Mô tả công việc trưởng phòng sản xuất (Production Manager)

Sản xuất (Vận hành, Gia công)

| 06 tháng 5 2021

| bởi CTW.vn

image

Sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh để tạo vị thế cạnh tranh cho mình. Một trong những yếu tố quan trọng chính là giá thành và chất lượng sản phẩm. Duy trì sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất luôn là cơ sở chiêu thị hiệu quả. Muốn làm được điều này, năng lực của trưởng phòng sản xuất là rất lớn. Họ vừa phải quản lý kỹ thuật, vừa giám sát, kiểm soát quy trình sản xuất. 

Khái niệm trưởng phòng sản xuất

Những công ty sản xuất hàng hóa là nơi sở hữu dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình tạo ra thành phẩm.

Với vai trò là người quản lý, trưởng phòng sản xuất sẽ trực tiếp lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo toàn bộ dây chuyền hoạt động ổn định, tạo ra sản phẩm chất lượng với chi phí sản xuất thấp nhất.

Mô tả công việc của trưởng phòng sản xuất

Trưởng phòng sản xuất phải vừa là người có chuyên môn giỏi, vừa sở hữu năng lực quản lý linh hoạt mới có thể hoàn thành tốt khối lượng công việc doanh nghiệp giao phó

1. Lập kế hoạch, triển khai, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận

Là người nắm rõ năng lực và công suất hoạt động của dây chuyền sản xuất, trưởng phòng sản xuất sẽ là người lên kế hoạch, phối hợp triển khai và linh hoạt điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất

  • Trực tiếp phối hợp cùng giám đốc nhà máy và phòng kho vận lên kế hoạch sản xuất, định mức tồn kho…
  • Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo thực trạng tăng giảm nguồn nguyên vật liệu từ phòng kho vận
  • Thường xuyên theo dõi lượng nguyên vật liệu tồn kho và kế hoạch đặt hàng để xác nhận khả năng đáp ứng của phòng sản xuất.
  • Theo dõi hoạt động giao nhận thành phẩm sau sản xuất , đảm bảo đáp ứng kế hoạch giao hàng
  • Linh hoạt điều chỉnh, xử lý tình huống khẩn cấp, xin chỉ đạo từ cấp trên, đảm bảo kết nối chặt chẽ kế hoạch trong toàn bộ doanh nghiệp.

2. Điều phối hoạt động của phòng sản xuất

Hoạt động điều phối trực tiếp sẽ được các trưởng bộ phận đảm trách theo sự phân công. Trưởng phòng sản xuất sẽ thực hiện công việc điều phối ở mức độ vĩ mô, tổng quát 

  • Quản lý, giám sát, điều hành các bộ phận trong phòng sản xuất
  • Trực tiếp triển khai kế hoạch sản xuất theo ngày, tuần, tháng đến các trưởng bộ phận
  • Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng nguyên vật liệu từ các bộ phận
  • Tiếp nhận báo cáo sản xuất mỗi ngày từ trưởng bộ phận, tổng hợp và kịp thời phát hiện vấn đề phát sinh và xử lý
  • Đảm bảo quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng như doanh nghiệp đăng ký, ví dụ tiêu chuẩn ISO, HACCP…
  • Định kỳ đề xuất bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất, đảm bảo việc vận hành suôn sẻ.

3. Xây dựng quy trình làm việc khoa học cho phòng sản xuất

Cải tiến quy trình làm việc cũ kỹ, lạc hậu, làm tăng chi phí sản xuất là một phần trách nhiệm của trưởng phòng sản xuất

  • Đánh giá thực trạng quy trình làm việc hiện tại
  • Sáng tạo, đề xuất cải tiến quy trình làm việc mới với  những số liệu phân tích cụ thể về tính hiệu quả mang lại.
  • Tiếp nhận phản hồi từ các bộ phận về bản dự thảo quy trình làm việc mới
  • Trực tiếp tổng hợp, lập báo cáo trình lên cấp trên phê duyệt
  • Tiếp nhận sự phản hồi từ cấp trên và cùng các trưởng bộ phận điều chỉnh lại dự thảo quy trình mới
  • Thuyết trình trước ban lãnh đạo về tính khả thi của dự thảo sau khi điều chỉnh
  • Trực tiếp triển khai, giám sát chặt chẽ quá trình cải tiến quy trình sản xuất giữa các bộ phận phòng sản xuất.

4. Đảm bảo chất lượng thành phẩm sau sản xuất

Chất lượng sản phẩm đồng bộ, đạt chuẩn là yêu cầu đặt ra cho quá trình sản xuất

  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào từ phòng kho vận
  • Đảm bảo chất lượng về quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn, vận hành máy móc ổn định…
  • Trực tiếp hoặc bố trí nhân sự giám sát chặt chẽ quá trình tạo sản phẩm đúng quy chuẩn từ khi bắt đầu đến lúc cho ra thành phẩm.
  • Chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm đầu ra
  • Tổ chức và trực tiếp chủ trì cuộc họp đánh giá chất lượng sản phẩm, khen thưởng, phê bình, kỷ luật những cá nhân ảnh hưởng đến kết quả làm việc của phòng sản xuất.

5. Tham mưu cho dòng sản phẩm mới

Việc phát triển sản phẩm mới thuộc về phòng nghiên cứu phát triển (R&D), tuy nhiên, họ luôn cần đến sự tham mưu của tất cả các phòng ban khác, đặc biệt là phòng sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.

  • Trực tiếp tham gia cuộc họp nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm mới
  • Sản xuất thử sản phẩm mới và đưa ra những phản hồi về việc vận hành máy móc, bố trí nhân lực trong dây chuyền sản xuất.
  • Phân tích định mức nguyên vật liệu, chi phí giá thành sản phẩm mới
  • Hỗ trợ việc điều chỉnh các thử nghiệm cho sản phẩm mới trong suốt quá trình nghiên cứu

6. Quản lý nhân sự phòng sản xuất

Nhân sự phòng sản xuất đều do trưởng phòng sản xuất toàn quyền hoặc tham mưu khi điều chỉnh

  • Dựa trên nhu cầu sản xuất thực tế, dự báo nhu cầu nhân lực tại các bộ phận trực thuộc
  • Đề xuất yêu cầu tuyển dụng lên ban lãnh đạo
  • Phối hợp cùng phòng nhân sự trong công tác tuyển dụng, đặc biệt khi tuyển nhân sự chuyên môn
  • Trực tiếp đứng lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề cho các nhân viên
  • Đánh giá thành tích, đề bạt, khen thưởng hoặc phê bình nhân viên
  • Đảm bảo duy trì, ổn định nhân lực chủ chốt cho quá trình sản xuất
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan