Gợi nhắc và theo sát (follow up) sau phỏng vấn việc làm

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 11 12 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Bạn đã tham dự một cuộc phỏng vấn, đã gửi một lá thư cảm ơn chu đáo và tự tin rằng mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhà tuyển dụng cho biết rằng sẽ liên hệ lại với bạn sau một tuần. Nhưng đã gần hai tuần trôi qua và bạn vẫn chưa nhận được phản hồi gì từ họ. Bạn cần phải làm gì?

Hôm nay bạn sẽ gợi nhắc và theo sát (follow up) mọi nhà tuyển dụng nào chưa phản hồi kết quả tuyển dụng cho bạn. Có nhiều lý do khiến nhà quản lý tuyển dụng có thể không liên hệ lại với bạn. Việc liên hệ và xem họ hiện đang thực hiện đến giai đoạn nào của quá trình tuyển dụng là hoàn toàn chính đáng.

Tại sao cần phải gợi nhắc và theo sát (follow up)

Khi thực hiện đúng cách, việc gợi nhắc và theo sát (follow up) không chỉ giúp bạn có được câu trả lời cần thiết mà còn có thể nhắc nhở nhà tuyển dụng lý do tại sao bạn là một ứng viên mạnh. Nó cũng có thể được sử dụng để củng cố sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển và năng lực của bạn trong việc gợi nhắc và theo sát chu trình. Dưới đây là các chiến lược về thời điểm và cách thức liên hệ với nhà tuyển dụng.

Khi nào thì tiến hành gợi nhắc và theo sát (follow up)?

Trong các cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng hỏi nhà tuyển dụng khi nào họ nghĩ rằng họ sẽ có thể liên lạc lại với bạn với câu trả lời. Nếu bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng vào ngày hôm đó, hãy đợi thêm một vài ngày nữa rồi hãy liên hệ. Nếu bạn không biết khi nào nhà tuyển dụng sẽ liên hệ lại cho bạn, hãy gợi nhắc và theo sát (follow up) sau một hoặc hai tuần.

Đúng là bạn có thể sẽ làm phiền các nhà tuyển dụng vốn cực kỳ bận rộn, những người chỉ đơn giản là không có thời gian để hoàn thành quá trình tuyển dụng. Tùy thuộc vào quy mô của công ty và nhóm ứng viên ứng tuyển, có thể mất vài tuần trước khi nhà quản lý tuyển dụng (người quản lý có nhu cầu tuyển dụng) có thể thu hẹp quy trình đến giai đoạn tiếp theo – lên lịch cho cuộc phỏng vấn thứ hai.

Với một thông điệp gợi nhắc và theo sát (follow up) ngắn gọn, tích cực, bạn thực sự có thể nhắc nhở nhà tuyển dụng về sự chuyên nghiệp và kỹ năng giao tiếp cũng như sự quan tâm của bạn đối với công việc. Nếu bạn phỏng vấn từ sớm trong quá trình này, nó có thể là lợi thế tang thêm là thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng lần nữa về chứng chỉ, bằng cấp và năng khiếu độc đáo của bạn cho vị trí ứng tuyển. Các ứng viên được xem xét ở giai đoạn sau trong quá trình này cũng được hưởng lợi, bằng cách giữ cho kinh nghiệm và kỹ năng của họ luôn “tươi mới” trong tâm trí nhà tuyển dụng.

Gợi nhắc và theo sát (follow up) như thế nào?

Có một số cách để gợi nhắc và theo sát (follow up) nhà tuyển dụng. Cách tốt nhất để liên hệ là qua điện thoại hoặc thư điện tử (email). Nếu bạn gọi cho nhà quản lý tuyển dụng (người quản lý có nhu cầu tuyển dụng), hãy cân nhắc viết trước một bản thảo những điều bạn sẽ nói. Điều này mang lại cho bạn cơ hội ghi lại một vài lưu ý để giữ cho bạn đi đúng hướng, đúng trọng điểm, và đảm bảo rằng bạn sẽ đề cập đến bất kỳ thông tin bổ sung nào mà bạn muốn chia sẻ.

Một lần nữa, giọng điệu của bạn phải tích cực, ngắn gọn và thân thiện. Nhắc nhà tuyển dụng về sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển đó và chỉ cần hỏi xem họ đang ở đâu trong quá trình tuyển dụng ("Anh / chị nói rằng có thể sẽ đưa ra quyết định vào Thứ Hai nên tôi chỉ muốn liên hệ để biết quá trình cân nhắc hồ sơ của tôi đang diễn ra tới đâu?").

Bạn cũng có thể hỏi xem công ty có cần tài liệu nào khác từ bạn hay không. Nếu bạn và nhà tuyển dụng kết nối ở bất kỳ cấp độ nào hoặc đã có một cuộc trò chuyện thú vị, bạn cũng có thể gợi nhắc câu chuyện một cách ngắn gọn (“Tôi đã đọc bài báo của New York Times về phương tiện kỹ thuật số như anh / chị đề xuất”). Cá nhân hóa thông điệp sẽ giúp nhà tuyển dụng nhớ đến bạn.

Bí quyết: Nếu bạn quyết định dung cách gọi điện thoại, hãy chọn thời gian mà bạn cho rằng họ sẽ ít bận rộn hơn trong ngày, để có thể tăng cơ hội nói chuyện thật sự với người phỏng vấn. Tránh gọi điện ngay sau khi ăn trưa hoặc vào cuối ngày.

Bạn cũng có thể gợi nhắc và theo sát (follow up) qua thư điện tử (email). Hãy giữ cho thư điện tử (email) của bạn ngắn gọn và thân thiện, cũng như một cuộc gọi điện thoại, hãy đề cập đến bất kỳ kết nối cá nhân nào mà bạn đã thực hiện để phân biệt bạn với các ứng viên khác.

Nếu bạn cảm thấy cuộc phỏng vấn diễn ra không suôn sẻ, bạn cũng có thể đề cập rằng bạn có các tài liệu khác mà bạn muốn gửi cho họ (đó có thể là một tài liệu tham khảo khác hoặc một mẫu sản phẩm tham khảo của bạn). Bạn cũng có thể bao gồm các tài liệu bổ sung dưới dạng tệp đính kèm.

Khi nào cần bỏ qua và tiếp tục quá trình tìm kiếm việc làm của bạn với đơn vị khác?

Nếu bạn để lại tin nhắn và không nhận được phản hồi sau một vài ngày, bạn có thể thử liên hệ lại với nhà tuyển dụng sau một tuần hoặc lâu hơn. Nhà quản lý tuyển dụng (người quản lý có nhu cầu tuyển dụng) là con người, và đôi khi các vấn đề công việc hoặc cá nhân có thể gây ra sự chậm trễ trong quá trình tuyển dụng.

Bí quyết: Bằng cách gợi nhắc và theo sát (follow up) với một thông điệp lạc quan, tích cực, bạn sẽ làm nổi bật tính chuyên nghiệp của bạn - bất kể đây có phải là công việc phù hợp với bạn hay không.

Tuy nhiên, nếu bạn không nhận được phản hồi sau khi gửi thư cảm ơn và hai tin nhắn gợi nhắc và theo sát (follow up) (trong vài tuần), tốt nhất là bạn nên “cắt lỗ” và bắt đầu suy nghĩ về cơ hội việc làm tiếp theo. Họ biết nơi để tìm đến bạn, và nếu họ không thể hoặc không muốn tiếp nối cuộc trao đổi với bạn, công ty này có thể không phải là cơ hội việc làm tốt nhất dành cho bạn.

Nguồn bài viét
Bài viết cùng chủ đề “30 ngày tìm kiếm công việc mơ ước”
Bài viết liên quan