Nostalgia Marketing (Marketing hoài niệm) - Chiến lược mạnh mẽ mà các thương hiệu nên tận dụng

Digital marketing - Social media

| 02 tháng 9 2021

| bởi CTW

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
Về Nostalgia Marketing

Các thương hiệu, marketer và dân sáng tạo nội dung đều nhận ra được, rằng “đi dạo” trong ký ức có thể là một công cụ đắc lực trong việc kết nối cảm xúc với khách hàng. Khi những ký ức trong quá khứ liên tục ùa về thời điểm hiện tại, chúng ta luôn có suy nghĩ về việc kết nối hai quãng thời gian này với nhau, và đây là một điều vô cùng bình thường. Đây cũng chính là khởi nguồn cho Nostalgia Marketing (tạm dịch: Marketing hoài niệm).

Vậy, Nostalgia Marketing là gì? Có thể hiểu Nostalgia Marketing là việc “sử dụng các concept cũ, quen thuộc vốn gắn liền với ý nghĩa về hạnh phúc và những kỷ niệm đẹp, để từ đó xây dựng niềm tin cho các ý tưởng mới và thương hiệu.” Cách tốt nhất để thuyết phục khách hàng rằng bạn xứng đáng có được sự chú ý của họ, là hãy gắn kết ý tưởng của bạn với một thứ mà họ thực sự yêu thích.

Khách hàng luôn tìm thấy sự ấm áp và thoải mái trong ký ức, vì chúng thường đi đôi với những trải nghiệm hoặc cảm giác khó quên. Thực tế cho thấy, social media đang định hình lại những gì xảy ra trong quá khứ chứng minh việc “chạm” vào sự hoài niệm sẽ khiến con người chìm trong cảm xúc - thay vì cố gắng né tránh nó.

1. Khơi dậy sự hoài niệm qua nhiều cách thức

Theo thống kê từ GlobalWebIndex, cứ 10 người được hỏi thì 8 người nói rằng họ có thi thoảng trải qua những cảm giác hoài niệm (không bàn đến mức độ tác động nhiều hay ít). Việc xoáy sâu vào sự hoài niệm tới mức tối đa trên các phương tiện truyền thông không phải là điều bắt buộc phải làm, nhưng nên có.

Ví dụ với chiến dịch #ShareACoke: Coca-Cola đã tạo nên một sợi dây kết nối đầy cảm xúc giữa những khán giả có tư duy và thế giới quan khác nhau thông qua việc cùng nhau tận hưởng một lon soda, cùng chia sẻ những sở thích và đam mê với nhau.

Chiến dịch độc-nhất-đầu-tiên này đã tôn vinh sức mạnh của những cái tên riêng biệt theo hơi hướng vui tươi, hoà nhập, và cũng khơi gợi cảm giác thơ ấu khi tìm được tên mình in trên móc khóa hoặc đồ lưu niệm ở một nơi xa lạ nào đó.

Việc tái tung các sản phẩm độc quyền sẽ giúp các thương hiệu thúc đẩy doanh số, đồng thời kéo những khách hàng trung thành với thương hiệu trở lại. Nike là một ví dụ điển hình cho chiến thuật này, cụ thể là việc bán những mẫu giày đậm chất “retro”, những mẫu giày sneaker mới đầy thu hút sau khi cho ra mắt những mẫu giày nguyên bản.

Các công ty cũng áp dụng yếu tố hoài niệm trong quảng cáo của mình theo nhiều cách khác nhau để cộng hưởng với cảm xúc của khách hàng. Gần đây, Cheetos đã ‘chiếm thế thượng phong’ tại Super Bowl với quảng cáo trên nền bản hit “It Wasn’t Me” của Shaggy, có xuất hiện hình ảnh một siêu sao trả lời về những gì cần làm sau khi bị bắt quả tang đang ăn vụng snack. Quảng cáo này ra mắt với mục đích kỷ niệm 20 năm ra mắt của bản hit, và đã tạo nên một tiếng vang lớn trên social media.

2. Tác động mạnh vào cảm xúc

Để tạo được một chiến dịch thành công, bạn cần thực sự để tâm tới những kỷ niệm trong cộng đồng mục tiêu một cách cực kỳ chi tiết. Điểm chủ chốt ở đây là hiểu được điều gì tạo nên động lực cho khách hàng của bạn, và nghĩ xem đâu là thứ tác động mạnh nhất vào cảm xúc của họ.

Một chút nghiên cứu nhỏ sẽ giúp bạn đi được cả chặng đường dài, và bằng việc phân tích các thế hệ khách hàng, các thương hiệu sẽ có thể cộng hưởng cảm xúc vô tận với khách hàng thông qua chọn lựa đúng sản phẩm, phong cách và văn hoá mà họ thích. Đôi lúc, mục tiêu trước mắt không còn là sự trao đổi nữa, mà thay vào đó là tạo ra những khoảnh khắc giải trí nhẹ nhàng cho đối tượng mục tiêu. Điều này tạo ra nội dung có thể chia sẻ trong cộng đồng, đồng thời mang lại cảm hứng tích cực cho thương hiệu của bạn.

Nhân cách hoá thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn cũng là một chiến lược tuyệt vời để khắc ghi yếu tố hoài niệm. Thể hiện một bộ mặt cho thương hiệu, nhấn mạnh về sứ mệnh đầy tích cực hay quy tụ các khách hàng khác nhau về chung với nhau, tất cả đều sẽ để lại dấu ấn về lâu dài.

Kỳ nghỉ lễ có thể là dấu mốc cao điểm để các thương hiệu khơi gợi những phản ứng về mặt cảm xúc, đánh vào tình cảm và suy nghĩ của người dùng. Việc suy nghĩ về cách đối tượng mục tiêu của bạn phản ứng với các chuẩn mực và truyền thống văn hóa diễn ra trong kỳ nghỉ lễ là một cách tuyệt vời để khơi gợi những khoảnh khắc hoài niệm có liên quan đến họ.

Cuối cùng, đừng quên rằng, động lực bắt nguồn từ những gì được gìn giữ trong quá khứ. Nếu bạn sẵn lòng chia sẻ về những kỷ niệm và lịch sử của thương hiệu, thì hiệu quả trả về sẽ không chỉ dừng lại ở việc thể hiện được quá trình phát triển của thương hiệu, mà còn tạo được động lực cho những dự án khác mang về lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

Quay trở lại với logo thuở đầu, hoặc gợi nhớ lại lịch sử hình thành cũng có thể là cách tuyệt vời để gợi cho người tiêu dùng về sự gắn kết mà họ đã và đang có với thương hiệu. 

Hãy cùng tìm hiểu cách ứng dụng Nostalgia Marketing bên dưới nhé.

3. Sự hoài niệm luôn mang lại hiệu quả

Sự hoài niệm là một công cụ thực sự hấp dẫn để gắn kết cảm xúc con người. Khi khách hàng có cảm giác hoài niệm, họ thường có xu hướng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ví dụ: trước đây, khi bạn thưởng thức một món ăn hay xem một bộ phim cũ chiếu lại trên TV, bạn không chỉ muốn thưởng thức một mình mà còn muốn chia sẻ trải nghiệm với những người mà bạn biết có cùng chung kỷ niệm đó với bạn. Đây chính là lý do khiến cho sự hoài niệm trở nên tự nhiên, và các chiến dịch sử dụng chiến lược này thường được cộng đồng chia sẻ rất nhiều.

Tất nhiên, giống như bất cứ điều gì khác trong thế giới của branding, bên cạnh những lợi ích mang lại cho các công ty sử dụng một cách chính xác, thì Nostalgia Marketing cũng có một số rủi ro cần phải tính đến. Nếu bạn cứ xoáy sâu vào sự hoài niệm mà không có định hướng rõ ràng và kế hoạch triển khai cụ thể, thì bạn có thể hủy hoại hoàn toàn thay vì cải thiện danh tiếng cho thương hiệu, sản phẩm của mình.

Như thường lệ, các chiến dịch thành công - dù sử dụng Nostalgia Marketing hay những chiến lược khác - sẽ luôn đem tới hiệu quả và tính xác thực. Điểm quan trọng nhất là phải tìm được cách nắm bắt những khoảnh khắc quan trọng nhất trong dòng chảy thời gian của khách hàng, và sử dụng những khoảnh khắc đó để nâng cao nhận diện cho thương hiệu, sản phẩm của bạn. Nostalgia Marketing sẽ đạt tới hiệu quả tối đa khi các công ty hiểu được đối tượng khách hàng của mình, nắm bắt được nhịp đập của nền văn hóa hiện tại, và lắng nghe những gì mà mọi người đang khao khát có được nhất. 

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
  • Trung Phong. Business & Marketing Case - Tomorrow Marketers. NOSTALGIA MARKETING (MARKETING HOÀI NIỆM) - CHIẾN LƯỢC MẠNH MẼ MÀ CÁC THƯƠNG HIỆU NÊN TẬN DỤNG. Ngày đăng: 02/09/2021. Truy cập: 06/09/2021.
  • Nguồn ảnh: Freepik
Bài viết liên quan