9 bí quyết để thử thách đội ngũ nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn của họ

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 23 tháng 7 2021

| bởi CTW.vn

image

Để làm được điều này, chúng ta hãy cùng tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia nhân sự và lãnh đạo doanh nghiệp. Từ việc loại bỏ sự mất lòng tin đến việc cho phép sai lầm, một số ý tưởng có thể giúp bạn mở rộng vốn kỹ năng của đội ngũ nhân viên nhằm góp phần phát triển doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 9 chiến lược giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

1. Xóa bỏ các vòng luẩn quẩn thiếu niềm tin

Một cách để thử thách đội ngũ nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn của họ là loại bỏ bất kỳ sự mất lòng tin nào đang kìm hãm họ. Nhiều khi, chính nỗi sợ về những điều không lường trước được sẽ cản bước bạn ngay từ bước đầu tiên. Trong khi một số người tưởng tượng ra khối lượng đồ sộ nhiệm vụ hay dự án và quyết định lờ đi, thì những người khác lại tập trung vào làm 3 bước đầu tiên để không bị quá tải. Việc cung cấp một môi trường an toàn và tin cậy sẽ cho phép nhân viên của bạn đạt được nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng như sự tự tin để bước ra ánh sáng.

Theo Jenn Christie, Markitors

2. Sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới

Tôi nghĩ điều quan trọng là phải thử thách nhân viên của bạn phải đưa ra những ý tưởng mới. Đôi khi, họ có thể cảm thấy đó không phải là vị trí phù hợp với mình. Tôi muốn mọi người ở công ty chúng tôi đều cảm thấy rằng họ có tiếng nói và có thể đưa ra một ý tưởng thiết thực, gọn gàng và có ích cho công ty mà trước đây chưa ai nghĩ đến.

Theo Abraham Rahmanizadeh, Leafwell Botanicals

3. Khuyến khích các nhân viên học một kỹ năng mới

Vào đầu mỗi tháng, tôi thử sức các nhân viên của mình bằng việc khuyến khích họ học thêm một điều mới có liên quan đến vị trí của họ hoặc của công ty. Dù đó là một công cụ hay chiến lược kinh doanh trực tuyến mới, thì điều này sẽ đóng vai trò khích lệ, động viên họ bước ra khỏi vùng an toàn để tự mình học hỏi hoặc chủ động liên hệ với một người nào đó trong đội, nhóm có vốn hiểu biết về chủ đề này. Nó cũng giúp các nhân viên dù là làm việc cá nhân hay đội, nhóm cũng đều có thể tiến bộ và phát triển.

Theo Jacob Dayan, Community Tax

4. Cho phép mắc sai lầm

Một khi tôi xác định được rằng một nhân viên làm việc quá vô tư, chỉ mãi dậm chân tại chỗ mà không có sự tiến bộ hay phát triển nào, tôi sẽ thử thách họ bằng cách giao những task mới có phần khác với những gì họ đã quen thuộc. Tôi nói rõ rằng họ không cần phải hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, nhưng ít nhất cũng phải nỗ lực để hoàn thành công việc đó. Cho phép họ mắc sai lầm và lên tiếng trấn an khi họ phạm lỗi. Điều này sẽ giúp họ tự tin mà tiếp tục làm việc, học hỏi và phát triển.

Theo Joe Flanagan, VelvetJobs

5. Trước khi thử thách nhân viên, các nhà lãnh đạo, quản lý phải thử thách bản thân mình trước

Một trong những cách hiệu quả nhất để thử thách nhân viên của bạn là phải tuyệt đối rõ ràng, minh bạch về nỗi sợ hãi và lỗ hổng của bạn thực sự nằm ở đâu. Chỉ khi bạn cũng tự thoát ra khỏi vùng an toàn của chính mình thì mới có thể làm gương cho người khác. Hãy nghĩ về những việc bạn có thể làm để thẳng thắn thể hiện những thứ khích lệ và thách thức bạn.

Parissa Behnia, Sixense

6. Quan tâm đến mục tiêu của nhân viên

Quy trình phát triển hiệu suất làm việc theo quý của chúng tôi chủ yếu tập trung vào các cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai cũng như đánh giá hiệu suất làm việc trong quá khứ. Chúng tôi sử dụng quy trình này để xác định lĩnh vực mà một nhân viên tư vấn mong muốn được học hỏi và làm việc, sau đó thử thách họ làm việc ở lĩnh vực đó trong vòng 12 tuần để họ có cơ hội phát triển. Và như thế, mỗi nhân viên tư vấn đều hiểu rằng công ty sẽ luôn đứng đằng sau ủng hộ họ, sẵn sàng đưa cho họ chiếc “phao cứu sinh” ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nhờ đã xác định rõ sẽ không né tránh thử thách, công ty chúng tôi đã có cơ hội làm nhiều dự án khác nhau trong năm nay. Kết quả là hiệu suất đạt được vượt ngoài mong đợi đối với cả cá nhân và toàn đội, nhóm.

Theo Jennifer L'Estrange, Red Clover

7. Công nhận những nỗ lực đã đạt được của nhân viên

Khi bạn giúp đỡ các nhân viên của mình tiến bộ, phát triển và mở ra cánh cửa của nhiều tiềm năng mới, thì việc đưa ra các biện pháp khích lệ, động viên chính là cách đơn giản để khiến kiểu hành vi ứng xử thành chuyện thường tình. Hãy cho đội, nhóm của bạn biết rằng bạn luôn không ngừng quan sát những nỗ lực của họ. Bạn muốn nhân viên của mình thử sức với những vị trí và vai trò mới và tốt hơn, để họ có cơ hội thể hiện những kỹ năng mới của bản thân.

Theo Greg Gillman, MuteSix

8. Khen thưởng dựa trên mục tiêu đã đề ra

Chúng tôi đã phát minh ra một hệ thống chia sẻ lợi nhuận trong đó tất cả các thành viên trong nhóm đều nhận được thị phần. Điều này không nhất thiết nghĩa là họ chỉ được trả bằng cổ phiếu lợi nhuận mà cũng được khen thưởng thông qua những nỗ lực hàng giờ để hoàn thành nhiệm vụ. Bởi họ càng thách thức bản thân bước ra khỏi vùng an toàn, thì họ lại càng nhận được phần thưởng tương xứng. Chúng tôi làm việc với phương châm "chúng ta có thể phát triển vượt bậc ngay cả trong thời kỳ đầy biến động!"

Theo Johannes Larsson, Financer

9. Gắn kết toàn công ty

Nếu trong tất cả các đội, nhóm chỉ có một nhóm tương tác tốt, thì cả công ty sẽ không thể đoàn kết với nhau. Để duy trì sự kết nối bền chặt, bạn cần một kênh truyền thông trực tiếp được các nhân viên sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, các cuộc họp hàng quý sẽ là chiếc cầu nối vô cùng hữu ích khi cả công ty tụ họp về và trao đổi với nhau về tình hình công việc. Cuối cùng, việc phân công, kết hợp các thành viên từ những bộ phận khác nhau sẽ giúp đảm bảo các dự án đang theo đúng tiến độ và đạt năng suất cao. Điều này sẽ có ích trong việc thử thách các nhân viên bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

Theo Nina Jensen, 8x8

Lược dịch bởi CanThoWork

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan