả lời đâu, nhưng dành vài giây để suy nghĩ trước khi nói là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Tránh “ừm” và “ờ” nhiều lần hay lặp lại câu hỏi của người phỏng vấn để  kéo dài thời giansuy nghĩ bằng cách sử dụng các câu như “Đó là một câu hỏi rất thú vị!” (“That’s an interesting question!”) hay là, “Tôi thực sự vừa nghĩ về điều đó khi đọc một bài báo có chủ đề tương tự và…” (“I was actually just thinking about that when I read an article on a similar topic, and…”)

Nếu bạn thực sự thấy bối rối, bạn có thể nói, “Thật là một câu hỏi hay. Tôi thực sự chưa bao giờ được hỏi điều này trước đây; hãy cho tôi vài giây để suy nghĩ về nó. ” (“What a great question. I’ve actually never been asked this before; let me just take a second to think about this.”). Cuối cùng, hãy chuẩn bị và biết bản thân cần phải làm gì nếu thực sự không thể trả lời một câu hỏi.

Nói rõ ràng, chặt chẽ và điềm tĩnh

Các dây thần kinh có thể giúp bạn nói rất nhanh, và mong muốn đơn giản để truyền đạt càng nhiều thông tin có giá trị về bản thân càng tốt cũng vậy. Tuy nhiên, việc nói quá nhanh có thể khiến bạn trông như đang vội vã, bối rối hoặc thậm chí là lo lắng. Hãy cố gắng chậm lại và nói một cách bình tĩnh, rõ ràng. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh bị căng thẳng khi phỏng vấn.

Tuy nhiên, việc nói quá nhanh có thể khiến bạn trông như đang vội vã, bối rối hoặc thậm chí là lo lắng. Hãy cố gắng chậm lại và nói một cách bình tĩnh, rõ ràng. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh bị căng thẳng khi phỏng vấn.

Hãy tự tin, chứ đừng tự kiêu

Mặc dù bạn nên trang bị khả năng sẵn sàng quảng bá hình ảnh, kinh nghiệm và thành tích của bản thân, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không cố tỏ ra kiêu ngạo,  ái kỷ hoặc tự cao. Bất kể bạn làm công việc trước đây tốt thế nào, bạn cũng sẽ gặp vô số trở ngại nếu bạn thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ, emotional intelligence) để làm việc nhóm hay hòa hợp với người quản lý, đồng nghiệp hoặc khách hàng.

Hãy tập trung thể hiện ý thức tự tin một cách tử tế và hài hòa, đồng thời khi bạn thảo luận về thành tích của bản thân, hãy chắc rằng bạn cũng sẽ ghi nhận công lao của những người xứng đáng để cho thấy rằng bạn là một thành viên của đội nhóm.

Thực sự lắng nghe

Bất cứ ai cũng có thể gật đầu, mỉm cười và nói "Đúng rồi" hoặc "Chính xác" nhiều lần, nhưng bao nhiêu người đang thực sự lắng nghe?

Các cuộc phỏng vấn đặc biệt phức tạp vì bạn cần phải lắng nghe câu hỏi của người phỏng vấn trong khi chuẩn bị tinh thần cho câu trả lời.

Tuy nhiên, nếu bạn không lắng nghe tốt ngay từ đầu, bạn có thể bỏ lỡ toàn bộ ý chính của câu hỏi và kết quả là trả lời lạc đề.

Hãy ‘sống ở hiện tại’ và đừng để bản thân mất tập trung, ngay cả khi bạn có cảm giác như người phỏng vấn đang nói thao thao bất tuyệt. Sự chuẩn bị sẽ giúp ích rất nhiều (để bạn có sẵn ý để thảo luận và không phải đợi đến nơi phỏng vấn mới nghĩ ra tất cả), nhưng kỹ năng lắng nghe và khả năng tập trung tốt chính là chìa khóa.

Thể hiện sự lạc quan, bằng cả lời nói và ngôn ngữ hình thể của bạn

Không công ty nào muốn thuê một người có thái độ không tốt. Cho dù hoàn cảnh của bạn có khó khăn đến đâu, đừng mang theo bất kỳ gánh nặng quá khứ nào vào phòng phỏng vấn. Điều này có nghĩa là bạn không nên nói xấu người quản lý cũ hoặc bất kỳ công ty nào khác mà bạn đã cộng tác và đừng phàn nàn về hoàn cảnh cá nhân của bạn.

Hãy tự nhiên, bày tỏ quan điểm phù hợp bằng góc nhìn lạc quan. Ví dụ, nếu bạn phải nói về một tình huống khó khăn, bạn nên đề cập đến cách bạn có thể đã giúp giải quyết nó và những gì bạn học được khiến bạn trở thành một nhân viên tốt hơn. 

Hãy nhớ rằng ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng quan trọng như lời nói của bạn. Hãy bước vào phòng với nụ cười trên môi, chủ động bắt tay và ngồi thẳng vào bàn, hơi nghiêng người về phía trước để gắn kết với cuộc trò chuyện.

Thể hiện sự quan tâm, không được tuyệt vọng

Đôi khi,  việc xem cuộc phỏng vấn như một buổi hẹn hò (chuyên nghiệp) đầu tiên có thể hữu ích. Một bầu không khí dửng dưng, thờ ơ hoặc đơn điệu có thể sẽ khiến người phỏng vấn mất kiên nhẫn, đồng thời cuộc phỏng vấn cũng trở nên bế tắc.

 Bất kể bạn muốn hay cần công việc đó như thế nào, hãy tiết chế các biểu hiện tuyệt vọng; nài nỉ hay năn nỉ không nên có trong phỏng vấn việc làm.

Điều quan trọng là thể hiện sự quan tâm thực sự đến vị trí công việc và công ty cũng như niềm đam mê đối với công việc bạn làm. Hãy nhớ rằng bạn là một tài sản quý giá với tư cách là một nhân viên.

Nên biết nhiều hơn là chỉ một bài giới thiệu ngắn về bản thân

Mặc dù bạn có thể đưa ra một bài phát biểu ngắn gọn trong đó bạn tự giới thiệu , tóm tắt kinh nghiệm và quảng bá tài sản nghề nghiệp có giá trị nhất của bạn, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái khi nói về bản thân hơn thế nữa. Hãy biết cách đề cập cả điểm mạnh lẫn điểm yếu, làm nổi bật những phẩm chất và kỹ năng tốt nhất của bạn, cũng như đưa ra hướng đi tích cực về các khía cạnh mà bạn cần cải thiện.

Hãy biết cách đề cập cả điểm mạnh lẫn điểm yếu, làm nổi bật những phẩm chất và kỹ năng tốt nhất của bạn, cũng như đưa ra hướng đi tích cực về các khía cạnh mà bạn cần cải thiện.

Bạn cũng nên kiểm soát cuộc trò chuyện ở mức độ nào đó. Ví dụ, nếu một người phỏng vấn cố gắng thử thách bạn bằng một câu hỏi khó như, "Bạn đã bao giờ có trải nghiệm tồi tệ với nhà tuyển dụng chưa?" hoặc “Kể cho tôi nghe về một lần đồng nghiệp không hài lòng với bạn,” bạn nên trả lời câu hỏi của họ bằng việc chuyển câu trả lời sang hướng tích cực: một ý tưởng hoặc ví dụ cho thấy bạn đã học hỏi được hoặc trưởng thành như thế nào từ tình huống đó. Bạn cũng nên chuẩn bị những câu hỏi cho riêng bạn để đặt ra cho người phỏng vấn.

Bày tỏ lòng biết ơn

Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc nói "Cảm ơn". Ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn những người phỏng vấn đã dành thời gian và tạo cơ hội để bạn được tìm hiểu thêm về vị trí công việc này. Khi về đến nhà, bạn nên gửi kèm theo thư điện tử (email) cảm ơn. Nếu không, người phỏng vấn có thể coi sự im lặng của bạn như một dấu hiệu cho thấy bạn không thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển.

Bài học rút ra

Thực hành giúp mọi thứ hoàn hảo hơn ("Có công mài sắt, có ngảy nên kim")

Hãy dành thời gian để thực hành cách trả lời của bạn cho những câu hỏi phỏng vấn phổ biến và thường gặp nhất.

Chuẩn bị trước

Các cuộc phỏng vấn sẽ bớt căng thẳng hơn nếu bạn chuẩn bị trước và chọn được thứ bạn sẽ mặc cũng như nơi bạn cần đến.

Giữ liên hệ là quan trọng

Luôn gợi nhắc và theo sát (follow-up) sau cuộc phỏng vấn việc làm bằng thư điện tử (email) hoặc lời nhắn cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan