Công việc của công nhân sản xuất trong nhà máy và những điều cần biết

Sản xuất (Vận hành, Gia công)

| 10 tháng 6 2021

| bởi CTW.vn

image
Mô tả công việc
  • Thực hiện việc chấm công theo quy định của nhà máy vào đầu mỗi ca làm việc.
  • Đầu ca, thực hiện việc vệ sinh máy theo hướng dẫn. Tiến hành khởi động máy để chuẩn bị làm việc, nếu phát hiện hư hỏng phải báo ngay với Tổ trưởng chuyền liên hệ tổ bảo trì sửa chữa, không tự ý sửa chữa máy móc.
  • Thực hiện công đoạn sản xuất sản phẩm theo sự phân công của Tổ trưởng chuyền theo đúng vị trí, đảm bảo các yêu cầu về sản lượng, chất lượng sản phẩm.
  • Thực hiện đúng các hướng dẫn kỹ thuật vận hành máy của nhân viên kỹ thuật nhà máy.
  • Sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu, vật tư sử dụng cho quá trình sản xuất.
  • Theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất được trong ca làm việc, báo cáo với Tổ trưởng chuyền.
  • Trong quá trình sản xuất, nếu phát hiện lỗi phát sinh phải báo ngay cho Tổ trưởng, Kỹ thuật chuyền xử lý.
  • Thực hiện đúng nội quy nhà máy, an toàn lao động, an toàn thiết bị - máy móc, phòng cháy chữa cháy trong quá trình sản xuất.
  • Tắt máy, vệ sinh máy, tắt điện trước khi ra về.
  • Tham gia các phong trào thi đua sản xuất do nhà máy tổ chức.
  • Nhiệt tình tham gia các chương trình hành động, phong trào do công đoàn nhà máy tổ chức.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổ trưởng chuyền, cấp trên.
Tiêu chí đánh giá

1. Các tiêu chí đánh giá công nhân sản xuất

  • Sự lạc quan: công nhân có tinh thần làm việc tích cực là người sẽ gắn bó lâu dài với nhà máy.
  • Sự trung thực: công nhân trung thực luôn được đánh giá cao vì họ biết phân biệt đúng sai, công tư phân minh khi làm việc.
  • Sự nhiệt tình: công nhân làm việc nhiệt tình sẽ khiến bầu không khí làm việc trong nhà máy trở nên chuyên nghiệp, khẩn trương hơn – đem lại kết quả công việc tốt.
  • Sự tôn trọng: công nhân cần phải biết tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp của mình.
  • Giờ giấc: chính là yếu tố đánh giá sự chuyên nghiệp của mỗi công nhân sản xuất.
  • Độ tin cậy, cẩn trọng: công nhân biết chăm chút, cẩn trọng trong công việc sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn, nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, đồng nghiệp.

2. Phương pháp áp dụng tiêu chí đánh giá công nhân sản xuất:

  • Dựa trên mục tiêu:
    • Theo mục tiêu hành chính: căn cứ vào hệ thống chỉ số KPI để đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của công nhân sản xuất.
    • Theo mục tiêu phát triển: dựa vào hệ thống KPI, tìm hiểu nguyện vọng của công nhân, đưa ra những chiến lược giúp công nhân đạt mục tiêu cao nhất trong công việc.
    • Theo mục tiêu hoàn thành công việc: căn cứ vào thước đo hiệu quả công việc hàng tháng, quý để đánh giá năng lực làm việc thực sự của công nhân.
  • Dựa trên hình thức:
    • Đánh giá công nhân theo ngang cấp: công nhân trong mỗi chuyền sản xuất tự đánh giá lẫn nhau.
    • Đánh giá công nhân toàn diện: từ tổ trưởng chuyền, công nhân trong tổ làm việc…
Mức lương

Tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân sản xuất gồm: tiền lương căn cứ trên số ngày công lao động thực tế hoặc sản lượng sản xuất và lương nghỉ phép thực tế phải trả.

Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất có sự khác nhau giữa các địa phương và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Những doanh nghiệp có nhà máy đặt ở những địa phương có nguồn lao động tại chỗ ít thường có mức lương cơ bản cao hơn để thu hút lao động về làm việc. Những công nhân may mặc, sản xuất linh kiện điện tử thường nhận mức lương cơ bản cao hơn so với công nhân da giày…

Cách thức tính lương

Với công nhân sản xuất trong nhà máy, các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng 3 cách tính lương cơ bản sau:

1. Tính lương theo thời gian: theo giờ, ngày hoặc tháng. Cách tính lương theo thời gian như sau:

Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp/ Số ngày công quy định x số ngày làm việc thực tế.

2. Tính lương theo sản phẩm: căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc lượng công việc hoàn thành để tính lương cho công nhân. Cách tính lương theo sản phẩm:

Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm đạt yêu cầu x Đơn giá quy định mỗi sản phẩm.

3. Tính lương khoán: công nhân phải hoàn thành khối lượng công việc theo tiêu chuẩn được giao. Tỷ lệ hoàn hành càng lớn thì mức lương nhận được càng cao:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Đồng phục

Tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh (may mặc, thực phẩm, hóa chất…) mà mỗi doanh nghiệp sẽ quy định mẫu đồng phục dành riêng cho công nhân sản xuất của doanh nghiệp mình – vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động cho công nhân vừa tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Đồng phục công nhân sản xuất có thể bao gồm: áo, quần, áo choàng, mũ, bịt tai, khẩu trang, găng tay, kính, mặt nạ bảo hộ, giày, ủng, nút chống ồn, tạp dề… Nhiều doanh nghiệp còn có đồng phục riêng dành cho mùa xuân hè hay thu đông để tạo sự tiện lợi, thoải mái nhất cho công nhân.

KPI

KPI (Key Performance Indicators) là hệ thống chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu suất công việc của người lao động. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một bản chỉ số KPI riêng cho từng bộ phận, vị trí công việc. Với công nhân sản xuất trong các nhà máy, hệ thống KPI được áp dụng có thể căn cứ vào các chỉ số về:

1. Mức độ hoàn thành công việc

2. KPI về quản lý nguyên vật liệu

  • Tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu cho phép (tùy thuộc vào đơn hàng, thường trong khoảng 3 – 5%)
  • Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu tiêu hao: được tính bằng công thức = Số lượng tiêu hao thực tế ngoài định mức/ Số lượng tiêu hao cho phép
  • Tỷ lệ hư hỏng nguyên vật liệu

3. Tỷ lệ hàng hỏng…

Đào tạo

Với những nhà máy mới được thành lập thì hoạt động đào tạo là vô cùng quan trọng vì công việc mới mẻ cộng với nhiều thiết bị hiện đại, nếu không được đào tạo thì công nhân không thể làm việc được. Còn với những công ty đã hoạt động lâu thì công tác đào tạo vừa là đào tạo tay nghề cho công nhân mới, vừa là bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân sản xuất có năng lực.

Các phương pháp đào tạo công nhân sản xuất:

1. Đào tạo trong công việc:

  • Kèm cặp, chỉ bảo
  • Luân phiên thay đổi công việc
  • Thực tập sinh

2. Đào tạo ngoài công việc:

  • Đào tạo theo kiểu học nghề
  • Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với hỗ trợ của máy tính, phương tiện nghe nhìn
  • Tổ chức các khóa học ngắn hạn, hội nghị, thảo luận
  • Nghiên cứu tình huống…
Cách quản lý hiệu quả

Làm sao để quản lý công nhân sản xuất một cách hiệu quả luôn là “bài toán khó” với các Tổ trưởng sản xuất, Trưởng ca hay Quản đốc nhà máy. Sau đây là 6 kinh nghiệm quản lý công nhân sản xuất hiệu quả để những bạn đảm nhận các vị trí quản lý trong nhà máy có thể tham khảo:

1. Cập nhật chính xác số lượng công nhân: số lượng công nhân của mỗi chuyền sản xuất có thể bị thay đổi theo thời gian do công nhân nghỉ việc hoặc điều chuyển nhân sự theo yêu cầu thực tế; vì thế mà Trưởng ca hay Quản đốc nhà máy cần phải cập nhật thường xuyên để nắm bắt chính xác số lượng công nhân của mỗi chuyền sản xuất để phân công công việc hợp lý dựa trên số lượng công nhân hiện có.

2. Đặt mục tiêu cụ thể cho tổ/ các tổ công nhân: việc đề ra các mục tiêu công việc cụ thể sẽ giúp công nhân luôn nỗ lực làm việc để hoàn thành nhiệm vụ, qua đó đảm bảo các đơn hàng của nhà máy được hoàn thành đúng tiến độ.

3. Kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân: để dễ quản lý công nhân, nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng hình thức trả lương khoán theo định mức. Các công nhân sản xuất sẽ luôn nỗ lực làm việc để hoàn thành định mức ngày hay vượt định mức để nhận mức lương cao hơn.

4. Bố trí, phân công công việc linh hoạt: các tổ trưởng sản xuất cần phải nắm được năng lực thực tế của mỗi công nhân trong tổ để bố trí công việc phù hợp, bố trí những công nhân tay nghề còn yếu làm việc cùng công nhân có nhiều kinh nghiệm để học hỏi thêm.

5. Áp dụng chế độ thưởng - phạt công bằng: để khuyến khích tinh thần làm việc, cống hiến của người lao động cũng như duy trì nề nếp hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp cần phải đề ra chế độ thưởng – phạt rõ ràng và điều quan trọng là những nhà quản lý phải thực hiện một cách công bằng, dân chủ.

6. “Lạt mềm buộc chặt”: vẫn biết những quy định, nội quy đặt ra cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, tuy nhiên, tùy trường hợp, tùy cá nhân cụ thể mà việc áp dụng những điều đó cần phải linh hoạt, áp dụng bí quyết “lạc mềm buộc chặt” để quản lý công nhân một cách hiệu quả.

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan