Gợi ý nghề nghiệp phù hợp cho người Hướng ngoại

Khám phá năng lực bản thân

| 12 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

Bạn có thích dành thời gian với người khác hơn là ở một mình không? Trong công việc, bạn có thích làm việc nhóm hơn là làm việc một mình không? Bạn có cảm thấy vui khi trở thành trung tâm của sự chú ý không? Nếu câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này là "có", thì có lẽ bạn là người Hướng ngoại.

Người Hướng ngoại được thúc đẩy bởi những người xung quanh và trải nghiệm từ bên ngoài, chứ không phải từ bên trong như người Hướng nội. Hướng ngoại không có nghĩa là bạn không thể làm việc độc lập, nhưng cộng tác với người khác sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất hơn hẳn.

Người Hướng ngoại thường phù hợp hơn với một số nghề nghiệp vì chúng liên quan đến các công việc làm cùng người khác hầu hết thời gian. Hãy cân nhắc điều này khi quyết định xem một nghề nghiệp có phù hợp với bạn không. Ở các ngành nghề khác, bạn có thể làm việc một mình hoặc trong một nhóm tùy thuộc vào môi trường làm việc cụ thể. Hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của doanh nghiệp trước khi quyết định có chấp nhận lời mời làm việc hay không. Dưới đây là 10 gợi ý nghề nghiệp phù hợp cho người Hướng ngoại [1]:

1. Đại diện bán hàng (Sales Representative)

Đại diện bán hàng (Sales Representative) bán sản phẩm thay mặt cho nhà phân phối và nhà sản xuất. Họ gặp các khách hàng hiện tại và khách hàng mới để trao đổi về lợi ích của các dòng sản phẩm. Đại diện bán hàng giới thiệu các mặt hàng, trả lời các câu hỏi, đàm phán giá cả và hợp đồng với khách hàng. Khi không gặp khách hàng tiềm năng, Đại diện bán hàng làm việc tại văn phòng để chuẩn bị hợp đồng, lên kế hoạch giao hàng, sắp xếp lại cách trưng bày hàng hóa từ các nhà sản xuất và xác định khách hàng mới.

2. Quản lý dự án công trình xây dựng (Construction Project Manager)

Quản lý dự án công trình xây dựng (Project Manager) giám sát các dự án xây dựng. Họ tương tác với các thương nhân, chủ sở hữu công trình, kiến ​​trúc sư, các đơn vị cung cấp và nhân viên hành chính nội bộ. Khi ra khỏi công trường, họ có thể làm việc tại văn phòng để chuẩn bị hợp đồng và tính toán ngân sách, nghiên cứu kế hoạch xây dựng và viết báo cáo tiến độ.

3. Nhà tâm lý học hoặc Chuyên gia giám định tâm lý lâm sàng (Clinical / Counseling Psychologist)

Nhà tâm lý học hoặc Chuyên gia giám định tâm lý lâm sàng (Clinical / Counseling Psychologist) nghiên cứu tâm lý con người và áp dụng kiến ​​thức của mình để giúp mọi người giải quyết các vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi. Đầu tiên họ đánh giá và chẩn đoán vấn đề của từng cá nhân và sau đó cung cấp liệu pháp. Các nhà tâm lý học đôi khi cũng làm việc với nhóm hay gặp gỡ gia đình của khách hàng. Khi không làm việc với khách hàng hoặc gia đình của họ, nhà tâm lý học dành thời gian viết báo cáo và có thể làm việc giấy tờ cho các công ty bảo hiểm.

4. Chuyên gia tổ chức sự kiện (Event Planner)

Chuyên gia tổ chức sự kiện (Event Planner) điều phối các hội nghị, các cuộc họp kinh doanh, triển lãm thương mại và các bữa tiệc thân mật cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Họ nói chuyện với khách hàng để tìm hiểu và giúp khách hàng hình dung rõ hơn về sự trông đợi, họ cũng gặp các đơn vị cung cấp vật dụng và địa điểm tổ chức cũng như làm việc với các nhân viên để thảo luận về dịch vụ, đàm phán hợp đồng và xem xét các nội dung chi tiết. Họ cũng làm việc ở các cấp độ chức năng. Trong giai đoạn thấp điểm, các chuyên viên tổ chức sự kiện xem xét ngân sách và phê duyệt các hóa đơn thanh toán.

5. Chuyên gia hòa giải (Mediator)

Chuyên gia hòa giải (Mediator) giải quyết tranh chấp giữa những người muốn tránh tranh chấp tại tòa án. Người hòa giải gặp gỡ cả hai bên để thu thập thông tin và cố gắng giúp họ tìm cách nói chuyện với nhau. Họ phỏng vấn các nhân chứng và tổ chức các phiên điều trần. Bên cạnh những công việc đó, người hòa giải nghiên cứu luật, viết báo cáo về các trường hợp họ đang xử lý, chuẩn bị văn bản trình bày ý kiến và ủy quyền thanh toán.

 

6. Nhà tạo mẫu tóc (Hairstylist)

Nhà tạo mẫu tóc (Hairstylist) sẽ cắt, tạo kiểu, tẩy, nhuộm, uốn, và duỗi tóc. Nhà tạo mẫu tóc dành gần như cả ngày để nói chuyện và lắng nghe khách hàng. Các chuyên gia tạo mẫu tóc có rất ít thời gian ở một mình khi làm việc mặc dù khi sở hữu tiệm riêng, họ cũng phải làm các công việc liên quan đến kinh doanh như thanh toán hóa đơn và đặt hàng vật tư.

7. Cố vấn tài chính (Financial Advisor)

Cố vấn tài chính (Financial Advisor) giúp các cá nhân và gia đình lập kế hoạch cho các mục tiêu tài chính. Họ đánh giá nhu cầu của khách hàng, cho khách hàng biết những khoản đầu tư nào có thể giúp họ đạt được mục tiêu và giới thiệu các sản phẩm đầu tư mới. Các cố vấn tài chính hỗ trợ doanh nghiệp mới bằng cách tổ chức các hội thảo chuyên sâu (seminars) và hội thảo nhỏ (workshops). Khi không tiếp thị dịch vụ hay gặp gỡ khách hàng, cố vấn tài chính thường bận theo dõi xu hướng thị trường và tìm kiếm các sản phẩm đầu tư mới.

8. Chuyên viên trị liệu ngôn ngữ (Speech Pathologist)

Các chuyên viên trị liệu ngôn ngữ (Speech Pathologist) điều trị những người mắc các rối loạn liên quan đến lời nói như không có khả năng tạo ra âm thanh nhất định, khó khăn trong nói chuyện lưu loát và khó khăn trong nhịp điệu nói cũng như các vấn đề về chất lượng giọng nói. Chuyên viên trị liệu ngôn ngữ tiến hành đánh giá, chẩn đoán và sau đó cung cấp liệu pháp cho khách hàng. Khi không thực hiện trị liệu, họ phát triển kế hoạch điều trị, viết báo cáo và hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết.

9. Chuyên gia quy hoạch công trình đô thị (Urban Planner)

Các chuyên gia quy hoạch công trình đô thị (Urban Planner) giúp cộng đồng sắp xếp việc sử dụng đất và các tài nguyên khác. Họ tham khảo ý kiến ​​với chính phủ, nhà phát triển dự án, luật sư và các nhóm lợi ích đặc biệt. Họ phối hợp với các kiến ​​trúc sư và các chuyên gia khác có tham gia vào các dự án tương tự và hòa giải các tranh chấp giữa các thành viên trong cộng đồng. Khi không dẫn dắt nhóm dự án hay tham dự các cuộc họp, chuyên viên quy hoạch cong trình đô thị có thể đang xem xét các báo cáo tác động môi trường và xây dựng các bài thuyết trình.

 

10. Điều dưỡng hay Y tá (Registered Nurse)

Điều dưỡng hay y tá  (Registered Nurse) cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho bệnh nhân và hỗ trợ mặt tình cảm cho bệnh nhân và gia đình họ. Điều dưỡng hay y tá quản lý thuốc, thay băng và kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân. Điều dưỡng hay y tá thảo luận về tiến trình của bệnh nhân với các nhân viên y tế khác. Khi không trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân hoặc tư vấn gia đình người bệnh hay những chuyên viên y tế khác, điều dưỡng hay y tá dành thời gian ghi lại hồ sơ tiến trình của bệnh nhân và viết báo cáo.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan