Mô hình học tập trải nghiệm

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 07 tháng 10 2021

| bởi CTW.vn

image

Học tập trải nghiệm là quá trình tiếp thu và áp dụng kiến ​​thức vào thực tế. Các chương trình học tập trải nghiệm sẽ xoáy sâu vào các phương pháp thực hành giúp trau dồi kỹ năng và chuyên môn. Các chương trình này có thể bao gồm các chương trình thực tập như co-op (giáo dục hợp tác), internship, externship, returnship (dành cho đối tượng đã ngừng đi làm một thời gian, nay muốn quay trở lại), chương trình sau đại học, dịch vụ học tập, hoạt động tình nguyện, v.v.

Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu cách giáo dục trải nghiệm có thể mở rộng bộ kỹ năng cũng như giúp bạn trở thành ứng viên cạnh tranh hơn trên thị trường việc làm nhé.

Học tập trải nghiệm - Định nghĩa và ví dụ minh họa

Học tập trải nghiệm hay Giáo dục trải nghiệm là một phương pháp dạy học mà học sinh có thể vừa học vừa làm. Thay vì chỉ học các nguyên tắc cơ bản của những kỹ năng mới trong phạm vi lớp học, sinh viên sẽ phát triển chuyên môn mới bằng cách thực hành các tình huống thực tế.

Ví dụ, các học sinh trung học khi học môn hóa có thể vào phòng thí nghiệm để thực hành làm kẹo cứng trên lò đốt Bunsen. Một thí nghiệm như vậy sẽ dạy các bạn cách tính khối lượng, số mol và công thức lượng.

Một ví dụ khác trong thị trường lao động, các thợ điện phải tham gia vào một khóa học việc kéo dài từ 4-5 năm. Khóa học việc này sẽ đào tạo việc ứng dụng các kỹ năng cần thiết cho công việc vào thực tế. Bởi đây là những kỹ năng khó có thể phát triển được nếu chỉ đọc qua sách vở.

Các chương trình học tập trải nghiệm hoạt động như thế nào?

Các chương trình này sẽ giúp học sinh sinh viên học các kỹ năng thông qua cách áp dụng chúng vào thực tế (hoặc mô phỏng có sự điều phối). Tùy vào từng chương trình, tính chất của học tập trải nghiệm cũng sẽ mang ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như học việc cùng một thương nhân hay một thợ thủ công giỏi, hoàn thành internship dưới sự cố vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoặc thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giảng viên.

Theo Trung tâm giảng dạy và học tập của Đại học Boston, học tập trải nghiệm nên bao gồm 4 phần:

  • Phân tích và tổng hợp
  • Tự chủ và độc lập để đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho kết quả 
  • Tương tác với các bạn khác
  • Cơ hội học hỏi từ những thành công và sai lầm

Bàn về giáo dục trải nghiệm, chúng ta thường đề cập đến các chương trình chính thức như co-op, internship và apprenticeship (học việc).

Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể học được kỹ năng trong một môi trường ít gò bó hơn - ở bên ngoài lớp học.

Khi bạn theo học một chuyên gia giàu kinh nghiệm hoặc tham gia vào một cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin với người làm việc trong cùng ngành, nghề của bạn, đó cũng chính là một hình thức của học hỏi trải nghiệm.

Các loại chương trình học tập trải nghiệm
  • Apprenticeship: Cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi từ một chuyên gia lành nghề. Bạn có thể tìm kiếm các chương trình này ở nhiều mảng khác nhau, từ thương mại cho đến công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp.
  • Việc làm ngay trong khuôn viên trường: Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kinh nghiệm và kỹ năng làm việc để nâng cấp resume của mình.
  • Co-op: Thường kéo dài hơn vài tháng, mang lại kinh nghiệm làm việc tại một công ty và có giá trị tương đương với tín chỉ trong chương trình đào tạo ở trường bạn học.
  • Internship: Thường có thời gian ngắn hơn co-op, có thể kéo dài một học kỳ. Nó cũng cho phép bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc, thường là để lấy tín chỉ đại học và/hoặc được trả lương. Bạn cũng có thể tham gia vào internship sau đại học, đôi khi nó sẽ trở thành công việc chính thức của bạn về sau.
  • Externships: Giống với job shadowing (“núp bóng công việc” hay “theo dõi công việc”) ở chỗ nó cho phép bạn quan sát thực tế mọi thứ đang diễn ra trong quá trình làm việc. Externship được coi là trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên trong một công việc mới. Chương trình này thường được tổ chức bởi các trường cao đẳng và đại học.
  • Fellowship (Học bổng): Là một cơ hội phát triển nghề nghiệp ngắn hạn, thường dành cho sinh viên đã hoặc mới tốt nghiệp. Thông thường, fellowship sẽ kéo dài từ vài tháng đến một năm và bạn sẽ có một khoản phụ cấp.
  • Field experience (“Thực chiến”): Là bất kỳ trải nghiệm thực tế nào có được ngoài phạm vi lớp học. Chương trình này có thể bao gồm việc giảng dạy cho HSSV nhưng cũng có thể liên quan đến các hình thức học tập thực tế khác, chẳng hạn như hỗ trợ nghiên cứu.
  • Phỏng vấn thông tin: Mang lại cơ hội nhận được thông tin nội bộ về việc làm, nghề nghiệp, công ty hoặc chương trình từ người trong cuộc. Tuy nhiên, nó không phải một cuộc phỏng vấn việc làm, mặc dù nó là cơ sở để bạn có thể nắm được insight và các kết nối mà sau này sẽ mang lại cơ hội việc làm cho bạn.
  • “Núp bóng công việc”: Có thể giúp bạn có thêm kiến thức về một nghề nghiệp cụ thể. Bằng cách quan sát cách một chuyên gia làm việc trong vài giờ hoặc vài ngày, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc đó.
  • Kiến tập: Tương tự như internship và mang lại trải nghiệm thực tế trong một lĩnh vực nhất định. Kiến tập thường phổ biến trong các ngành nghề như giảng dạy.
  • Returnship: Mở đường cho các chuyên gia đã nghỉ việc. Tương tự như internship nhưng chương trình này hướng đến những người lao động đã hoàn thành chương trình đào tạo và giáo dục của họ.
  • Các chương trình dịch vụ học tập: Các chương trình này kết hợp một số yếu tố của dịch vụ cộng đồng vào phương pháp học tập trải nghiệm của họ.
  • Giảng dạy cho HSSV: Mang lại cho các nhà giáo tương lai cơ hội học các kỹ năng quản lý lớp học ngay tại trường học, đồng thời được cố vấn bởi một giáo viên dày dặn kinh nghiệm.
  • Du học: Cho phép HSSV theo học tại một trường, viện đào tạo ở một quốc gia khác, thường kéo dài trong một học kỳ.
  • Tình nguyện: Có thể là một phần của chương trình học tập trải nghiệm hoặc một quy trình không chính thức. Dù bằng cách nào đi nữa, với tư cách là một tình nguyện viên, bạn sẽ cống hiến thời gian và năng lượng của mình vì một mục tiêu chính đáng. Đổi lại, bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm, hiểu biết và những mối quan hệ mới.
Cách tìm kiếm một chương trình phù hợp

Có nhiều cách khác nhau để tìm được một chương trình học tập trải nghiệm, bao gồm:

  • Dịch vụ nghề nghiệp ở trường đại học: Sinh viên và cựu sinh viên có thể đến văn phòng tư vấn việc làm để tìm việc thực tập, học bổng, các chương trình dịch vụ học tập, v.v. Tại đây, bạn sẽ được kết nối với các cựu sinh viên khác để sắp xếp các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn thông tin và hỗ trợ bạn tìm việc làm.
  • Các chương trình của công ty: Nhiều nhà tuyển dụng có các chương trình internship và apprenticeship cho các ứng viên tiềm năng. Điển hình là Google - cung cấp nhiều chương trình khác nhau cho sinh viên muốn tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.
  • CareerOneStop: Bất kể bạn đang ở đâu trên con đường sự nghiệp của mình, CareerOneStop của Bộ Lao động Hoa Kỳ có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về apprenticeship, các chương trình đào tạo và nhiều cơ hội học tập trải nghiệm khác.
Bài học rút ra
  • Học tập trải nghiệm là quá trình tiếp thu và áp dụng kiến ​​thức vào thực tế.
  • Các chương trình giáo dục trải nghiệm bao gồm co-op, internship, externship, returnship, chương trình sau đại học, chương trình học tập dịch vụ, tình nguyện, v.v.
  • Các chương trình này cho phép sinh viên tổng hợp thông tin mới, làm việc độc lập, tham gia với các sinh viên khác và học hỏi từ những sai lầm của chính họ.
  • Tìm các chương trình học tập trải nghiệm qua văn phòng định hướng nghề nghiệp, dịch vụ nghề nghiệp ở trường đại học, trang web của nhà tuyển dụng hoặc CareerOneStop.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan