Cách viết CV ứng tuyển vị trí kiến trúc sư ấn tượng

Nghiệp vụ chuyên môn

| 25 tháng 1 2021

| bởi CTW.vn

Giới thiệu

Dân thiết kế thì nhan nhản nhưng không phải ai trong số đó cũng có thể trở thành kiến trúc sư, nghề này đòi hỏi trình độ chuyên môn lẫn năng lực thực tế phải ở mức chuyên gia. Thế nên trước khi viết CV xin việc kiến trúc sư, hãy tìm hiểu xem công việc chính của họ là gì.

Cơ hội việc làm kiến trúc sư hiện nay

Ngày nay, kinh tế hội nhập, xã hội phát triển, nhu cầu ăn ở đi lại của con người ngày càng nâng cao, đây chính là môi trường cho các kiến trúc sư “dụng võ”. Thế nên không có gì lạ khi ai làm nghề này đều đứng ở vị trí “người chọn việc” với cơ hội việc làm hấp dẫn, thu nhập cao.

Học ngành kiến trúc, không nhất thiết phải ở lại thành phố lớn mới tìm việc làm được vì nhu cầu xây dựng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng phát triển không kém. Bạn có thể làm việc với các vị trí như:

  • Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát công trình cho dân dụng hoặc công nghiệp tại các công ty xây dựng hoặc Bộ Xây dựng.
  • Chuyên gia tư vấn, cung cấp giải pháp về kiến trúc
  • Tham gia đào tạo chuyên môn cho sinh viên
  • Tự khởi nghiệp bằng vai trò chủ đầu tư.
Cách viết CV xin việc kiến trúc sư ấn tượng

Có thể thấy kiến trúc là nghề nghiệp có tính cạnh tranh cao nên muốn gây chú ý và tạo ấn tượng ngay từ đầu, bạn phải biết viết CV xin việc kiến trúc sư sao cho hấp dẫn và thu hút nhất có thể.

  1. Thông tin cá nhân: Không chỉ riêng CV xin việc kiến trúc sư mà bất cứ CV nào cũng không thể thiếu mục này. Bạn cần phải điền rõ họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại và email để nhà tuyển dụng tiện liên lạc về sau. Kèm với các thông tin cá nhân là 1 ảnh chân dung 3×4 nghiêm túc, không dùng ảnh selfie.
  2. Học vấn:
    • Nêu rõ ràng, cụ thể trường đại học, chuyên ngành và thời gian học vào CV xin việc kiến trúc sư. Liệt kê thành tích nổi bật khi đi học, chứng chỉ chuyên ngành liên quan (nếu có).
    • Các trường đại học đào tạo về kiến trúc được nhà tuyển dụng hài lòng nhất khi xuất hiện trong bản CV là Đại học Kiến trúc Hà Nội/ TP.HCM, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM…
  3. Kinh nghiệm làm việc:
    • Đây là phần quan trọng nhất trong bản CV xin việc kiến trúc sư. Để làm nổi bật những kinh nghiệm của bản thân và giúp nhà tuyển dụng dễ nắm bắt, ứng viên phải biết cách sắp xếp hợp lý từng thông tin.
    • Liệt kê các công ty, doanh nghiệp bạn từng làm, các dự án từng tham gia kèm chức vụ, vị trí, thời gian làm việc và các công việc đã phụ trách. Sắp xếp theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ. Không viết lê thê, dài dòng mà chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của vị trí đang ứng tuyển. Toàn bộ CV chỉ nên trải dài trong 2 trang A4.
    • Nhấn mạnh vào phần kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vì kiến trúc sư là nghề yêu cầu trình độ ở mức cao. Ngoài ra, bạn nên ghi thêm các thành tựu cá nhân, tập thể hay các giải thưởng (nếu có) từng đạt được trong quá khứ. Đây là điều sẽ giúp nhà tuyển dụng ưng ý và để mắt đến bạn nhiều hơn.
  4. Kỹ năng: Các kỹ năng và phẩm chất của ứng viên khiến nhà tuyển dụng kiến trúc sư hài lòng nhất là:
    • Am hiểu sâu về kỹ thuật, mỹ thuật
    • Kỹ năng về thiết kế, lên kế hoạch làm việc.
    • Sử dụng thành thục những phần mềm chuyên ngành như Autocad, Revit, Sketchup, Etabs, Plaxis, Safe, …
    • Thành thạo tin học văn phòng, thành thạo tiếng Anh, tiếng Anh chuyên ngành xây dựng.
    • Có kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh, kỹ năng ra quyết định
    • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và điều phối nhân sự
    • Giỏi giao tiếp, thiết lập tốt các mối quan hệ xã hội.
    • Kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, ham học hỏi và luôn cập nhật các nguồn tri thức mới.
    • Chịu được áp lực công việc cao.
  5. Mục tiêu nghề nghiệp: Phần mục tiêu nghề nghiệp tuy không then chốt nhưng cũng nên nó trong bản CV xin việc kiến trúc sư. Bạn có thể nói một cách khái quát những mục tiêu trước mắt, mục tiêu đường dài của bạn khi quyết định theo đuổi nghề này. Căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra mục tiêu phù hợp nhưng cũng phải để người khác thấy bạn thật sự đam mê, yêu thích công việc kiến trúc sư.
Những công việc của Kiến trúc sư phải làm

Thiết kế quy hoạch

  • Khảo sát hiện trạng thực tế về hệ thống đường xá, điện nước, phân bổ dân cư
  • Vạch ra đề cương công việc, tiến hành thiết kế, bước đầu vẽ ra mặt bằng, mặt đứng và phối cảnh.
  • Hoàn thiện hồ sơ thiết kế, đưa lên chủ đầu tư, lãnh đạo, cơ quan chức năng để kiểm duyệt.

Thiết kế kiến trúc công trình

  • Đi thực địa, lên ý tưởng, vạch kế hoạch làm việc, thiết kế hình mẫu.
  • Kết nối với các kỹ sư liên quan, hoàn thành hồ sơ và bảo vệ ý tưởng trước chủ đầu tư, nhà chức trách, lãnh đạo…
  • Sau khi ý tưởng được thông qua và tiến hành thi công, kiến trúc sư phải giám sát công trình sát sao, tránh xảy ra sai sót

Thiết kế cảnh quan

  • Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan chuyên biệt và cảnh quan đô thị.
  • Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp cảnh quan (cây cối, hồ nước, thảm có, nên đường…) trong một chỉnh thể hài hòa.
  • Ngoài ra cần có sự ăn ý về kiến thức sinh thái, thực vật học để thiết kế được ăn khớp với môi trường thiên nhiên.

Thiết kế nội thất

  • Nắm bắt tâm lý, thảo luận sở thích cá nhân, nhu cầu sử dụng của người sở hữu công trình để tìm ra phương hướng thiết kế hợp lý nhất.
  • Thiết kế không gian. chọn lựa nội thất (bàn ghế, giường, tủ, đèn, đồ trang trí) và bố trí chúng.

Với những kinh nghiệm viết CV nêu ra ở trên, chúc bạn có 1 bản CV xin việc kiến trúc sư hoàn chỉnh, thành công gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và sớm tìm được công việc như mong muốn.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan