Cách đánh giá, chấp nhận, thương lượng hoặc từ chối lời mời làm việc

Nhận lời mời làm việc?

| 01 tháng 9 2020

| bởi CTW.vn

image

Ngay sau khi vượt qua cuộc phỏng vấn việc làm và nhận được một lời mời làm việc, bước tiếp theo là ra quyết định bắt đầu, và đây là một thử thách khó khăn không kém những giai đoạn trước. Để cân nhắc liệu có nên nhận việc hay không, xem xét liệu lời đề nghị có đủ tốt hay chưa, hoặc đánh giá liệu mức lương và các đặc quyền có phù hợp với năng lực với vị trí công việc hay không, bạn cần phải thận trọng trong việc tìm và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Những lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp bạn hình thành cơ sở lý luận để đánh giá liệu công việc có phù hợp với bạn hay không, cũng như cách thương lượng để có được một lời đề nghị xứng đáng.

Tập trung vào những gì bạn sẽ nhận được từ lời mời làm việc.

Phân tích lời đề nghị của nhà tuyển dụng về cơ hội phát triển nghề nghiệp, định hướng, chất lượng cuộc sống và khả năng chuyển đổi liên ngành, v.v sẽ giúp bạn đánh giá liệu có nên nhận việc hay không một cách tốt hơn. Một khi bạn quyết định chấp nhận lời mời làm việc, bạn cần phải cam kết với những chi tiết về công việc và chuyển trọng tâm sang đàm phán lương.

Đàm phán có phương pháp

Trong khi đánh giá lời mời làm việc, hãy tiếp cận và cân nhắc những giá trị trực tiếp và gián tiếp mà lời mời làm việc sẽ gia tăng giá trị cuộc sống của bạn một cách có hệ thống. Dưới đây là những điều tạo ra giá trị cốt lõi trong một lời mời làm việc:

  • Mức lương: Bạn phải chắc rằng số tiền được đề nghị đủ hấp dẫn, trong tương quan với kiến ​​thức, kỹ năng, kinh nghiệm và mức lương hiện tại của bạn. Bạn nên truy cập các trang web tìm kiếm việc làm, như Glassdoor, Indeed, Ladders và Salary.com để thu thập thông tin về khoảng lương điển hình cho một chuyên viên với bằng cấp như bạn. Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng nếu trong lời mời làm việc không có nhiều nguồn thu nhập linh hoạt và tiến hành đàm phán, thương lượng các đặc quyền.
  • Sự hài lòng với công việc: Đôi khi, tiền lương không phải là thứ duy nhất thúc đẩy một người nhận việc, mà còn có nhiều lý do khác. Sự hài lòng trong công việc hoặc cơ hội thử thách bản thân vẫn luôn được xem là tiêu chí quan trọng đối với một số chuyên gia khi chấp nhận thư mời. Vì vậy, hãy hiểu rõ chi tiết nội dung mô tả công việc và hỏi nhà tuyển dụng về vai trò, trách nhiệm thực tế, cũng như những loại công việc vị trí đó phải làm, trước khi chấp nhận lời đề nghị.
  • Văn hóa của công ty: Văn hóa của công ty có liên quan rất nhiều đến sự hài lòng và lòng trung thành trong công việc của nhân viên. Để biết bạn sẽ có cơ hội phát triển như thế nào và liệu bạn có thích làm việc ở môi trường đó hay không, hãy cố gắng tìm hiểu thêm về văn hóa của tổ chức từ những người đang làm việc tại đó thông qua mạng lưới kết nối trên LinkedIn, v.v..
  • Đặc quyền và phúc lợi: Ngoài thù lao, bạn cần phải xem xét các đặc quyền và phúc lợi được nhà tuyển dụng đưa ra. Hãy kiểm tra xem liệu công ty có giờ làm việc linh hoạt, các gói bảo hiểm xã hội và bảo hiểm hấp dẫn dành cho nhân viên và người thân, v.v hay không trước khi đưa ra quyết định.
Lên kế hoạch cho một cuộc thương lượng

“Đánh giá các yếu tố quan trọng của lời đề nghị mới chỉ là một nửa của quá trình. Điều quan trọng là lên kế hoạch về cách thương lượng và đàm phán với nhà tuyển dụng. Bạn cần chuẩn bị những chiến thuật và trình tự các bước đi của bạn khi đàm phán với trưởng phòng nhân sự. “

Tạo ra một chiến lược khéo léo đòi hỏi sự sáng tạo và biết điểm dừng. Bạn không nên bằng lòng với lời mời việc làm khi biết mình xứng đáng nhận được một lời đề nghị tốt hơn. Tương tự như thế, hãy linh hoạt khi phòng nhân sự không thể nhượng bộ với yêu cầu của bạn. Hãy coi trường hợp này như một vấn đề cần cả hai phía cùng nhau giải quyết và vượt qua để đạt được thỏa thuận tốt nhất.

Hãy từ chối nếu bản năng của bạn mách bảo như thế

Trong quá trình thương lượng công việc, đôi khi bạn sẽ phải thỏa hiệp và linh hoạt với một số điều khoản của lời đề nghị. Tuy nhiên, nếu tại bất kỳ thời điểm nào, trong hoặc sau khi đàm phán lời mời làm việc, hệ thống cảnh báo của chính bạn báo hiệu rằng bạn nên từ chối lời mời làm việc, hãy lắng nghe “tiếng nói từ bên trong bạn” và từ chối đề nghị một cách lịch sự. Hãy thể hiện sự tôn trọng trong lời từ chối và cũng đừng cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ khi bạn cảm thấy không phù hợp với công việc.

Vì vậy, trong tương lai, khi một cơ hội tuyệt vời gõ cửa, hãy sử dụng các bí quyết này trước khi đồng ý đón nhận nó vào cuộc sống của bạn.

Nguồn bài viết
  1. Priyanka Madhusudan, "How to evaluate, accept, reject, or negotiate a job offer", 12/05/2018, truy cập vào 28 tháng 08, 2020.
Bài viết liên quan