Lập danh sách các công ty mục tiêu

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 10 22 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Tại thời điểm này trong quá trình tìm kiếm việc làm, tốt hơn hết là bạn nên có một danh sách các công ty mục tiêu. Nhưng đó là gì vậy? “Danh sách mục tiêu” là danh sách các công ty mà bạn muốn làm việc.

Đó có thể là những công ty có những công việc phù hợp với sở thích của bạn, những tổ chức có văn hóa công ty mà bạn trông đợi và / hoặc những tổ chức có sứ mệnh mà bạn tin tưởng. Họ là những nhà tuyển dụng mà bạn muốn làm việc cho, nếu có cơ hội.

Danh sách mục tiêu giúp tiết kiệm thời gian

Tại sao phải lập danh sách? Với danh sách mục tiêu trong tay, bạn sẽ thực sự tiết kiệm được thời gian cho việc tìm kiếm việc làm của bản thân. Ngay cả khi bạn cảm thấy hiệu quả khi ứng tuyển vào mọi công việc mà bạn bắt gặp là hiệu quả, bạn thực sự đang lãng phí thời gian và năng lượng của bản thân. Thay vào đó, bạn chỉ nên nộp hồ sơ cho những công việc mà bạn tin rằng chúng phù hợp với bạn.

Không cần thiết phải lãng phí thời gian của bạn để nộp hồ sơ ứng tuyển và phỏng vấn cho những công việc không phù hợp với trình độ và / hoặc mục tiêu của bạn. Ngay cả khi bạn chấp nhận một công việc tại một công ty không phù hợp với bạn, rất có thể bạn sẽ không muốn ở lại đó lâu dài.

Tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian để tìm và nộp hồ sơ ứng tuyển ở những công ty lý tưởng để tìm được một công việc lâu dài mà bạn yêu thích.

Dưới đây là một số cách để lập danh sách mục tiêu của bạn.

Tìm các danh sách “công ty tốt nhất"

Nhiều trang web liệt kê các công ty tốt nhất để làm việc trong nhiều ngành khác nhau.

Ví dụ: Fortune xếp hạng các công ty theo nhiều loại khác nhau, bao gồm Fortune 100, Fortune 500 và Fortune 1000 (dựa trên tổng doanh thu), các công ty nhỏ tốt nhất, các công ty tốt nhất cho thế hệ trẻ, v.v. Glassdoor và Forbes cũng đưa ra danh sách các công ty hàng đầu.

Xem qua danh sách phù hợp với sở thích của bạn, đọc mô tả về từng công ty và ghi chú các công ty phù hợp với sở thích ngành và văn hóa công ty lý tưởng của bạn.

Xác định vị trí Chi nhánh Phòng Thương mại tại địa phương

Chi nhánh Phòng thương mại tại địa phương có thể có danh sách các công ty tại địa phương. Một số chi nhánh của Phòng thương mại có cả danh sách việc làm trực tuyến, nên bạn có thể kiểm tra những danh sách đó nếu chúng có sẵn.

Tham gia các Hiệp hội ngành nghề chuyên môn

Nếu bạn thuộc bất kỳ Hiệp hội ngành nghề chuyên môn nào, hãy tìm trên trang web của họ để tìm danh sách các công ty thành viên. Nếu bạn không thuộc bất kỳ Hiệp hội nào, hãy xem thông tin có sẵn trên mạng của các Hiệp hội đó hoặc cân nhắc đăng ký thành viên để nhận được những lợi ích từ điều đó. Tìm các Hiệp hội trong ngành nghề của bạn và xem liệu bạn có thể truy cập vào danh sách các công ty của các Hiệp hội đó hay không.

Tìm kiếm trên LinkedIn

Hãy xem qua hồ sơ trên Linkedin của các liên kết trong cùng lĩnh vực ngành nghề chuyên môn mà bạn có được (hoặc cả hồ sơ của những người khác trên các trang mạng xã hội khác nhau) để biết nơi họ làm việc. Tương tự, hãy xem các thành viên của các nhóm LinkedIn có liên quan đến ngành của bạn hay không và họ đang làm việc ở đâu, cho công ty nào.

Kiểm tra mạng lưới kết nối của bạn

Nói chuyện với bạn bè, hàng xóm, gia đình và các mối quan hệ trong kinh doanh lẫn nghề nghiệp chuyên môn của bạn. Họ làm việc ở đâu? Có bất kỳ tổ chức nào trong số đó có vẻ phù hợp không? Nếu thật vậy, hãy hỏi thêm về cơ hội việc làm hoặc thậm chí khả năng họ giới thiệu vào công ty.

Thu hẹp danh sách của bạn

Khi bạn đã lập một danh sách thông qua các phương pháp bên trên, đã đến lúc thu hẹp danh sách của bạn để danh sách đó chỉ bao gồm các công ty thực sự phù hợp hoặc gần như hoàn hảo. Để làm điều này, bạn sẽ cần phải nghiên cứu các công ty trong danh sách.

Trước tiên, hãy truy cập trang web của từng công ty. Đọc tuyên ngôn sứ mệnh của từng công ty và mọi thông tin trên trang web liên quan đến môi trường làm việc, đội ngũ nhân sự và bất kỳ điều gì khác mà bạn có thể tìm hiểu về văn hóa công ty.

Bạn cũng có thể truy cập phần “Công ty” (Companies) của LinkedIn để tìm thông tin về công ty. Phần “Công ty” cung cấp thông tin về văn hóa từng công ty, cũng như cơ hội việc làm và những kết nối bạn có tại mỗi công ty. Glassdoor cũng là một trang web tốt để đọc các đánh giá, xếp hạng, thông tin về lương của công ty và hơn thế nữa.

Dựa trên thông tin này, hãy loại bỏ bất kỳ công ty nào không phù hợp khỏi danh sách.

Mở rộng danh sách thêm một lần nữa

Nếu bạn cảm thấy danh sách của bạn hiện quá ngắn hoặc chỉ chứa các công ty cực kỳ nổi tiếng, hãy cân nhắc mở rộng danh sách của bạn một chút. Xem phần “Công ty” của LinkedIn hoặc trên Glassdoor để tìm một số tổ chức đang cạnh tranh với các tổ chức trong danh sách của bạn.

Nghiên cứu các công ty “đang phát triển” này và nếu bất kỳ công ty nào trong số họ có vẻ phù hợp, hãy thêm họ vào danh sách mục tiêu của bạn.

Danh sách cuối cùng

Sau cùng hết, các bước này sẽ dẫn đến danh sách 10 - 20 công ty mà bạn sẽ tiến hành nhắm mục tiêu trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Khi bạn tiếp tục tìm kiếm việc làm, hãy, một cách thật thoải mái và tự nhiên, xóa hoặc thêm các công ty khi bạn dần cảm nhận rõ hơn về loại hình tổ chức mà bạn muốn làm việc.

Nguồn bài viết
Bài viết cùng chủ đề “30 ngày tìm kiếm công việc mơ ước”
Bài viết liên quan