Các cơ hội việc làm với nghề pha chế

Nhà hàng - Khách sạn

| 07 tháng 4 2021

| bởi CTW.vn

image
Giới thiệu

Pha chế dù chỉ là một nghề khá mới ở Việt Nam nhưng nó lại thu hút nhiều người tìm việc làm nghề này và chọn nó trở thành đam mê, thành sự nghiệp gắn bó lâu dài. Trong quá khứ, người học nghề pha chế không được chú trọng, không có “cửa” so sánh với những ngành nghề chính thống khác.

Thế nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp Food & Beverage cùng sự xuất hiện của hàng loại nhà hàng, khách sạn thì hiện tại quả thực chính là thời đại “hoàng kim” của những ai theo học nghề pha chế.

Họ trở thành những ngôi sao sáng, những nhân tố mà các chủ nhà hàng, khách sạn luôn ráo riết tìm kiếm. Doanh thu của nhà hàng, quán bar cũng phụ thuộc lớn vào tay nghề của những người pha chế. Những đồ uống ngon và mới lạ mà họ sáng tạo ra chính là thỏi “nam châm” thu hút các thực khách.

Học nghề pha chế bạn sẽ có thể thỏa mãn đam mê và phát huy tối đa sức sáng tạo của bản thân. Ngành nghề này cũng mang lại cho bạn mức thu nhập cao và một môi trường làm việc thú vị. Nói chung, pha chế là một ngành nghề nhiều cơ hội và tiềm năng. Nếu bạn đã trót yêu thích nó thì tại sao lại không nắm bắt lấy cơ hội nhỉ?

Học nghề pha chế có thể làm những công việc gì?

Nhiều người cho rằng, học nghề pha chế thì sẽ làm bartender hoặc barista, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng chưa đầy đủ. Khi mới bước vào nghề, dĩ nhiên bạn phải trải qua một quãng thời gian làm phụ bar. Kinh nghiệm tích lũy ở những vị trí này chính là tiền đề để bạn phát triển sự nghiệp ở những mức cao hơn về sau.

Trong tương lai, bạn còn có thể vươn lên những vị trí cao hơn như:

  • Bar trưởng,
  • Giám sát bộ phận pha chế,
  • Quản lý bộ phận pha chế…
  • Thậm chí nếu đủ trình độ và quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể chạm đến cả những vị trí đỉnh cao như:
  • Quản lý bộ phận ẩm thực
  • Giám đốc quản lý dịch vụ ẩm thực.

Đừng nghĩ rằng học nghề pha chế thì chỉ có thể làm nhân viên pha chế. Hãy tin tưởng rằng vô vàn cơ hội việc làm ngành đầu bếp đang mở ra trước mắt bạn khi bạn chọn con đường này.

Phụ bar – Barboy
  • Phụ bar là người phụ giúp các công việc cho người pha chế chính.
  • Họ thường là những người mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề pha chế, họ lựa chọn trở thành phụ bar để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để về sau có thể vươn lên trở thành barista hoặc bartender.
  • Nhiệm vụ cụ thể của họ thường bao gồm: pha chế các thức uống đơn giản, quản lý các nguyên liệu pha chế, dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khu vực quầy bar…
  • Mức lương dành cho phụ bar sẽ rơi vào khoảng từ 4 đến 5 triệu/tháng (chưa tính thưởng, phụ cấp).
Pha chế – Bartender/Barista
  • Bartender chuyên pha chế các thức uống như cocktail (có cồn), mocktail (không có cồn) và nhiều loại đồ uống phổ biến khác. Họ làm đồ uống theo nhu cầu của khách nhưng vẫn sử dụng sức sáng tạo của bản thân để tạo nên sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • Barista thì chuyên pha chế mảng đồ uống liên quan đến cafe như espresso, cappuccino, latte… Họ cũng có thể làm các đồ uống hiện đại khác như milkshake, ice-blended, trà hoa quả, trà sữa…
  • Công việc của các bartender/barista thường bao gồm: chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ, pha chế đồ uống, sắp xếp khu vực làm việc…
  • Mức lương trung bình của họ thường dao động trong khoảng 5 đến 6 triệu/tháng (chưa tính tiền tip, phụ cấp, thưởng).
Bar trưởng – Head Bartender
  • Khi đã có kinh nghiệm từ 2 đến 4 năm ở vị trí bartender hoặc barista thì bạn hoàn toàn có thể vươn tới vị trí bar trưởng.
  • Công việc của bar trưởng thường khá bận rộn. Họ phải đảm nhiệm nhiều mảng như phân công lịch và vị trí làm việc cho nhân viên, kiểm tra thái độ làm việc của nhân viên, hướng dẫn và kiểm tra nghiệp của nhân viên pha chế, hỗ trợ nhân viên pha chế đồ khi cần thiết, giám sát và kiểm kê hàng hóa…
  • Mức lương cơ bản của bar trưởng sẽ khoảng từ 6 đến 7 triệu/tháng, chưa tính thưởng và các khoản phụ cấp khác.
Giám sát bộ phận pha chế – Beverage Supervisor
  • “Nấc thang” tiếp theo bạn có thể đạt được sau khi đã làm qua các vị trí như phụ bar, bartender, bar trưởng chính là vị trí giám sát bộ phận pha chế.
  • Công việc của một giám sát thường bao gồm: giám sát và phân công công việc cho nhân viên cấp dưới, quản lý tài sản và trang thiết bị, đề xuất tuyển dụng nhân sự mới, giữ mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận bếp, theo dõi phản hồi khách hàng, đào tạo nhân viên mới, đảm bảo doanh số của quầy bar…
  • Mức lương trung bình của một giám sát thường là từ 7 đến 9 triệu/tháng, chưa tính các khoản phụ cấp, thưởng và tiền tip.
Quản lý bộ phận pha chế – Beverage Manager
  • Vị trí này là một trong những đỉnh cao mà bất cứ ai học nghề pha chế cũng muốn chạm tới. 
  • Họ phải chịu trách nhiệm nhiều mảng như tổ chức nhân sự, quản lý công việc trong khu vực mình phụ trách, quan sát và điều phối công việc của cấp dưới sao cho đạt kết quả tốt nhất, cùng với bếp trưởng, bar trưởng sáng tạo những thực đơn đồ ăn đồ uống mới lạ để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách…
  • Mức lương trung bình chưa tính thưởng và các khoản phụ cấp của quản lý là 12 đến 15 triệu đồng/tháng.
Giảng viên pha chế và chuyên gia pha chế
  • Không chỉ dừng lại ở các lựa chọn trên, một nhân viên pha chế với nhiều năm kinh nghiệm còn có thể tăng thu nhập bằng nhiều công việc khác như làm giảng viên dạy pha chế trong các trung tâm dạy nghề, làm người đào tạo các khóa pha chế cho nhiều đơn vị ẩm thực hay tự mình mở lớp đào tạo nghề cho những học viên.
  • Ngoài ra, khi đã trở thành một chuyên gia pha chế, việc viết sách pha chế hay viết các bài về nghệ thuật đồ uống cộng tác cho báo chí cũng là một hướng phát triển đầy thú vị. Những hoạt động này vừa giúp bạn có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cho người có cùng đam mê, vừa giúp bản thân có thêm thêm thu nhập và trở thành người có sức ảnh hưởng trong ngành.
Tìm kiếm việc làm pha chế ở đâu?
  • Trên các tờ báo, tạp chí: Các trang báo hay tạp chí luôn có những phần tuyển dụng. Bạn có thể mua những tờ tạp chí/ hoặc báo chuyên về tuyển dụng hoặc có mục tuyển dụng để tham khảo
  • Trên các trang web tuyển dụng trực tuyến: Vừa tiết kiệm thời gian, vừa hiệu quả chính là điều mà các trang web tuyển dụng sẽ mang đến cho bạn. Bạn có thể tìm được công việc pha chế ưng ý tại các trang web tuyển dụng hay việc làm như: Viecngay.vn, Vietnamworks.com, Ybox…
  • Từ bạn bè, người thân: Bạn bè, người thân đôi khi chính là một nguồn thông tin tin cậy cho bạn mà bạn không ngờ tới đó. Nếu muốn tìm một công việc nào, bạn có thể hỏi người thân hay bạn bè quen biết để nhận được sự giới thiệu
Nguồn bài viết
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan