Mô tả công việc của Nhân viên pha chế

Nhà hàng - Khách sạn

| 07 tháng 4 2021

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
Giới thiệu

Pha chế là công việc tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng, điều đó giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và bán hàng của mỗi người. Và bạn biết đó, khách hàng cũng chính là một trong những “nguồn thu” dồi dào cho bạn nếu bạn giao tiếp tốt, biến cuộc chơi ấy không chỉ của riêng các khách hàng mà thôi. 

Các nhân viên Pha chế không cần lo lắng việc bị “chôn chân tại chỗ” với cùng một vị trí, một môi trường, một đơn vị nào. Tính chất đặc trưng của công việc này là linh hoạt, năng động. Thậm chí một nhân viên Pha chế có thể “đầu quân” tại 2 nơi trong cùng một lúc miễn đáp ứng được yêu cầu thời gian.

Và một trong những điều thu hút được phần lớn những người theo nghề này chính là mức thu nhập hấp dẫn. Mức lương cơ bản mà một nhân viên Pha chế được nhận là 4 triệu – 5 triệu đồng/ tháng. Đây là lương cơ bản chưa bao gồm phí phục vụ, tiền tip và phụ cấp.

Nhân viên pha chế là ai?

Nhân viên pha chế ( Bartender/Barista) là người trực tiếp sáng tạo, trình bày các loại thức uống: rượu, cafe,cocktail… Với việc làm pha chế này thì người pha chế sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đồ uống đến khách thông qua nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa Bartender và Barista. Nhiều người nghĩ đây chỉ là cách gọi khác nhau của người pha chế nhưng thực chất không phải.

  • Bartender: là người pha chế nhưng chủ yếu pha chế các thức uống như: sinh tố, soda, rượu, cocktail. Bartender sẽ là người đảm nhiệm vai trò pha chế trong các quầy bar.
  • Barista: cũng là người pha chế nhưng là pha chế cafe là chủ yếu. Với việc làm pha chế này, bạn sẽ phải chế tạo các thức uống từ cafe từ cafe rang xay, cafe truyền thống, tạo hình nghệ thuật cafe.. và quan trọng nhất là tạo ra thức uống mang hương vị thơm ngon cho khách hàng.
Công việc của nhân viên Pha chế

Các công việc cơ bản của một nhân viên Pha chế (kể cả Bartender hay Barista) đều có thể gói gọn như sau:

  1. Chuẩn bị nguyên liệu, thành phần theo công thức pha chế
    • Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết theo công thức.
    • Kiểm kê hàng hóa, lên đơn nhập hàng.
    • Đảm bảo chất lượng của các nguyên liệu.
    • Tồn nguyên liệu, xử lý các nguyên liệu hỏng như trái cây.
  2. Thực hiện pha chế
    • Nhận order.
    • Thực hiện các món nước theo yêu cầu của khách.
    • Đảm bảo chất lượng: Màu sắc, mùi vị, trang trí của món nước trước khi phục vụ khách hàng.
  3. Chuẩn bị dụng cụ pha chế và tiêu chuẩn
    • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Pha chế cần thiết và đạt tiêu chuẩn.
    • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong suốt quá trình sử dụng và sau khi sử dụng.
  4. Dọn dẹp và sắp xếp khu vực làm việc
    • Luôn giữ khu vực làm việc sạch sẽ.
    • Vệ sinh tủ, kệ, dụng cụ pha chế.
    • Sắp xếp các loại dụng cụ gọn gàng, đúng nơi quy định.
    • Vệ sinh tủ lạnh, tủ mát. Sắp xếp các nguyên liệu gọn gàng.
  5. Nhận các công việc khác theo sự phân công của Bar trưởng
    • Làm việc theo phân công của Bar trưởng.
    • Phối hợp với các bộ phận khác để Dịch vụ được hoàn thiện hơn.
    • Kiểm tra các trang thiết bị trong khu vực làm việc. Báo cáo khi cần bảo trì, bảo dưỡng.
    • Báo cáo công việc với Bar trưởng.
Nhân viên pha chế cần kỹ năng gì?
  • Kỹ năng ghi nhớ 
    • Làm việc pha chế đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải ghi nhớ vô vàn công thức đồ uống. Chắc chắn sẽ chẳng có chỗ nào tuyển một nhân viên pha chế có “não cá vàng” đâu. Vì thế, muốn theo đuổi công việc pha chế này ngoài đam mê, kiến thức bạn cũng cần phải học và rèn luyện khả năng ghi nhớ. Để tăng khả năng ghi nhớ, bạn có thể tham khảo các bài tập có sẵn trên mạng hoặc đến các trung tâm kỹ năng.
  • Kỹ năng phục vụ, giao tiếp 
    • Bất kì một công việc nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, với công việc pha chế, phục vụ trực tiếp khách hàng thì đây là một trong những kỹ năng cần thiết hơn cả. Bạn cần phải giới thiệu đồ cho khách, hiểu khách cũng như nắm bắt tâm lý của khách thông qua việc giao tiếp. Ngoài ra, việc biết thêm các tiếng nước ngoài cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.
  • Kỹ năng biểu diễn 
    • Khi đến các quầy bar, quán rượu, bạn thường thấy các bartender có những động tác biểu diễn pha chế đồ uống đẹp mắt đúng không nào? Để có những màn biểu diễn thu hút khách hàng như vậy, các bartender đã phải trải qua những lớp học về kỹ năng biểu diễn. Có thể nói đây chính là kỹ năng khó nhất mà không phải ai cũng làm được. Biểu diễn chính là kỹ năng chủ chốt để phân biệt giữa một bartender chuyên nghiệp và nghiệp dư. Nếu muốn thăng tiến, thành công hơn trong công việc pha chế thì bạn nên đi học và luyện tập chăm chỉ kỹ năng biểu diễn này nhé!
Lợi thế và hạn chế của việc làm pha chế
  • Lợi thế 
    • Có mức thu nhập cao.
    • Có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp ( làm chủ quán bar, cafe, làm việc trong doanh nghiệp lớn)
    • Mở rộng được mối quan hệ
    • Nâng cao kỹ năng ghi nhớ, giao tiếp, phục vụ, ngoại ngữ..
  • Hạn chế
    • Áp lực công việc khá cao
    • Có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu phục vụ cho khách chưa đủ độ tuổi ( các đồ uống có cồn)
  • Mức lương:
    • Hiện tại, mức lương của Nhân viên pha chế trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng, khoảng lương phổ biến là 5-8 triệu đồng/tháng
Nguồn bài viết
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan