Thay đổi nghề nghiệp khó hay dễ?

Lập kế hoạch nghề nghiệp

| 30 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Nếu bạn muốn sử dụng tốt lực bẩy tối đa của cẩm nang này, bạn hãy đăng ký thông tin với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn và cố vấn nghề nghiệp, tham gia các khóa học, tiếp cận với các mẫu biểu tham khảo cho công việc, tư vấn sơ yếu lý lịch, hồ sơ ứng tuyển, hồ sơ trên trang Linkedin và hơn thế nữa. 

Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình thay đổi nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất và giúp bạn bắt đầu một công việc mà bạn thật sự yêu thích và phù hợp với năng lực bản thân cũng như mục tiêu nghề nghiệp đã chọn

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để sớm nhận được sự tư vấn và hỗ trợ

Thay đổi nghề nghiệp có thể rất đáng sợ...

Hãy tự tin khi quyết định thay đổi nghề nghiệp vì việc này không chỉ riêng bạn, có không ít những người đã thành công khi đưa ra quyết định. 

Trước khi “nhảy việc” bạn cần lưu ý những việc sau:

1. Hiểu rõ lý do bạn muốn thay đổi nghề nghiệp hiện tại

Hãy dành thời gian để suy ngẫm về con đường sự nghiệp hiện tại của bạn.

Bạn thật sự đang muốn chạy trốn hay thoát khỏi cái gì? 

Điều gì thật sự đang bị thiếu sót?

Nếu đó là một điều gì đó bạn có thể kiếm từ một vị trí công việc mới tại một công ty mới trong cùng lĩnh vực ngành nghề chuyên môn, bạn nên nhận ra điều đó trước khi bắt đầu bước ngoặt thay đổi cuộc đời.

2. Khám giá xem ngoài kia có gì

Có hàng tấn công việc ngoài kia mà chưa từng tồn tại vào 5 năm trước. Chưa kể, vẫn có rất nhiều công việc mà có thể bạn chưa từng nghe đến trước đây.

Khám phá: hãy tìm điều gì đó khiến bạn hào hứng. Hãy nghĩ về những hoạt động làm bạn thích thú.

Bạn có thể đến Hội chợ việc làm, tìm hiểu trên mạng Internet và trò chuyện với mọi người về công việc của họ để tìm kiếm con đường sự nghiệp phù hợp mà bạn có thể dấn thân theo đuổi.

3. Lập danh mục các kỹ năng của bạn

Kỹ năng có thể chuyển đổi là những kỹ năng có thể áp dụng cho vô số các công việc khác nhau. 

Ví dụ, kỹ năng quản lý dự án, lập dự trù kinh phí, và kỹ năng chăm sóc khách hàng là những kỹ năng có thể chuyển đổi.

Khi bạn thay đổi nghề nghiệp chuyên môn, tận dụng tối đa lợi thế sức mạnh của các kỹ năng có thể chuyển đổi là chìa khóa dẫn tới thành công cho bạn.

4. Tìm ra những kỹ năng bạn cần cải thiện và nâng cấp

Dù bạn có thể có một bộ các kỹ năng có thể chuyển đổi qua ngành nghề công việc mới, khả năng cao là bạn vẫn cần cải thiện kỹ năng ở một số mảng khác.

Sau khi bạn đã có danh mục các kỹ năng có thể chuyển đổi, hãy tìm ra những loại kinh nghiệm mà bạn còn thiếu và tìm cách trau dồi các kỹ năng có liên quan đến các kinh nghiệm đó.

5. Đặt mục tiêu cho sơ yếu lý lịch của bạn

Nhằm giúp công cuộc thay đổi nghề nghiệp của bạn dễ dàng hơn, hãy tùy chỉnh sơ yếu lý lịch và hồ sơ năng lực của bạn cho phù hợp với từng công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Việc tùy chỉnh sơ yếu lý lịch như vậy sẽ cho phép bạn sử dụng các từ khóa mục tiêu, bộ kỹ năng và kinh nghiệm có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

6. Ưu tiên hàng đầu cho phát triển mạng lưới quan hệ

Khi bạn quyết định “bước” sang một nghề mới, bạn cần người ủng hộ bạn. Họ là những người giúp thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn có tố chất và năng lực dù bạn chưa từng làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đó trước đây.

Mạng lưới quan hệ cũng sẽ cho bạn lời khuyên và sự giới thiệu giúp bạn tiến về phía trước trên hành trình bước vào một ngành nghề mới.

7. Nghiên cứu mức lương

Khả năng cao là bạn không thể nhận được tiền lương giống như mức mà bạn đã nhận ở ngành nghề cũ.

Để tăng tính cạnh tranh so với các ứng viên khác, bạn cần biết tình hình lương bổng của từng vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển trong lĩnh vực chuyên môn mới.

Nếu không, bạn sẽ định giá bản thân vượt khỏi vị trí công việc trước khi có cơ hội chứng tỏ năng lực.

Bạn có thể làm được!

Nếu thay đổi con đường sự nghiệp với một nghề nghiệp mới là điều bạn mong muốn, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nếu bạn cần thêm sự cố vấn và hỗ trợ cách thay đổi nghề nghiệp hiệu quả, bạn có thể cân nhắc làm việc với chúng tôi. Sự hỗ trợ của chúng tôi được cá nhân hoá để giúp bạn chuyển đổi vào công việc mà bạn lựa chọn một cách thành công.

Nếu bạn chọn làm việc cùng chúng tôi, bạn sẽ được:

  • Dịch vụ cố vấn cá nhân 
  • Dịch vụ kiểm tra góp ý không giới hạn về sơ yếu lý lịch và hồ sơ trên trang Linkedin
  • Cơ hội mở rộng mạng lưới kết nối không giới hạn
  • Cơ hội tiếp cận tới các khoá học, bài hướng dẫn và các mẫu biểu có sẵn
  • Kết nối 24/7 tới các ứng dụng tiện ích của chúng tôi
  • Tìm kiếm việc làm và hỗ trợ tìm kiếm việc làm được cá nhân hoá

Nếu bạn đã sẵn sàng để thay đổi nghề nghiệp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi

Nguồn bài viết
  • Workitdaily. "Career change guide". Accessed on August 31, 2020.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan