Cấp bậc của nhân viên kinh doanh càng cao thì quyền lợi và quyền lực càng lớn. Và đây là trình tự cấp bậc mà lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh sẽ hướng đến
a. Kinh nghiệm làm việc
Vị trí nhân viên kinh doanh là giai đoạn khởi đầu cho mọi nhân viên. Với yêu cầu cao về số lượng nhân sự, ứng viên sẽ rất thuận lợi trúng tuyển. Thực tế, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên:
Điều kiện tuyển dụng càng đơn giản thì mức lương cơ bản của bạn sẽ càng thấp, đồng thời, doanh nghiệp sẽ thôi thúc tinh thần làm việc bằng cách áp đặt doanh số.
b. Những việc cần làm trong giai đoạn này
c. Lưu ý
Vị trí nhân viên kinh doanh có sự đào thải rất lớn vì nhà tuyển dụng tập trung vào doanh số cá nhân, tạo nên áp lực cạnh tranh cho nhân viên.
Đây cũng là giai đoạn để bạn kiểm chứng sự phù hợp và niềm đam mê của bản thân với công việc kinh doanh. Nếu vượt qua, đã đến lúc bạn thiết lập lộ trình thăng tiến cho riêng mình.
a. Kinh nghiệm làm việc
Sau khoảng 2 năm làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh, tùy theo quy cách tổ chức của doanh nghiệp, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí chuyên viên hoặc trưởng bộ phận kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đề bạt này không phải theo thâm niên mà là theo thành tích đạt được. Đây là đặc thù đối với lộ trình của nhân viên kinh doanh, khắc nghiệt và gian nan hơn những công việc văn phòng thăng tiến theo thâm niên.
Vì vậy, lộ trình của nhân viên kinh doanh phải chú trọng thành tích hơn là lộ trình theo năm. Bạn phải thường xuyên kiểm tra lộ trình đã lập, vừa để thôi thúc bản thân, vừa điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế.
b. Những việc cần làm trong giai đoạn này
c. Lưu ý
Doanh số lúc này không còn của riêng bạn nữa mà là của cả một đội nhóm. Người quản lý giỏi phải biết dẫn dắt nhân viên đi đến thành công, do vậy, đừng ngại hỗ trợ hay chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên.
a. Kinh nghiệm và tuổi tác
Độ tuổi của trưởng phòng kinh doanh thường từ 30 – 45 tuổi. Thâm niên 3 năm ở cùng vị trí trưởng phòng kinh doanh hoặc 5 – 7 năm ở vị trí tương đương
Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên sở hữu bề dày kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
b. Những việc cần làm trong giai đoạn này
c. Lưu ý
Không phải doanh nghiệp nào cũng đề bạt chuyên viên/ trưởng bộ phận lên làm trưởng phòng kinh doanh hoặc nếu có thì cũng sẽ xuất hiện cuộc cạnh tranh lớn giữa các bộ phận. Vì vậy, đừng ngại thử sức mình bằng cách ứng tuyển ở những môi trường làm việc mới, như vậy, bạn có thể rút ngắn lộ trình thăng tiến của mình.
Chức vụ giám đốc kinh doanh thường chỉ có tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Phúc lợi, lương thưởng rất cao và trách nhiệm cũng cao không kém. Vì vậy, yêu cầu tuyển dụng rất khắt khe về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý.
Thâm niên ít nhất 5 năm ở vị trí giám đốc kinh doanh cùng ngành nghề hoặc 10 năm trở lên ở vị trí trưởng phòng kinh doanh cùng ngành nghề.
Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh, đặt ra nhiều áp lực trong cả giai đoạn ứng tuyển và sau khi trúng tuyển. Do vậy, suốt quá trình từ nhân viên đến khi lên chức trưởng phòng, bạn phải nghiêm túc trau dồi, rèn luyện bản thân để thuận lợi hoàn thành lộ trình thăng tiến khi thời cơ đến.
Chia sẻ bởi CanThoWork