Tập làm việc, nhìn cuộc sống bằng tư duy của người mới bắt đầu

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 24 tháng 1 2021

| bởi CTW.vn

image

Việc nhìn lại cách các tổ chức phát triển từ trước đến nay cho phép chúng ta hiểu rõ được cả tình hình hiện tại cũng như những khó khăn phía trước. Tôi thích đọc các chương mở đầu của “Tái tạo tổ chức” (Reinventing Organisations) viết bởi Frederic Laloux. Ông đem đến cho người đọc một chuyến tham quan các mô hình tổ chức trong quá khứ và mô tả rằng các cuộc chuyển đổi mô hình đã định hình quá trình tiến hóa của chúng ta - từ các nhóm gia đình nhỏ với những hệ thống tín ngưỡng được định hình bởi những phép màu và các giá trị tâm linh, cho đến tôn giáo và các vương quốc hùng mạnh; khoa học và các cơ cấu tổ chức mở rộng. Khi thế giới quan và hệ thống tổ chức của chúng ta phát triển, mỗi thời đại đều tồn tại cả mặt sáng lẫn mặt tối. Sự tiến bộ thì luôn bị hủy hoại bởi tính dễ thay đổi.

Đó là một phản ánh hữu ích giúp chúng ta hiểu rằng việc phát triển và thích nghi với những thay đổi trong môi trường làm việc không phải là điều gì mới lạ. Chúng ta đã làm điều đó từ hàng nghìn năm. Chúng ta phải đối mặt với nhiều những lựa chọn khi bước vào một tương lai không chắc chắn. Đôi khi các tổ chức cũng chọn sai con đường và tất nhiên họ cần phải sửa chữa, thường thì với một cái giá khá đắt. Có thể kể đến các trường hợp điển hình nổi tiếng trong lịch sử hiện đại của chúng ta, chẳng hạn như Nokia, Kodak và Blockbuster.

Khi hệ thống niềm tin, thế giới quan, sở thích của khách hàng thay đổi, liệu chúng ta có thể từ bỏ những gì chúng ta từng học cũng như những điều chúng ta từng tin là đúng không? Có lẽ thật sự rất khó để từ bỏ điều mà chúng ta đã từng chìm đắm trước đây để bắt đầu lại từ con số không. Liệu chúng ta có thể quay trở lại tư duy của một người mới bắt đầu không? Liệu chúng ta có sẵn sàng từ bỏ những gì đã học?

"Tôi phải tự kéo bản thân mình quay về con số không." (Mahatma Gandhi)

Tôi thích ngôn từ mà Laloux đã chọn để mô tả sự thay đổi về thế giới quan - tôi thích từ “tiến hóa” và cả từ “trưởng thành”. Tôi thích chúng vì đúng hay sai không quan trọng. Không phải về việc phải có hệ thống niềm tin “đúng”; mà là về việc có khả năng bước vào một thế giới quan phù hợp với thời đại của chúng ta. “Trưởng thành hơn” không nhất thiết phải tốt hơn “ít trưởng thành”, nhưng quan trọng nó chính là khả năng của chúng ta để đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định có thể gây hậu quả cho người khác.

Lý do chúng ta không cho tất cả mọi người toàn quyền tự chủ để làm bất cứ điều gì họ thích trong một tổ chức cũng tương tự như lý do chúng ta không cho phép trẻ vị thành niên lái phương tiện xe cơ giới vậy. Điều này  không phải nói đến khả năng kỹ thuật; mà là về khả năng chúng ta lường trước rủi ro, hiểu rõ hậu quả và biết chịu trách nhiệm.

Khả năng phát triển và bắt kịp sự thay đổi của các tổ chức sẽ tăng lên khi chúng ta phân phối quyền hành cho các cá nhân ở tuyến đầu, bộ máy của hành động và thông tin. Nhưng cũng giống như việc chúng ta cần sự dẫn dắt và một không gian an toàn khi học lái xe vậy, chúng ta cần một không gian để những người lãnh đạo có thể thực hành ra quyết định và trau dồi thêm kỹ năng kinh doanh của mình. Nói khác hơn là một không gian an toàn để học.

Điều chúng ta cần là khả năng tin tưởng người khác để có thể đưa ra các quyết định kịp thời khi có những sự kiện bất ngờ xảy ra. Chúng ta đều biết rằng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện bất ngờ đang ngày càng tăng, đến mức từ viết tắt VUCA (volatility, uncertainty, complexity, and ambiguity - sự biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ) đã trở nên rất phổ biến.

Thay vì phán xét hành động của mọi người , điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có tầm nhìn xa hơn, cho phép họ thực hành phản ứng với nhiều viễn cảnh đa dạng trong một không gian không-có-rủi-ro?

Nguồn bài viết
  • Michael Schlosser. "Beginner’s mindset". Updated on October 13, 2020. Accessed on January 29, 2021.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan