Sử dụng danh mục sở thích

Khám phá năng lực bản thân

| 14 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Điều bạn yêu thích làm vào một ngày đẹp trời trên bãi biển là gì, có phải là lướt sóng và nằm đọc sách hay không? Vào ngày nghỉ, bạn sẽ tự tay một giá sách hay cân đối sổ sách chi tiêu? Bạn thích tiến hành một dự án độc lập hay cùng với nhóm?

Không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi này. Câu trả lời của bạn chỉ giúp chỉ ra sở thích của bạn. Những hoạt động giải trí nào bạn cảm thấy thú vị và những hoạt nào thì không, những nhiệm vụ bạn thích làm và những nhiệm vụ bạn tìm cách né tránh, và cách bạn thích thực hiện công việc.

Nhiều năm trước, các nhà tâm lý học nhận ra rằng những người làm việc trong cùng một ngành nghề có chung các sở thích. Bằng cách khám phá những điều một người thích và không thích, người ta có thể tìm thấy một nghề nghiệp phù hợp với người đó. Từ đây, các nhà tâm lý học đã có một mục tiêu nghiên cứu, đó là tìm cách tìm hiểu sở thích của mọi người.

Đã có những “danh mục sở thích” đến giải cứu!

Năm 1927, nhà tâm lý học E.K. Strong đã phát triển “danh mục sở thích” đầu tiên. Công cụ này đo lường sở thích của các cá nhân và so sánh với sở thích của những người làm việc trong các ngành nghề khác nhau. Công cụ đó được gọi là “Khoảng trống sở thích nghề nghiệp nổi bật” (Strong Vocational Interest Blank). [1]

Công cụ này đã trải qua nhiều lần sửa đổi và đổi tên trong nhiều năm qua. Hiện nay, nó được gọi là “Danh mục sở thích nổi bật” (Strong Interest Inventory, SII) và nó vẫn là một trong những công cụ tự đánh giá phổ biến nhất mà các chuyên gia phát triển nghề nghiệp sử dụng hiện nay. Các “danh mục sở thích” khác gồm có “Khảo sát sở thích nghề nghiệp” của Kuder, “Khám phá tự định hướng” và “Khảo sát kỹ năng và sở thích” của Campbell.[2]

Cách để có được một “danh mục sở thích”

Một cố vấn nghề nghiệp hoặc chuyên gia phát triển nghề nghiệp khác sẽ sử dụng “danh mục sở thích” như một phần của bộ “tự đánh giá” hoàn chỉnh. Ngoài việc xem xét sở thích của bạn, một bài tự đánh giá cũng sẽ xét đến loại tính cách, năng khiếu và giá trị công việc của bạn.

Để có được một “danh mục sở thích”, bạn cần phải hoàn thành một bảng câu hỏi về điều bạn thích và không thích. Bảng câu hỏi đó sẽ đo lường, ví dụ như sự hứng thú của bạn với các hoạt động giải trí, các nhiệm vụ liên quan đến công việc, những người bạn thích làm việc và các môn học ở trường. Để có kết quả chính xác nhất, hãy trả lời trung thực nhất có thể. Không có câu trả lời đúng hay sai. Cố vấn sẽ không phán xét bạn dựa trên các câu trả lời của bạn.

Khi trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động công việc, đừng lo lắng về việc bạn có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể hay không. Nó không quan trọng tại thời điểm đó trong quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp. Các chỉ số chỉ cho biết sự quan tâm của bạn đối với các hoạt động đó. Sau khi có được “danh mục sở thích”, ở giai đoạn tiếp theo, nghiên cứu các nghề nghiệp, hãy quyết định xem bạn có nên tham gia các khóa học và đào tạo để có được các kỹ năng cần thiết đó hay không.

Nhận và đọc hiểu kết quả của bạn

Sau khi hoàn thành “danh mục sở thích”, bạn sẽ nhận được kết quả. Hãy đọc kết quả đó với với các chuyên gia đã cùng bạn thực hiện “danh mục sở thích”. Các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu các kết quả của mình, bao gồm cả danh sách các ngành nghề có thể phù hợp với một người có chung sở thích với bạn.

Một số nghề nghiệp có thể hấp dẫn và một số khác thì không. Chỉ vì một ngành nghề xuất hiện trong kết quả tự đánh giá của bạn, không có nghĩa đó là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Trước khi chọn một nghề nghiệp nào, điều cần thiết là tìm hiểu về nó. Một ngành nghề có thể không phù hợp vì nhiều lý do, ngay cả khi bạn có cùng sở thích với những người làm việc trong ngành nghề đó.

Khám phá sở thích của bạn mà không cần tốn nhiều tiền

Nếu bạn muốn tự sử dụng “danh mục sở thích”, có một số nguồn hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ đòi hỏi một mức phí thấp mà không cần đến chuyên gia phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải tự ra quyết định, có lẽ tốt hơn là bạn nên gặp chuyên gia.

  • “Khám phá tự định hướng” (Self-Directed Search, SDS), được xuất bản bởi PAR (Công ty cổ phần phát triển nguồn lực đánh giá tâm lý), có sẵn trên mạng với một khoản phí nhỏ. Bạn sẽ nhận được một bảng kết quả có chứa một danh sách các ngành nghề phù hợp nhất với sở thích của bạn.
  • “Hồ sơ sở thích O*Net” (O * Net Interest Profiler) là một công cụ đánh giá miễn phí và là một trong số các công cụ của O * Net Online, một dự án được tài trợ bởi Cục Quản lý Việc làm và Đào tạo của Bộ Lao động Hoa Kỳ. Có một vài phiên bản của “hồ sơ sở thích” bao gồm phiên bản câu hỏi ngắn trên web, phiên bản di động và phiên bản in trắng đen có thể in tại nhà.
  • “Tuần thám nghề nghiệp” (Career Cruising) là một công cụ đánh giá mà nhiều thư viện công cộng cung cấp miễn phí cho thành viên của họ. Công cụ này sẽ tạo ra một danh sách các nghề nghiệp sau khi người dùng trả lời các câu hỏi về sở thích của họ. Sau đó, người dùng có thể tiếp tục khám phá những nghề nghiệp đó từ chính cơ sở dữ liệu của “Tuần thám nghề nghiệp” (Career Cruising). Hãy hỏi cán bộ hỗ trợ tại thư viện nơi bạn đang sinh sống để xem họ có cung cấp tài nguyên này không.
Nguồn bài viết
  1. Dawn Rosenberg McKay. "Using an Interest Inventory", cập nhật 21/11/2019, truy cập vào 23/07/2020. 
  2. Wiley Online Library. "The Career Development Quarterly: E.K. Strong's Legacy and Beyond: 70 Years of the Strong Interest Inventory", truy cập vào 21 tháng 10, 2019.
  3. Zunker, Vernon. G. "Using Assessment Results for Career Development (Graduate Career Counseling)", truy cập vào 21 tháng 10, 2019.
Bài viết liên quan