Sinh viên học Ngành Kỹ thuật ra trường làm gì?

Sản xuất (Vận hành, Gia công)

| 25 tháng 5 2021

| bởi CTW.vn

image
Ngành kỹ thuật là ngành gì?

Kỹ thuật, hiện nay còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

Có rất nhiều chuyên ngành mà bạn có thể lựa chọn, được phân chủ yếu theo 4 nhóm chính:  

  • Khối chuyên ngành cơ khí, xây dựng, vận tải
  • Khối chuyên ngành điện, điện tử
  • Khối chuyên ngành công nghiệp

Các khối chuyên ngành liên quan Ngành kỹ thuật là ngành có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành nghề khác.

4 nhận định sai khiến bạn lỡ mất cơ hội chọn học nghề kỹ thuật

1. Học nghề kỹ thuật toàn làm việc tay chân?

Đồng ý rằng học nghề kỹ thuật sẽ đem lại cho bạn cơ hội được thực hành rất nhiều, nhưng thực hành không có nghĩa là bạn hoàn toàn chỉ sử dụng tay chân. Thậm chí đối với các ngành nghề kỹ thuật, tính chuyên môn và am hiểu về khoa học tự nhiên lại là yếu tố quyết định của công việc.  

Ngành kỹ thuật luôn đòi hỏi chất lượng lao động cao, nhờ đó mà mức lương trở nên hấp dẫn. Ví dụ sinh viên ngành kĩ thuật ô tô mới tốt nghiệp ra trường dễ dàng đạt được mức lương 9-12 triệu đồng một tháng. Đặc biệt, kỹ sư điện được coi là ngành có mức lương khởi điểm cao nhất lên đến 12, 5 triệu đồng một tháng cho sinh viên mới ra trường.

2. Dễ bị thay thế trong tương lai bởi robot?

Quan niệm số một dẫn đến sự sai lầm thứ hai: học nghề kỹ thuật sẽ sớm bị thất nghiệp vì sự thay thế của robot. Tuy nhiên, robot sẽ chỉ là công cụ hỗ trợ con người. Học nghề kỹ thuật luôn là mảnh đất giàu tiềm năng cho bất cứ bạn trẻ nào đam mê khám phá. Liệu sinh viên học ngành kỹ thuật sẽ dễ dàng bị robot thay thế? Đồng thời, những trung tâm học nghề luôn đổi mới chương trình học theo nhu cầu của thị trường.

3. Chỉ dành cho nam giới?

Khối ngành kỹ thuật hay bị gắn mác khô khan và vất vả, chỉ phù hợp với các bạn nam. Nhưng ít ai biết rằng, có nhiều ngành kỹ thuật đặc biệt khát nhân lực là nữ. Không những vậy, nhiều trường còn đưa ra những chính sách khuyến khích hỗ trợ sinh viên nữ khi theo học những ngành kỹ thuật.

Nữ giới đang dần khẳng định vị trí của mình khi hoàn toàn có thể làm tốt những công việc tưởng chừng trước nay chỉ có nam giới đảm nhiệm.

4. Nội dung học ngành kỹ thuật khô khan?

Nội dung học chỉ trở nên khô khan khi bạn không phù hợp và thiếu niềm đam mê với nghề. Nếu bạn có tố chất phù hợp với các ngành kỹ thuật như ưa thích các môn về tự nhiên, đam mê làm việc với máy móc thiết bị… ngành kỹ thuật sẽ là nơi để bạn thỏa sức với đam mê của mình. 

Ưu điểm chọn học nghề ngành kỹ thuật

Ngành kỹ thuật là thế mạnh đào tạo của đa số các trường nghề. Những ngành nghề kỹ thuật thường đòi hỏi mức độ thực hành cao, trường nghề kỹ thuật sẽ là môi trường lí tưởng khi học thiên về thực hành. Việc được tiếp xúc sớm với công việc thực tế sau này sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm và kĩ năng khi bắt tay vào làm việc hơn.  

Ngày nay, để khuyến khích phát triển một số ngành kỹ thuật như hàn, cắt gọt kim loại, học viên khi theo học sẽ được hỗ trợ đến 70% học phí. Không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc, học nghề còn là lựa chọn dễ thở với đầu vào dễ dàng. Bạn hoàn toàn lựa chọn được ngành nghề mình yêu thích mà không bị phụ thuộc bởi điểm số.

Đồng thời chứng chỉ hay bằng cấp sau khi hoàn thành chương trình học chính là tấm vé thông hành để đưa bạn đến cơ hội về việc làm sau này. 

Lộ trình phát triển sau học nghề kỹ thuật

1. Định hướng ngắn hạn dành cho sinh viên học nghề kỹ thuật

Học liên thông lên cao đẳng, Đại học

Theo quyết định mới được ban hành 18/2017/QĐ-TTg, học viên được phép học liên thông lên trình độ cao hơn để nâng cao tay nghề. Cụ thể trình độ trung cấp có thể liên thông lên cao đẳng, trình độ cao đẳng liên thông lên đại học cùng ngành.

Lựa chọn đầu tư phát triển tay nghề luôn là một quyết định có ích cho tương lai của bạn. Chương trình liên thông được thiết kế để bổ sung thêm cho bạn những kiến thức, kĩ năng còn thiếu, nhưng lại đảm bảo tránh trùng lặp giúp bạn tiết kiệm thời gian. Thời gian học liên thông chỉ từ một năm rưỡi đến hai đối với liên thông từ trung cấp lên cao đẳng hoặc cao đẳng lên đại học là một điểm cộng cho bạn.

Nếu có bằng khá trở lên, bạn ngay lập tức được dự thi liên thông lên cao đẳng, đại học. Đây là một lợi thế cho những bạn muốn nâng cao chuyên môn của mình.

Du học nghề

Chắc hẳn bạn đã quá quen với thuật ngữ du học từ cấp ba, du học đại học. Vậy còn du học nghề thì sao? Đây là một hình thức học không hề mới, nhưng ngày càng chứng tỏ được độ hấp dẫn riêng. Du học nghề về bản chất cũng giống như các hình thức du học khác đó là được trải nghiệm môi trường học tập ở nước ngoài. Thêm nữa, du học nghề vẫn có điểm chung với học nghề trong nước như thời gian đào tạo ngắn, thực hành nhiều… Điểm khác biệt của du học nghề nằm ở chỗ bạn còn được học những kiến thức mới từ những nền giáo dục tiên tiến kết hợp với trải nghiệm văn hóa và có cơ hội làm việc tại chính quốc gia mình theo học.

Du học nghề là lựa chọn khá hấp dẫn với các bạn học ngành kỹ thuật Du học nghề còn đem lại cơ hội có tiền lương ngay khi còn đang đi học. Bạn hoàn toàn có thể vừa học vừa làm để quen dần với công việc sau này.

Thực tập ở các công ty

Việc đi thực tập sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình làm việc, cách vận hành ở các công ty luôn là cách hiệu quả nhất để bạn làm quen dần với công việáy móc và ứng dụng lí thuyết vào trong thực hành. Nếu như ở trường nghề, việc thực hành vẫn còn nằm trong môi trường sư phạm, thì công ty là môi trường tuyệt vời nhất giúp bạn hình dung ra công việc cụ thể sau này. Bạn sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm cho riêng bản thân mình, đồng thời đây cũng là một trải nghiệm mang đến điểm sáng cho CV xin việc của bạn. 

2. Định hướng dài hạn

Xin việc tại các xưởng sản xuất hoặc công ty

Đây là lựa chọn của hầu hết các bạn học viên mới tốt nghiệp trường nghề. Với nhu cầu thị trường về khối ngành kỹ thuật lớn như hiện nay, không khó để các bạn sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành của mình. Thậm chí, nhiều trường nghề còn đẩy mạnh đào tạo ứng dụng thực tế theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nhờ đó học viên sẽ có việc làm ngay.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kiến thức chuyên môn về ngành, một thái độ làm việc tốt cũng như kĩ năng mềm cần thiết để sớm trở thành một nhân viên kỹ thuật lành nghề.

Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một xu hướng đang trên đà phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, bình quân mỗi năm lao động nước ngoài gửi về nước 2,5 tỷ USD. Rất nhiều quốc gia đang khát nguồn nhân lực trong lĩnh vực kĩ thuật, do đó đây là cơ hội vàng cho những lao động Việt Nam tay nghề cao.

Tuy nhiên, để có được tấm vé đi xuất khẩu lao động, bạn cần phải vượt qua một số yêu cầu của bên nước sở tại và ngành nghề bạn làm việc. Mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc mới là yếu tố hấp dẫn của xuất khẩu lao động trong mắt các lao động ngành kĩ thuật của Việt Nam.

Không những vậy, ngày nay có nhiều trường nghề đào tạo học viên theo hướng xuất khẩu lao động đến những thị trường phát triển như Nhật, Hàn…Đây chính là con đường nhanh chóng để bạn đạt được mong muốn xuất khẩu lao động của mình.

Theo hướng quản lí sản xuất

Quản lí sản xuất chính là mắt xích quan trọng trong hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Ở những nhà quản lí sơ cấp, yêu cầu về trình độ nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu. Nếu là một nhân viên kĩ thuật lành nghề lâu năm, việc đảm nhận vị trí quản lí sẽ là một trải nghiệm thú vị với bạn. Bạn không chỉ được làm công việc chuyên môn, mà còn tham gia vào quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát quy trình làm việc. Đây là một công việc đòi hỏi tính thử thách cao hơn, nhưng mức lương nhận lại là vô cùng xứng đáng.

Theo hướng chuyên sâu trong lĩnh vực theo đuổi

Trong xã hội đòi hỏi tay nghề cao như hiện nay, một chuyên gia về ngành kỹ thuật chắc chắn sẽ có giá trị lớn. Họ là người rất am hiểu về lĩnh vực của mình. Họ sẽ là người giải quyết những vấn đề phát sinh hay sự cố trong sản xuất. Không những vậy, họ còn có thể làm nhà hỗ trợ tư vấn để cải thiện chất lượng công việc.

Vậy việc trở thành chuyên gia có khó không? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, sở thích và hướng đi mong muốn của bạn. Là một thợ lành nghề thôi chưa đủ, bạn hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi.

Ngành kỹ thuật có sự đa dạng rất lớn về ngành học và ngành nghề. Mỗi ngành nghề sẽ lại mang những đặc thù riêng, nhưng hầu như có liên quan logic với nhau. Do vậy kiến thức của ngành khác có thể sẽ bổ trợ và giúp ích cho ngành nghề của bạn. Hoặc bạn hoàn toàn có thể học sang một lĩnh vực mới dựa vào những nền tảng sẵn có từ học nghề kĩ thuật trước đó để làm công việc mình yêu thích. Việc theo đuổi công việc yêu thích và thích nghi nhanh chóng với yêu cầu của thị trường chính là nước đi khôn ngoan cho những lao động trong thời đại này.

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan