Xây dựng chiến lược hậu Covid - 5 xu hướng thương mại số mới xuất hiện mà các doanh nghiệp nên cân nhắc

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 18 tháng 9 2021

| bởi CTW.vn

image

Khi các hạn chế đối với xã hội được dỡ bỏ một cách cẩn trọng khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các doanh nghiệp nắm vững được vị thế của họ, nhiều doanh nghiệp dần nhận ra những thay đổi mà họ thực hiện đã vượt xa việc giảm thiểu thiệt hại kinh tế và thích ứng với khoảng thời gian lockdown chưa từng có. Đối với nhiều ngành nghề, các biện pháp được ứng dụng đã tạo ra một môi trường làm việc bền vững, hiệu quả và có tính hợp tác hơn.

COVID-19 chắc chắn đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Tuy nhiên, những phản ứng phụ cũng gây sự chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn cầu - từ cả góc độ người tiêu dùng và thậm chí là trong doanh nghiệp. Trong đó, nhiều sự phát triển hiện đang là một phần quan trọng của những thay đổi lâu dài về hình thức và địa điểm làm việc.

Khi các doanh nghiệp bắt đầu xem xét chiến lược của họ hậu COVID-19 cũng như đội ngũ nhân viên quay trở lại và tiếp tục làm việc trong bối cảnh thế giới đang dần phục hồi; họ sẽ tương tác với khách hàng, với nhân viên và doanh nghiệp khác bằng những cách rất khác. Ở bài viết này, hãy cùng xem xét 5 xu hướng kỹ thuật số đặc biệt và cách các doanh nghiệp có thể thích ứng với chúng bằng một chiến lược hỗ trợ kỹ thuật số dài lâu:

1. Nền tảng bán hàng ảo sẽ vượt khỏi phạm vi mua sắm trực tuyến

Trong khi mua sắm trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ nhiều năm qua, việc tạm thời đóng cửa phần lớn các cửa hàng bán lẻ để kiểm soát dịch bệnh đã thúc đẩy xu hướng mới này cũng như sản sinh các khái niệm kinh doanh mới.

Ví dụ như một số doanh nghiệp địa phương đã tổng hợp các nguồn lực để tạo ra các nền tảng trực tuyến để người tiêu dùng có thể tiếp tục ủng hộ họ và cung cấp giải pháp thay thế cho các nền tảng trực tuyến chính trước đó.

Giai đoạn lockdown cũng đã thúc đẩy các ngành công nghiệp truyền thống dựa vào trải nghiệm bán hàng trực tiếp, tại chỗ để đổi mới quyết liệt hơn. Trong lĩnh vực ô tô, các đại lý đã tăng cường phụ thuộc vào các công cụ ảo để duy trì sự tương tác với khách hàng của họ. Mặc dù sẽ không thể thay thế lựa chọn “lái thử” với nhiều người, nhưng một phần lớn việc tìm mua xe có thể sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến mãi về sau này.

Ví dụ, những thương hiệu cung cấp trải nghiệm mua xe ảo, nơi người mua cảm nhận rõ ràng về các tính năng của xe và trải nghiệm lái xe sẽ thấy lợi thế bán hàng rõ rệt. Tesla, Audi và Hyundai là những thương hiệu cho phép khách hàng hoàn toàn được định hình giao dịch mua sắm trực tuyến của họ. Đây là một xu hướng đang phát triển, mọi thứ từ thiết kế nhà bếp và đồ nội thất cho đến các thương hiệu thời trang và thể thao đều đang làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu mua sắm trực tiếp của mọi người.

2. Các nền tảng tương tác với khách hàng mới giúp tăng tính linh hoạt và khả năng tiếp cận

Khi gần đây nhiều nhân viên bán hàng không thể làm việc theo khung giờ như bình thường, các hoạt động đã gia tăng mạnh mẽ tại các trung tâm liên lạc và gọi điện. Nhiều ngành, nghề đã phản ứng với sự thay đổi trong cách thức tương tác này bằng cách xây dựng các dịch vụ tư vấn ảo thông qua video để thay thế tư vấn tại chỗ hay qua điện thoại.

Ý tưởng này sẽ tồn tại lâu dài, đặc biệt vì nó có thể mang đến cách tiếp cận nhanh hơn và linh hoạt hơn với sự chuyên môn và đặt lịch hẹn trong lĩnh vực tư vấn cũng như mở rộng sang các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe. Việc chuyển sang hình thức tư vấn trực tuyến nghĩa là các công ty không chỉ cần phải suy xét lại các ý tưởng chủ đạo và công nghệ trực tuyến của họ mà còn phải tập trung lại vào nơi họ nên phân bổ những chuyên gia giàu kinh nghiệm của mình. Việc tạo điều kiện cho các chuyên gia thích nghi và tái đào tạo để họ có thể mang lại những buổi tư vấn ảo chất lượng cao sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp có thêm nhiều buổi tư vấn ảo hiệu quả hơn.

3. Sự tương tác với các đối tác và nhà cung cấp cuối cùng cũng chuyển sang hình thức trực tuyến

Các quy định giãn cách xã hội hiện nay cũng có tác động đến các đối tác và nhà cung cấp. Trước đây, nhiều ngành, nghề đã rất thận trọng trong việc áp dụng các quy trình đào tạo và đàm phán ảo trong các mối quan hệ, họ ưu tiên gặp mặt trực tiếp hơn.

Nhưng trong nhiều trường hợp, người ta nhận ra rằng các quy trình bán hàng, các cuộc họp hoặc các khóa đào tạo ảo đã được tổ chức hiệu quả hơn mong đợi. Toàn bộ chu kỳ bán hàng đã được vận hành chỉ bằng hình thức trực tuyến trong nhiều tháng qua. Và mặc dù những cuộc họp, buổi gặp mặt trực tiếp sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tương lai, nhưng số lượng các cuộc họp trực tiếp và quãng đường đi lại xa xôi để gặp đối tác và nhà cung cấp có thể sẽ giảm đi đáng kể.

Từ những buổi hội thảo trực tuyến với sự chỉ dẫn về mặt kỹ thuật cho người tham gia, cho đến giới thiệu các nhà cung cấp mới thông qua nền tảng ảo. Và cùng với sự trợ giúp của các công cụ cộng tác cũng như hội thảo video, nhiều công nghệ đã có thể chứng minh lợi ích thiết thực của chúng trong thời gian gần đây.

4. Sử dụng công nghệ và các công cụ chuyển đổi kỹ thuật số 

Các công cụ và nền tảng kỹ thuật số đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc áp dụng những quy trình làm việc trực tuyến. Một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình này là tích hợp các hệ thống kinh doanh vượt qua những ranh giới của công ty để mang lại sự hợp tác thuận lợi hơn với các bên liên quan mật thiết.

Rhys Hughes - Phó chủ tịch SumTotal khu vực Châu Á & Úc / New Zealand cho biết: “Các công cụ và nền tảng kỹ thuật số đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc áp dụng những quy trình làm việc trực tuyến”. 

Những giải pháp như các hội thảo trực tuyến, khóa đào tạo trực tuyến, nền tảng cộng tác và thương lượng số khác cũng có thể được sử dụng cho vô vàn lĩnh vực và quy trình kinh doanh khác nhau. Việc ứng dụng các giải pháp hội thảo trực tuyến đã bùng nổ trong thời gian gần đây nhờ vào khả năng giao tiếp mặt đối mặt dù chỉ qua màn hình nhưng vẫn tạo dựng được sự kết nối bất chấp khoảng cách.

Xu hướng này làm gia tăng sự linh động và phân tán tập trung những công việc sẵn có, nhưng tình hình dịch bệnh hiện tại đã buộc nhiều công ty phải đẩy nhanh tiến độ. Có thể an toàn khi cho rằng các việc làm từ xa sẽ được bổ sung nhanh hơn kế hoạch ở nhiều khu vực, ngay cả khi mọi người có thể hoàn toàn quay trở lại văn phòng.

5. Xây dựng kỹ năng số từ xa

Mặc dù công nghệ số là một phần quan trọng trong sự chuyển đổi này, nhưng việc xây dựng các kỹ năng và trình độ cần thiết cho đội ngũ nhân viên cũng quan trọng không kém. Ví dụ, một nghiên cứu của Skillsoft cho thấy có tới 80% nhân viên ở APAC chia sẻ rằng vai trò của họ đang bị thay đổi bởi chuyển đổi kỹ thuật số và gần 70% lo ngại về việc không được tổ chức của họ tạo điều kiện học tập, phát triển và đào tạo để có thể tiếp tục làm việc và thạo việc trong tương lai.

Tập hợp được tất cả các yêu cầu này chính là nền tảng HR, HCM và học tập kỹ thuật số, giúp cho việc đào tạo nhân viên trở nên linh hoạt hơn và có thể thực hiện tức thì cũng như từ bất kỳ địa điểm nào khi cần thiết. Những nền tảng như vậy cũng giúp xác định được nhân viên nào sẽ cần được đào tạo hoặc tái đào tạo do những thay đổi trong công ty. Ví dụ như chuyển đổi cố vấn sang hình thức online, một số nhiệm vụ hay vai trò bị đào thải đồng thời cũng xuất hiện nhiều việc làm mới ở những nơi khác. Bằng cách này, những nhân viên có năng lực có thể được nuôi dưỡng để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan