Hiểu về vai trò của một người cố vấn (mentor)

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 20 tháng 3 2021

| bởi CTW.vn

image

Những người cố vấn (mentor) giỏi nhất đang làm việc để giúp những người được cố vấn (mentee) của họ trở thành những nhà lãnh đạo tài năng, chứ không đơn thuần chỉ là những người theo gót giỏi. Trở thành một mentor sẽ mang lại nhiều thách thức và thành tích. Nếu được vận hành hiệu quả, tác động lâu dài của hoạt động cố vấn có thể mang lại những lợi ích mang tính thay đổi cuộc sống và sự nghiệp cho cả mentor và mentee.

“Chương trình cố vấn” (mentoring) và “Chương trình huấn luyện” (coaching): Tương đồng nhưng không hoàn toàn giống nhau

Các thuật ngữ “mentoring” và “coaching” thường được dùng thay thế cho nhau và dễ gây hiểu lầm. Mặc dù chúng tương tự nhau trong vai trò hỗ trợ sự phát triển của ai đó, nhưng chúng lại liên quan đến các lĩnh vực rất khác nhau trên thực tế.

“Chương trình cố vấn” - Mentoring bao gồm một mối quan hệ lâu dài tập trung vào việc hỗ trợ sự trưởng thành và phát triển của mentee. Mentor trở thành một nguồn lực trí tuệ, đào tạo và hỗ trợ, chứ không đóng vai trò là người quan sát và tư vấn về những hành động cụ thể hoặc những thay đổi hành vi trong công việc hàng ngày.

“Chương trình huấn luyện” - Coaching thường bao gồm một mối quan hệ có thời gian hữu hạn, tập trung vào việc củng cố hoặc loại bỏ các hành vi cụ thể sở tại. Các huấn luyện viên (coach) giúp các chuyên gia sửa chữa những hành vi làm giảm hiệu suất công việc hoặc củng cố những hành vi giúp tăng hiệu suất xoay quanh một nhóm các công việc được giao.

Cả “mentoring” và “coaching” đều cung cấp sự hỗ trợ phát triển vô cùng quý giá. Tuy nhiên, trong khi một phương pháp cung cấp sự định hướng cấp độ cao cho sự phát triển lâu dài, còn phương thức kia lại giúp đưa ra những cải tiến kịp thời hơn trong các lĩnh vực mục tiêu.

Lịch sử và định nghĩa

Một nhân vật trong sử thi "The Odyssey" của Homer có thể được xem là người đầu tiên đóng vai trò mentor. Khi Odysseus (Vua của Ithaca) ra trận trong cuộc chiến thành Troy, ông đã giao việc trông coi vương quốc của mình cho một vị mentor. Vị này từng là giáo viên và người giám sát của con trai ông, Telemachus.

Từ điển trực tuyến Merriam-Webster định nghĩa một “mentor” là “một người cố vấn hoặc hướng dẫn đáng tin cậy”. Các nguồn khác mở rộng định nghĩa đó rằng “mentor là người giúp đỡ bạn trong sự nghiệp, các dự án công việc cụ thể hoặc những lời khuyên từ đáy lòng về cuộc sống”.

Vì sao lại cần tìm kiếm một mentor?

Giả sử một người có năng lực có được công việc bán hàng và được một Giám đốc bán hàng cấp cao làm mentor cho cô ấy. Người Giám đốc sẽ định hướng cô ấy phát triển như một người lãnh đạo, một nhà chiến lược và một chuyên gia kinh doanh toàn diện.

Người mentor có thể không hướng dẫn chính xác hoặc cung cấp chương trình huấn luyện hay đào tạo tại chỗ. Thay vào đó, anh ấy sẽ thử thách và khuyến khích cô ấy suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề và phương pháp bằng cách đặt những câu hỏi khó và đóng vai trò như một nguồn thông tin sáng suốt khi cần thiết. Mối quan hệ mentor-mentee sẽ kết thúc sau khi cô thay đổi công ty làm việc, nhưng những chỉ dẫn của người mentor cũ vẫn tiếp tục tác động tới công việc và sự nghiệp của cô sau này.

Nhiều người cho rằng một phần của sự phát triển chuyên môn là nhờ vào sự hướng dẫn của một mentor kiên nhẫn, người đã thử thách họ suy nghĩ khác biệt và mở mang tầm nhìn cũng như tư duy theo những quan điểm khác nhau. Mặc dù mỗi người trong chúng ta phát triển theo tốc độ của riêng mình, thế nhưng kiểu ảnh hưởng này có thể mang lại nhiều tác động tích cực và lâu dài.

Mentor sẽ trở thành người ủng hộ bạn, không phải trong cuộc sống đời tư, mà là cuộc sống công việc của bạn. Nhiều tổ chức nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cố vấn hiệu quả và đã lập ra các chương trình để giúp các chuyên gia trẻ tuổi xác định và nhận được sự hỗ trợ từ một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm hơn trong cùng lĩnh vực.

Một mentor sẽ
  • Có tầm nhìn xa về sự trưởng thành và phát triển của bạn.
  • Giúp bạn nhìn ra đích đến nhưng không đưa cho bạn một bản đồ chi tiết để đến đó.
  • Khuyến khích và động viên, nhưng không đưa ra những lời khuyên về cách thực hiện cụ thể.
Một mentor sẽ không
  • Đóng vai trò như một huấn luyện viên.
  • Có chức năng như một người ủng hộ bạn trong môi trường làm việc như cấp trên của bạn vì mối quan hệ này ít trang nghiêm hơn.
  • Cho bạn biết cách làm mọi thứ.
  • Hỗ trợ bạn về các vấn đề giao dịch và ngắn hạn.
  • Đóng vai trò như một chuyên gia tư vấn hay nhà trị liệu.
Trách nhiệm của mentee

Khi bạn bước đầu xác định và thiết lập mối quan hệ với mentor, hãy thảo luận và đối chiếu những kỳ vọng đối với cả hai vai trò mentor và mentee với họ. Làm rõ trách nhiệm của mỗi người và quy trình mà hai bên sẽ sử dụng để giao tiếp trong thời gian tới, hiểu được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, theo dõi và giải quyết vấn đề nếu cần.

Mục đích của bạn là tối đa hóa trải nghiệm này để gặt hái được lợi ích toàn diện đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với mentor của mình.

  • Dù phản hồi từ mentor có tích cực hay không, hãy tập trung vào khả năng lĩnh hội và lắng nghe một cách cởi mở.
  • Đừng ngại xin ý kiến về những lời khuyên hoặc phê bình thẳng thắn. Thực hành kỹ năng của bạn như một người giỏi lắng nghe, chắt lọc những gì có ích và loại bỏ những phần không cần thiết.
  • Để cấu trúc nên mối quan hệ, trước tiên hãy xác định một số mục tiêu nghề nghiệp ban đầu bạn đặt ra chẳng hạn như “tìm hiểu các thủ tục hay quy trình cụ thể hoặc chuẩn bị cho sự thăng tiến trong công việc”.
  • Thảo luận với mentor về cách bạn có thể ước lượng sự thành công và hiệu quả của mối quan hệ cùng làm việc một cách hiệu quả nhất.
  • Hãy sắp xếp các cuộc trò chuyện với mentor và duy trì các cuộc gặp này.
  • Khi bạn cam kết thực hiện một số bước nhất định trong quá trình phát triển của bản thân hoặc thảo luận về vấn đề chấp nhận rủi ro khi được đào tạo để hỗ trợ phát triển sự nghiệp và hướng tới những mục tiêu đã đặt ra, hãy duy trì các cuộc thảo luận của bạn với mentor và tập trung theo sát các bước đó khi bạn gặp họ.

Suy ngẫm về cách bạn có thể thúc đẩy và duy trì mối quan hệ với mentor. Trong khi mentor của bạn đầu tư thời gian của họ để giúp đỡ bạn, bạn cũng phải tham gia tương tác và tích cực theo đuổi việc học tập, đào tạo.

8 ý tưởng giúp mentee thành công khi làm việc cùng mentor

Hiểu được vai trò của mentor chính là bước đầu quan trọng để có một mối quan hệ thành công. Các yêu cầu bổ sung bao gồm:

  1. Đầu tư thời gian tìm kiếm một mentor mà bạn cảm thấy phù hợp một cách tự nhiên.
  2. Cởi mở chia sẻ mục tiêu và nỗi sợ của bạn.
  3. Không nên mong đợi mentor giải quyết các vấn đề ngắn hạn của bạn hoặc hoàn thành công việc thay bạn.
  4. Không nên mong đợi được các lời khuyên quá cụ thể.
  5. Chia sẻ việc bạn đang gặp khó khăn hoặc thất bại ở đâu.
  6. Lắng nghe một cách cẩn thận, sau đó nghiên cứu và áp dụng những định hướng của mentor.
  7. Thể hiện rằng bạn xem trọng sự hỗ trợ của mentor.
  8. Không lạm dụng mối quan hệ để mong đợi sự ủng hộ mang tính chính trị trong công ty, tổ chức.
Điểm mấu chốt

Một mentor sẽ thực sự tạo ra sự khác biệt trong cả sự nghiệp và cuộc sống của bạn. Hãy bắt đầu mối quan hệ với những kỳ vọng thực tế về vai trò công việc và sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Tác động từ sự hướng dẫn cũng như sự sáng suốt hiện tại của mentor có thể không sẽ quá rõ ràng trong một vài năm tới, nhưng rồi bạn sẽ nhận ra những tác động tích cực của nó theo thời gian và vai trò mentor của bạn cho người khác về sau này.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan