Tiến hành chiến dịch “Gọi điện thoại chào hàng tới khách hàng tiềm năng”

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 10 27 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Hôm nay bạn sẽ tiến hành một chiến dịch “Gọi điện thoại chào hàng” tới khách hàng tiềm năng (cold call), theo đó, bạn liên hệ với các nhà tuyển dụng mục tiêu để thảo luận về cách bạn có thể gia tăng giá trị cho công ty của họ. Nhiều người không thích “Gọi điện thoại chào hàng” (cold call) - họ lo lắng về việc làm phiền người ở đầu dây bên kia, hoặc sợ bị từ chối.

Tuy nhiên, gọi điện thoại chào hàng là một kỹ thuật tìm việc quan trọng. Khi thực hiện đúng cách, gọi điện thoại chào hàng có thể làm tăng đáng kể cơ hội có được công việc mơ ước của bạn.

Tại sao nên “Gọi điện thoại chào hàng tới khách hàng tiềm năng” (Cold call)?

Gọi điện thoại chào hàng cho một công ty không nhất thiết sẽ dẫn đến một lời mời làm việc ngay lập tức. Tuy nhiên, có một số lợi ích có thể có của một cuộc gọi điện thoại chào hàng, tất cả đều có thể nâng cao cơ hội nhận được việc làm của bạn.

Thứ nhất, gọi điện thoại chào hàng mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của bạn, giúp bạn liên hệ ngay lập tức với nhà tuyển dụng. Ngay cả khi công ty không có cơ hội việc làm hiện tại, bạn vẫn có một mối liên hệ chuyên môn mới, và đó cũng là một người có thể chỉ cho bạn một cơ hội việc làm trong tương lai.

Gọi điện thoại chào hàng cũng là một cách tuyệt vời để tìm hiểu về các công việc không được quảng cáo công khai. Các công ty thường có các cơ hội việc làm mà họ không quảng cáo trên các trang web của các Trung tâm việc làm hoặc thậm chí trên các trang web của riêng họ. Nói chuyện với nhà tuyển dụng có thể cung cấp cho bạn lời khuyên nội bộ về các vị trí cụ thể.

Cuối cùng, gọi điện thoại chào hàng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Bạn không cần phải thuê một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp để liên hệ với đơn vị sử dụng lao động thay cho bạn. Khi được thực hiện đúng cách, gọi điện thoại chào hàng có thể cực kỳ hiệu quả và ít tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng dịch vụ tuyển dụng.

Bí quyết để tiến hành chiến dịch “Gọi điện thoại chào hàng” (Cold call) tới các công ty mục tiêu
  • Chỉ liên hệ với các công ty mục tiêu. Gọi điện thoại chào hàng không phải là về việc liên hệ mọi công ty trong ngành của bạn. Hãy chỉ gọi cho những công ty mà kinh nghiệm và kỹ năng của bạn khiến bạn trở thành một nhân viên lý tưởng. Đây là cách duy nhất mà một cuộc gọi điện thoại chào hàng có thể biến thành một lời mời làm việc.
  • Liên hệ người đại diện phù hợp của công ty. Thông thường, bạn sẽ không muốn gọi cho Giám đốc điều hành công ty. Hãy cố gắng liên hệ với ai đó ở vai trò chức năng, chẳng hạn như người quản lý tuyển dụng (người quản lý có nhu cầu tuyển dụng), đó là người sẽ nhận ra giá trị tiềm năng của bạn. Đừng gọi cho đại diện nguồn nhân lực. Nhân viên nhân sự có thể sẽ không thể cung cấp cho bạn các thông tin nội bộ mà người quản lý tuyển dụng (người quản lý có nhu cầu tuyển dụng) có thể có. Tìm ra chính xác người bạn sẽ gọi và nghiên cứu một chút về nền tảng chuyên môn của người đó trên mạng. Hãy cá nhân hóa cuộc gọi điện thoại chào hàng hơn (và ít giống như một cuộc gọi chào hàng) sẽ tăng cơ hội nhận được phản hồi tích cực của bạn.
  • Mở đầu cuộc gọi của bạn với một thư điện tử (email). Cân nhắc gửi thư ứng tuyển và sơ yếu lý lịch đã được tùy chỉnh và có mục tiêu tương ứng trước khi gọi điện thoại cho người quản lý tuyển dụng (người quản lý có nhu cầu tuyển dụng). Trong thư ứng tuyển của bạn, hãy giải thích cách bạn có thể tăng thêm giá trị hoặc giải quyết một vấn đề hoặc khó khăn hiện tại ở công ty. Đề cập rằng bạn sẽ gọi trong tuần để nhắc lại và tiếp nối câu chuyện. Điều này đặc biệt là một ý tưởng hay nếu suy nghĩ về việc gọi điện thoại chào hàng khiến bạn sợ hãi - gửi thư ứng tuyển, sơ yếu lý lịch và / hoặc CV sẽ cho bạn lý do để gọi điện thoại cho họ. Nếu bạn không muốn gửi một bức thư ứng tuyển dài, hãy cân nhắc gửi một bức thư Đề xuất giá trị bản thân.
  • Gọi vào đúng thời điểm. Nếu người bạn đang gọi có vẻ khó chịu hoặc bận rộn, hãy đề nghị gọi lại cho họ sau. Bạn cũng có thể gọi điện hoặc gửi thư điện tử (email) cho trợ lý của người đó để hẹn thời gian của một cuộc điện thoại khác. Thông thường, gọi điện đầu ngày hoặc cuối ngày là tốt nhất.
  • Giải thích cách bạn có thể thêm giá trị. Hãy nhớ rằng bạn là người bắt đầu cuộc trò chuyện, vì vậy bạn cần giải thích lý do tại sao bạn quan tâm đến công ty và cách bạn nghĩ rằng bạn có thể gia tăng giá trị. Giải thích cách bạn phù hợp với sứ mệnh của công ty hoặc cách bạn có thể giúp giải quyết vấn đề hoặc thách thức mà công ty đang gặp phải. Hãy biến cho cuộc điện thoại trở thành một cuộc trò chuyện về công ty, không phải chỉ về bạn.
  • Đừng mong đợi một lời mời làm việc. Một lần nữa, đừng mong đợi nhận được một cuộc phỏng vấn ngay lập tức. Ít nhất, bạn đang mở rộng mạng lưới quan hệ của chính bản thân bạn, điều này có thể giúp bạn tìm thấy cơ hội mới hơn nữa. Đừng tỏ ra quá thất vọng hoặc quá thúc ép nếu nhà tuyển dụng không thể cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin nào về cơ hội việc làm.
  • Hãy chân thành. Cố gắng truyền đạt sự quan tâm thực sự của bạn về công ty đến nhà tuyển dụng. Giữ giọng điệu lạc quan và lịch sự - nếu bạn thể hiện thái độ tích cực, mọi người sẽ đánh giá cao sự chủ động và niềm đam mê thực sự của bạn đối với công ty của họ
  • Gợi nhắc và theo sát. Để duy trì mối liên hệ chuyên nghiệp mới của bạn, hãy tiếp nối cuộc gọi điện thoại chào hàng của bạn bằng một lời cảm ơn qua thư điện tử (email). Bạn cũng có thể kết nối với nhà tuyển dụng đó trên LinkedIn và / hoặc Twitter.
Nguồn bài viết
Bài viết cùng chủ đề “30 ngày tìm kiếm công việc mơ ước”
Bài viết liên quan