5 cách xử trí khi làm việc cùng một cấp trên toxic

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 22 tháng 7 2021

| bởi CTW.vn

image

Trước khi đến với 5 cách đối phó với một cấp trên toxic, hãy cùng cắt nghĩa từ “toxic” cũng như “người toxic” là những người có đặc điểm như thế nào nhé!

Theo từ điển Anh - Anh Cambridge, “toxic” có nghĩa là “độc hại”, ví dụ như “toxic water” sẽ mang nghĩa “nguồn nước độc hại”. Tuy nhiên, hiện nay “toxic” lại trở nên phổ biến nhờ vào nghĩa bóng của nó. Khi đó, “toxic” sẽ là tất cả những gì gây ảnh hưởng tiêu cực cho người khác. Một người toxic sẽ thường có những biểu hiện: hay cáu gắt, khó chịu với mọi người xung quanh; ích kỷ và thích làm theo ý mình; thích đổ lỗi,...

Ngay cả trong những điều kiện khó khăn của đại dịch, vẫn có những nhà lãnh đạo xuất sắc, đầy cảm thông. Nhưng không phải ai cũng được làm việc cùng những lãnh đạo như thế.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​gần đây của Gallup cho thấy lý do số 1 khiến các nhân viên nghỉ việc là vì sếp của họ.

Nếu chẳng may bạn phải làm việc cùng một cấp trên toxic, hãy cùng tham khảo 5 cách xử trí bên dưới nhé!  

Có một cái nhìn thoáng

Khi bạn nhận thấy sếp của mình đang xử lý các tình huống dở tệ, chẳng hạn như la mắng bạn trước mặt khách hàng, đổi hướng một dự án mà không cho bạn biết hoặc không xem trọng bạn trước mặt đồng nghiệp, bạn có thể tham khảo ý kiến một người ngoài cuộc như huấn luyện viên hay cố vấn. Hãy mô tả lại một trường hợp căng thẳng điển hình, kể lại những gì người cấp trên đó đã nói và cách bạn phản hồi. Hãy hỏi họ xem “liệu bạn có thể xử lý tình huống đó theo một cách khác hay không” và “liệu tình huống đó có thực sự nghiêm trọng như bạn nghĩ không”.

Bạn cũng có thể kiểm tra thực tế quan điểm của mình với các đồng nghiệp làm việc cùng bạn và cấp trên của bạn. Họ có đang nhìn và cảm nhận giống bạn không? Hãy lấy đó làm cơ sở để bắt đầu giảm thiểu vấn đề.

Giữ bình tĩnh

Tự thay đổi cách hành xử của bản thân sẽ làm tình hình bớt căng thẳng hơn. Nếu sếp của bạn hay khó chịu, tỏ ra hơn người và thiếu tôn trọng đối phương, thì bạn đừng cố đáp trả bằng hành vi tương tự đó.

Có những hành động phòng tránh trước khi tình huống trở nên “căng như dây đàn”. Ví dụ, nếu bạn biết trước cấp trên của mình sẽ khó chịu nếu doanh thu theo quý được báo cáo chậm trễ, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ báo cáo sớm hơn.

Hãy thẳng thắn

Trong cuộc họp trực tiếp với sếp, hãy thừa nhận rằng đôi khi bạn và sếp đã không làm việc hiệu quả cùng nhau.

Hãy xác định đâu là “nhân tố châm ngòi” cho các cuộc tranh cãi, sau đó tập trung vào những gì bạn sẽ làm để khắc phục, cải thiện tình hình. 

Cân nhắc trao đổi với phòng nhân sự

Nếu bạn không thể giải quyết ổn thỏa mọi việc với cấp trên, có lẽ đã đến lúc cần trao đổi với phòng nhân sự. Hãy trình bày cho Giám đốc nhân sự những gì bạn đã và đang làm trong việc nỗ lực hòa giải với sếp và xin lời khuyên về cách làm việc cùng nhau mang tính xây dựng hơn.

Xin ý kiến để làm việc cùng một quản lý mới hoặc tìm kiếm một công việc mới

Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà không thể cải thiện tình hình, bạn có thể đưa ra lựa chọn: Hỏi ý kiến phòng nhân sự xem bạn có thể luân chuyển để làm việc cùng một quản lý khác hay không hoặc cân nhắc việc tìm kiếm một công việc mới. Làm việc với một cấp trên toxic vừa gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thể chất - tinh thần, vừa tác động tiêu cực đến sự nghiệp của bạn.

Lược dịch bởi CanThoWork

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan