Đến gần hơn với “Digital Nomad”

Khám phá năng lực bản thân

| 25 tháng 11 2021

| bởi CTW.vn

image

Làm việc từ xa đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo một khảo sát về nghiên cứu thị trường Việt Nam, có tới 70% nhân viên văn phòng làm việc tại nhà, trong đó có 41% nhân viên đã làm việc từ xa cố định kể từ Covid-19. Bên cạnh những người ở nhà, cũng có nhiều người chọn kết hợp vừa làm vừa du ngoạn thế giới. Theo một nghiên cứu của MBO Partners vào năm 2020, 10,9 triệu người lao động đánh giá bản thân là những người du mục số (digital nomad).

Digital nomad là những người làm việc từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chỉ cần có thiết bị di động và có kết nối mạng Wi-Fi nhanh, họ có thể bắt đầu công việc của mình từ hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. 

Nếu bạn đang muốn trở thành một digital nomad, bài viết này là dành cho bạn.

Digital Nomad là gì?

Là những người làm việc từ xa khi đang đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài. Họ có thể là nhân viên toàn thời gian, người làm việc tự do (freelancer) hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ. Họ có thể đã kết hôn hoặc đang độc thân, đang làm cha làm mẹ hoặc chưa có con cái và họ ở mọi lứa tuổi.

Lưu ý: Các digital nomad có thể giữ nhiều chức danh công việc và làm nhiều ngành, nghề cùng lúc.

Trên thực tế, điều đáng ngạc nhiên nhất về digital nomad nằm ở mức độ đa dạng của họ. Trên bảng thông báo tuyển dụng các công việc từ xa và linh hoạt của FlexJobs, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát về digital nomad để tìm hiểu xem các digital nomad là ai và điều gì thúc đẩy họ phát triển. Kết quả chỉ ra rằng một digital nomad điển hình là một người phụ nữ đã kết hôn thuộc Gen-X và là một nhân viên làm việc toàn thời gian.

Theo khảo sát, những chuyên gia này thường làm việc trong lĩnh vực viết lách, giáo dục, quản trị, dịch vụ khách hàng hay nghệ thuật. Hầu hết đã có bảo hiểm y tế, và hơn một nửa đang tiết kiệm để về hưu. Về mặt tài chính, nhiều người trong số họ có thu nhập rất cao: 18% cho biết họ đã kiếm được ít nhất 6 con số mỗi năm (đơn vị đô la).

Khảo sát của MBO Partners cũng chỉ ra những con số tương tự. Khoảng 38% dân digital nomad cho biết họ kiếm được 75.000 đô la mỗi năm và còn nhiều hơn thế.

Cách tìm những công việc cho phép bạn làm từ mọi nơi

Có lẽ sự thật bất ngờ nhất về những dân digital nomad chính là phần lớn họ đang là nhân viên toàn thời gian, chứ không phải freelancer. Theo MBO Partners, vào năm 2020, có 6,3 triệu nhân viên làm việc trong lúc đi du lịch hoặc từ những nơi xa. Và có tới 4,6 triệu freelancer không làm việc ở nơi thường trú của họ.

Bí quyết để làm việc từ bất cứ đâu là tìm kiếm một công việc cho phép bạn ngắm nhìn thế giới. Không phải mọi công việc từ xa đều đáp ứng được nhu cầu này. Vì nhiều lý do mà không phải nhà tuyển dụng nào cũng đồng ý để bạn làm việc tại nhà, để bạn vừa làm vừa đi du ngoạn khắp nơi. Cũng có thể vì lý do pháp lý, thuế, an ninh mạng hoặc đào tạo mà nhiều nhà tuyển dụng khác muốn bạn ở gần văn phòng. Hoặc đơn giản là vì họ cảm thấy thoải mái hơn với những người làm việc cùng múi giờ.

Đừng quá lo lắng, nhiều công ty hiện nay luôn chào đón digital nomad. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn tìm được một công việc thỏa mong ước chu du khắp thế giới:

1. Nhắm mục tiêu là các nhà tuyển dụng có xu hướng ủng hộ

Một số nhà tuyển dụng thường xem dân digital nomad giống với những nhân viên làm việc tại nhà và ở xa trụ sở công ty. Hãy lập nên một danh sách các nhà tuyển dụng linh hoạt trong ngành và tìm kiếm cơ hội làm việc tại các công ty đó.

FlexJobs đã đưa ra danh sách các nhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm những vị trí làm việc từ mọi nơi. Bạn cũng có thể tập thói quen ghi chú lại các cơ hội việc làm không xác định vị trí khi tìm việc làm online. Những nhà tuyển dụng cung cấp một vị trí làm việc từ bất kỳ đâu cũng sẽ có thể cung cấp nhiều lựa chọn công việc khác.

2. Tìm kiếm những công việc gần gũi với du lịch

Bạn đã sẵn sàng để chuyển đổi nghề nghiệp (hoặc ít nhất là không bị bó buộc vào nghề nghiệp hiện tại) chưa? Hãy cân nhắc nhắm mục tiêu vào các vị trí có xu hướng liên quan, gần gũi hơn với lối sống du mục số. Công việc viết lách, dạy kèm, dịch vụ khách hàng, công nghệ và trợ lý ảo là một vài danh mục bạn cần theo dõi.

3. Các trang web tìm việc

Một số trang web tìm việc thích hợp sẽ cho phép bạn tìm kiếm một cách cụ thể cho các vị trí việc làm quốc tế và từ xa. (Remote.co là một ví dụ)

Bạn cũng có thể sử dụng các trang web tìm việc làm phổ biến như Indeed, Monster và Glassdoor. Sử dụng từ khóa và bộ lọc để đào sâu hơn vào những loại công việc bạn muốn làm và đảm bảo phải đọc cả những quy tắc, điều khoản, điều kiện của thỏa thuận hay hợp đồng. 

Quan trọng: Nếu hiện tại bạn đã được tuyển dụng, đừng cho rằng công ty bắt buộc bạn phải ở gần nhà. So với trước đây, ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng cởi mở hơn với làm việc từ xa. Nhiều công ty cũng sẵn sàng cân nhắc để bạn vừa đi vừa làm.

Một số tip giúp bạn trở thành digital nomad

Bạn phải thông tường thật nhiều chi tiết, lý tưởng nhất là trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Dưới đây là những gì bạn nên ghi nhớ.

1. Quản lý tài chính

Lập ngân sách cho cuộc sống và những chuyến đi. Hãy tính toán chi phí sinh hoạt và các chi phí có thể phát sinh khi bạn vắng nhà. Ví dụ, nếu bạn đã quen nấu ăn ở nhà nhưng bạn sắp trọ tại một ký túc xá với trang thiết bị nhà bếp hạn chế, hãy lên ngân sách cho ăn uống bên ngoài.

Đảm bảo các tài khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, v.v. có khả năng truy cập khi bạn đang du lịch hoặc sống ở nước ngoài.

Hỏi kỹ các chi phí giao dịch nước ngoài bởi nó có thể lên tới 3% mỗi lần mua hàng.
Một số công ty tài chính cung cấp thẻ tín dụng đi kèm chính sách miễn phí phí giao dịch và rút tiền tại ATM ở nhiều quốc gia. Bạn nên cân nhắc vấn đề này thật kỹ trước khi đi và có thể thay đổi luôn ngân hàng nếu cần.

2. Lập kế hoạch dự phòng cho vấn đề công nghệ

Làm việc từ xa đồng nghĩa với việc bạn phải liên tục ứng phó với các vấn đề về công nghệ. Để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, hãy cân nhắc đầu tư vào công nghệ di động thay vì quá phụ thuộc vào mạng Wi-Fi tại các điểm đến.

Xem xét các điểm phát sóng di động và VPN. Nếu ngân sách cho phép, hãy đầu tư một laptop thứ hai để thay thế. Để khi gặp vấn đề hư hỏng, bạn sẽ không gặp quá nhiều trở ngại.

3. Mua bảo hiểm y tế

Đừng mặc định rằng bảo hiểm y tế của công ty sẽ chi trả cho bạn khi bạn ở nước ngoài cũng như đừng quá phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu ở nơi bạn đến.

Hãy nghiên cứu mức độ bao phủ bảo hiểm y tế và vá mọi lỗ hổng trước khi bắt đầu hành trình.

4. Chủ động giao tiếp

Nếu bạn mới bắt đầu làm việc với một nhóm phân tán (distributed team), bạn phải nỗ lực giao tiếp nhiều hơn nữa bởi vì mọi người không ở cùng văn phòng và đang ở trái múi giờ với nhau. Luôn cập nhật nơi ở, tiến độ công việc và thành công của bạn với người quản lý. Đừng trông chờ để được hỏi.

5. Sống và làm việc một cách đều độ

Đặc biệt là khi bạn đang làm việc ở múi giờ khác với đồng đội của mình, ngày làm việc của bạn rất dễ bị “dời dây thun” hơn dự định. Vậy nên hãy chọn một điểm dừng và tuân thủ nó.

Làm việc cả ngày sẽ ảnh hưởng đến năng suất của bạn cũng như ngăn cản bạn tận hưởng những chuyến du ngoạn đó đây và quỹ thời gian rảnh. Nếu chỉ dành thời gian trước màn hình máy tính giống lúc ở nhà, đó sẽ chẳng còn là digital nomad.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan