Các ngành nghề có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Sản xuất (Vận hành, Gia công)

| 23 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
Tại sao xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản được ưa chuộng?

Nhật Bản luôn là thị trường XKLĐ mơ ước của nhiều lao động Việt, bởi:

  • Mức lương xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản cao nhất trong 3 thị trường phổ biến hiện nay là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
  • Môi trường làm việc chất lượng và ổn định
  • Đất nước văn minh, con người thân thiện và trung thực
  • Tiêu chí tuyển chọn không quá khắt khe
  • Đơn hàng nhiều, đa dạng ngành nghề tuyển
  • Nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước...

Ngoài ra, việc đi xuất khẩu lao động còn có các lợi ích như sau:

  • Thu nhập cao và ổn định
    • Nếu làm việc tại nước ngoài, trong các doanh nghiệp uy tín sẽ được đảm bảo mức lương cao và ổn định hơn, kèm theo đầy đủ các quyền lợi và chế độ đãi ngộ tương xứng theo quy định. Ngoài ra, một số nơi, lao động ngoài nước còn có thể được tăng ca, làm thêm ngoài giờ, làm thêm công việc khác… cũng giúp thu nhập hàng tháng ở mức cao, khoảng vài ba chục triệu đồng.
  • Cải thiện và nâng cao Ngoại ngữ
    • Giao tiếp cơ bản đến thành thạo ngôn ngữ của nước đến là một trong những yêu cầu bắt buộc khi lao động đi làm việc tại nước ngoài. Từ vốn ngoại ngữ nền tảng, đủ để giao tiếp trong công việc và đời sống sinh hoạt thường ngày, xuất khẩu lao động sang các nước sau khoảng vài năm chắc chắn sẽ giúp cải thiện và nâng cao trình độ, nhất là kỹ năng nghe – nói, thậm chí phản xạ nhanh và giao tiếp thành thạo, tự nhiên như người bản xứ. Điều này không chỉ giúp ích rất nhiều khi còn làm việc tại nước sở tại mà còn mang lại nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi về nước.
  • Tiếp cận môi trường làm việc quốc tế hiện đại
    • Không chỉ có cơ hội làm việc với máy móc và thiết bị, công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, lao động Việt làm việc tại nước ngoài còn được tiếp cận môi trường làm việc chuyên nghiệp và chuẩn chỉnh nhất, hình thành tư duy và tác phong nghề nghiệp, tính kỷ luật và có trách nhiệm, sự cạnh tranh công bằng và minh bạch đến khả năng sáng tạo, sự linh hoạt.
  • Được gia hạn hợp đồng, tăng thu nhập
    • Ích lợi này dành cho những lao động đạt yêu cầu, làm việc chuyên nghiệp và chất lượng cao. Sau thời gian thỏa thuận, họ có thể sẽ được công ty tiếp nhận gia hạn thêm thời gian làm việc và đương nhiên, khi đó, mức lương nhận được sẽ cao hơn so với mức lương ban đầu.
  • Mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi về nước
    • Kinh nghiệm làm việc thực tế, trình độ ngoại ngữ vững và chuẩn cùng với tư duy và đạo đức nghề nghiệp cao là những điểm cộng vô cùng lớn giúp lao động về nước sau thời gian xuất khẩu dễ dàng tìm việc ở các vị trí cao (như kỹ sư, giám sát, quản lý, quản đốc, giám đốc…) hay đàm phán mức lương xứng đáng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc hoàn toàn mới như phiên dịch viên hay giáo viên dạy ngôn ngữ tương ứng nếu muốn và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuyển dụng của tổ chức, doanh nghiệp.
Những ngành nghề có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản

Từ năm 2020, Nhật Bản chính thức nới rộng việc tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài đến, tăng từ 66 lên 76 ngành nghề, hầu hết đều mang lại thu nhập cao, đãi ngộ xứng đáng cho người lao động - được xếp vào 7 nhóm ngành nghề tương ứng:

  1. Cơ khí và Kim loại
  2. Xây dựng
  3. Chế biến thủy sản
  4. Dệt may
  5. Chế biến thực phẩm
  6. Nông nghiệp
  7. Các ngành nghề khác
1. Cơ khí và Kim loại

Cơ khí và Kim loại là một trong những ngành kinh tế chủ lực tại Nhật Bản tính đến hiện nay. Vì vậy, nhu cầu nhân sự cho ngành nghề này là vô cùng cao.

Hàng năm, các đơn hàng XKLĐ sang Nhật Bản làm cơ khí được rất nhiều người lao động - công nhân Việt Nam lựa chọn. XKLĐ sang Nhật Bản ngoài mục đích tìm kiếm việc làm cải thiện cuộc sống (vì tại đây thu nhập rất cao nếu chuyên cần, tăng ca và môi trường phù hợp…), thì đây là cơ hội tốt để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm để sau này, khi kết thúc hợp đồng về nước có thể làm việc tại các công ty lớn, các công ty liên doanh Việt-Nhật.

Hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử… là những công việc phổ biến trong ngành cơ khí. Trong đó, hàn và tiện là vị trí công việc được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tuyển chọn thực tập sinh.

Bảng danh sách công việc thuộc ngành cơ khí và kim loại có thể tham khảo: 15 nghề - 27 công việc

  1. Đúc
    • Đúc (đúc sắt)
    • Đúc (đúc sản phẩm đúc từ kim loại màu)
  2. Rèn
    • Rèn khuôn (búa)
    • Rèn khuôn (máy ép)
  3. Đúc khuôn
    • Đúc khuôn (buồng nóng)
    • Đúc khuôn (buồng lạnh)
  4. Gia công cơ khí
    • Tiện
    • Phay
  5. Ép kim loại
    • Ép kim loại
  6. Chế tạo vật liệu thép
    • Vật liệu thép dùng cho kết cấu công trình
  7. Chế tạo kim loại tấm tại nhà máy
    • Làm kim loại tấm cho máy móc
  8. Mạ
    • Mạ điện
    • Mạ điện nhúng nóng
  9. Xử lý anốt nhôm
    • Xử lý anốt nhôm
  10. Gia công tinh
    • Gia công tinh (đồ gá và dụng cụ)
    • Gia công tinh (khuôn kim loại)
    • Gia công tinh (Lắp ráp máy móc)
  11. Kiểm tra máy
    • Kiểm tra máy móc
  12. Bảo dưỡng máy móc
    • Bảo dưỡng máy móc
  13. Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
    • Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
  14. Lắp ráp thiết bị và các máy điện
    • Lắp ráp máy điện quay
    • Lắp ráp máy biến thế
    • Lắp ráp bảng điều khiển tổng đài
    • Lắp ráp dụng cụ điều khiển công tắc
    • Cuốn cuộn dây máy điện quay
  15. Sản xuất bảng điều khiển in
    • Thiết kế tấm mạch in
    • Chế tạo tấm mạch in
2. Xây dựng

Xây dựng là ngành nghề luôn có chỗ đứng tại hầu hết các quốc gia phát triển, trong đó có Nhật Bản. Thống kê có đến hơn 70% lao động là nam giới XKLĐ sang Nhật Bản làm các công việc thuộc ngành nghề xây dựng, cho thấy nhu cầu nhân sự và việc làm của ngành này cực kì lớn, thậm chí lớn nhất tại đây.

Tuy nhiên, điều kiện tuyển dụng cho ngành xây dựng có phần khắt khe hơn so với những ngành nghề khác: hầu hết chỉ tuyển nam, chiều cao từ 1m65 trở lên, có sức khỏe tốt, đã có kinh nghiệm là một lợi thế.

Mức lương của ngành này dao động trong khoảng 131.000 - 173.000 Yên ~ tương đương khoảng 28,8 triệu - 38 triệu đồng 

Bảng danh sách công việc thuộc ngành xây dựng có thể tham khảo: 22 nghề - 32 công việc

  1. Khoan giếng
    • Khoan giếng
    • Khoan đập
  2. Chế tạo kim loại miếng dùng trong xây dựng
    • Chế tạo kim loại miếng dùng làm đường ống
  3. Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh
    • Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh
  4. Chế tạo phụ kiện xây dựng
    • Gia công phụ kiện xây dựng bằng gỗ
  5. Thợ mộc xây dựng
    • Công việc mộc
  6. Lắp cốp pha panen
    • Lắp cốp pha panen
  7. Chế tạo cốt thép để làm bê tông
    • Lắp cốt thép
  8. Công việc ở hiện trường xây dựng
    • Công việc dựng giàn giáo, giải tỏa mặt bằng xây dựng
  9. Nghề đá
    • Chế tạo các sản phẩm bằng đá
    • Làm lát đá
  10. Lát gạch
    • Lát gạch
  11. Lợp ngói
    • Lợp ngói
  12. Trát vữa
    • Trát vữa
  13. Đặt đường ống
    • Công việc đặt đường ống (xây dựng)
    • Đặt đường ống (nhà máy)
  14. Cách nhiệt
    • Công việc cách nhiệt
  15. Hoàn thiện nội thất
    • Lắp đặt sàn nhà nhựa
    • Lắp đặt thảm
    • Lắp đặt các thiết bị kim loại lót trong tường, trần nhà
    • Lắp đặt tấm lợp trần nhà
    • Chế tạo và lắp đặt rèm cửa
  16. Lắp khung kính nhôm
    • Công việc lắp khung kính nhôm (toà nhà)
  17. Chống thấm nước
    • Chống thấm nước bằng phương pháp bịt kín
  18. Đổ bê tông bằng áp lực
    • Công việc đổ bê tông bằng áp lực
  19. Rút nước ngầm kiểu wellpoint
    • Công việc liên quan tới kỹ thuật rút nước ngầm kiểu wellpoint
  20. Dán giấy
    • Công việc dán giấy (tường và trần)
  21. Nghề dùng các thiết bị xây dựng
    • San ủi mặt bằng
    • Bốc dỡ
    • Đào xới
    • Cán mặt bằng
  22. Lò lửa
    • Công việc xây dựng lò
3. Chế biến thủy sản

Ngư nghiệp hay Chế biến thủy sản cũng là một trong những ngành nghề hot tại Nhật Bản bởi đây là quốc gia xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới hiện nay. Vì vậy nhu cầu nhân sự cho ngành nghề này là vô cùng lớn, theo dự báo mỗi năm Nhật Bản cần khoảng 2000 lao động cho chế biến thủy sản.

Đây là công việc phù hợp với nữ giới với điều kiện làm việc trong nhà xưởng, cường độ công việc không quá áp lực, vất vả, hơn nữa cơ hội làm thêm cũng nhiều hơn các ngành nghề khác.

Bảng danh sách công việc thuộc ngành chế biến thủy sản có thể tham khảo: 2 nghề - 9 công việc

  1. Nghề cá đi tàu
    • Nghề đánh cá ngừ vằn
    • Nghề đánh cá thả
    • Nghề câu mực
    • Đánh cá bằng lưới quăng
    • Đánh cá bằng lưới rê
    • Đánh cá bằng lưới đặt
    • Nghề đánh cá bằng lưới cố định
    • Nghề đánh cá lồng tôm, cua
  2. Nghề nuôi trồng thủy sản
    • Nghề nuôi trồng sò điệp
4. Dệt may

Dệt may là nhóm ngành được khá nhiều lao động Việt Nam, nhất là lao động nữ có tay nghề lựa chọn để XKLĐ Nhật Bản. Đây cũng là ngành nghề đang “khát” nhân lực hiện nay tại Nhật. Do đó, các đơn hàng XKLĐ cho ngành nghề này vẫn thường xuyên được tổ chức với số lượng lớn.

Mức lương cơ bản của mỗi lao động có thể có được dao động trong khoảng 136.000 - 154.000 Yên ~ tương đương khoảng 29,9 triệu - 33,9 triệu đồng/ tháng, chưa kể làm thêm.

Bảng danh sách công việc thuộc ngành dệt may có thể tham khảo: 13 nghề - 22 công việc

  1. Nghề xe chỉ
    • Xe chỉ sơ cấp
    • Xe chỉ tinh
    • Guồng chỉ
    • Xoắn và chặp đôi
  2. Nghề dệt
    • Thao tác giai đoạn chuẩn bị
    • Thao tác dệt
    • Hoàn thiện
  3. Nhuộm
    • Nhuộm len
    • Nhuộm vải, hàng dệt kim
  4. Dệt kim
    • Dệt tất
    • Dệt kim tròn
  5. Dệt kim đan dọc
    • Dệt kim đan dọc
  6. Sản xuất quần áo phụ nữ và trẻ em
    • Sản xuất quần áo may sẵn cho phụ nữ và trẻ em
  7. Sản xuất đồ cho nam giới
    • Sản xuất đồ may sẵn cho nam giới
  8. Sản xuất đồ lót
    • Sản xuất đồ lót
  9. Sản xuất bộ đồ giường
    • Sản xuất bộ đồ giường
  10. Sản xuất thảm
    • Sản xuất thảm dệt
    • Sản xuất thảm chần sợi nổi vòng
    • Sản xuất thảm kim đục lỗ
  11. Làm hàng vải bạt
    • Làm hàng vải bạt
  12. May
    • May áo sơ mi
  13. May tấm lót ghế
    • May tấm lót ghế ô tô
5. Chế biến thực phẩm

Nhật Bản là quốc gia khá nổi tiếng với thực phẩm đóng hộp. Vì vậy nhu cầu nhân lực cho ngành chế biến thực phẩm là khá cao, nhiều công việc lựa chọn, phổ biến nhất là đóng gói sản phẩm.

Hầu hết các đơn hàng có nhu cầu tuyển lao động trong độ tưởi từ 18-30, không yêu cầu kinh nghiệm, công việc lại nhẹ nhàng, làm việc trong công xưởng, có thể làm thêm. 

Lưu ý: Các xí nghiệp có thể sẽ có tiêu chí tuyển dụng riêng. Các đơn hàng tuyển lao động Nam thường yêu cầu lao động phải nhập học nguồn tại công ty. Đơn hàng nữ thì đơn giản hơn, chỉ cần đủ hồ sơ sức khỏe và nhập học trước 2 ngày chuẩn bị thi tuyển.

Mức lương cơ bản cho mỗi lao động ngành chế biến thực phẩm thường dao động trong khoảng 135.000 - 146.000 Yên ~ tương đương khoảng 29,7 triệu - 32,1 triệu đồng/ tháng.

Bảng danh sách công việc thuộc ngành chế biến thực phẩm có thể tham khảo: 9 nghề  - 14 công việc

  1. Nghề đóng hộp thực phẩm
    • Đóng hộp thực phẩm
  2. Nghề gia công xử lý thịt gà
    • Gia công xử lý thịt gà
  3. Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản gia nhiệt
    • Chế biến bằng phương pháp chiết
    • Chế biến thực phẩm sấy khô
    • Chế biến thực phẩm ướp gia vị
    • Chế biến thực phẩm hun khói
  4. Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản không gia nhiệt
    • Chế biến thực phẩm muối
    • Chế biến thực phẩm khô
    • Chế biến thực phẩm lên men
  5. Hàng thuỷ sản nghiền thành bột
    • Nghề làm chả cá kamaboko
  6. Gia công xử lý thịt lợn
    • Nghề sản xuất thịt lợn từng phần
  7. Chế biến thịt nguội
    • Làm xúc xích, giăm bông, thịt muối xông khói
  8. Làm bánh mỳ
    • Nghề làm bánh mỳ
  9. Chế biến đồ ăn nhanh
    • Nghề chế biến đồ ăn nhanh
6. Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành nghề thiếu hụt lao động khá nhiều hiện nay tại Nhật Bản do ảnh hưởng của thiên nhiên và tác động tiêu cực của thiên tai, đặc biệt là sóng thần.

Lao động ngành này sẽ làm việc trong môi trường trang trại nên không quá áp lực. Hơn nữa, Nhật Bản đã áp dụng hệ thống máy móc từ những công việc nhỏ nhất nên giảm tải các đầu việc cần dùng sức. Hơn nữa, đặc thù ngành này không yêu cầu tay nghề hay kinh nghiệm nên gần như ai cũng có thể làm được. 

Tham gia làm việc trong ngành nông nghiệp, bạn không chỉ có tâm lý thoải mái hơn các ngành khác mà còn có nguồn thu nhập ổn định, tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi về nước. Đặc biệt, nhiều đơn vị tuyển dụng cho phép vợ chồng cùng làm việc chung tại một nơi nên càng thuận tiện.

Mức lương cơ bản của mỗi lao động có thể có được dao động trong khoảng 135.000 - 160.000 Yên ~ tương đương khoảng  triệu vnđ –  triệu vnđ/tháng.

Bảng danh sách công việc thuộc ngành nông nghiệp có thể tham khảo: 2 nghề - 6 công việc

  1. Nông nghiệp trồng trọt
    • Trồng rau quả trong nhà kính
    • Làm ruộng/ Trồng rau
    • Trồng cây ăn quả
  2. Nông nghiệp chăn nuôi
    • Nuôi lợn
    • Chăn gà
    • Làm bơ sữa
7. Các ngành nghề khác

Bảng danh sách công việc thuộc ngành nghề khác có thể tham khảo: 13 nghề - 25 công việc

  1. Làm đồ đạc trong nhà
    • Làm đồ đạc trong nhà (bằng tay)
  2. In
    • In offset
  3. Đóng sách
    • Công việc đóng sách
  4. Đúc đồ nhựa
    • Đúc đồ nhựa (ép)
    • Đúc đồ nhựa (phun)
    • Đúc đồ nhựa (bơm)
    • Đúc đồ nhựa (thổi)
  5. Đúc chất dẻo cường hóa
    • Đúc từng lớp bằng tay
  6. Sơn
    • Sơn các tòa nhà
    • Sơn kim loại
    • Sơn cầu thép
    • Sơn phun
  7. Nghề hàn
    • Hàn tay
    • Hàn bán tự động
  8. Đóng gói công nghiệp
    • Công việc đóng gói công nghiệp
  9. Làm thùng các tông
    • Đục lỗ trên thùng các tông in sẵn
    • Làm thùng giấy đã in sẵn
    • Dán thùng giấy
    • Làm thùng các tông
  10. Sản xuất sản phẩm gốm sứ công nghiệp
    • Công việc đúc gốm bằng bàn xoay máy
    • Công việc đúc tạo hình bằng áp lực
    • Công việc in hình
  11. Sửa chữa ô tô
    • Công việc sửa chữa ô tô
  12. Vệ sinh tòa nhà
    • Công việc vệ sinh tòa nhà
  13. Hộ lý
    1. Hộ lý
Nên lựa chọn ngành nghề nào đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản?

Sẽ không có một lời khuyên cụ thể nào dành cho bạn. Việc lựa chọn ngành nghề XKLĐ Nhật Bản cần cân nhắc mức độ phù hợp với tiêu chí tuyển chọn của từng đơn hàng - kinh nghiệm - tay nghề - trình độ học vấn - mục đích... của bản thân. 

Một số lưu ý cần nắm rõ trước khi đi xuất khẩu lao động
  • Mỗi đơn hàng khác nhau, tại các quốc gia khác nhau sẽ có tiêu chí tuyển, mức lương và chế độ đãi ngộ khác nhau tương ứng
  • Một số khoản chi phí đi XKLĐ phải đóng bao gồm: tiền dịch vụ, tiền môi giới, tiền đóng quỹ hỗ trợ lao động làm việc tại nước ngoài, tiền vé máy bay, tiền đặt cọc, tiền học nghề, tiền học tiếng, tiền đồng phục…
  • Luôn tỉnh táo khi tìm hiểu thông tin về các đơn hàng xuất khẩu, đảm bảo minh bạch và uy tín, tránh bị các tổ chức, cá nhân trục lợi
  • Chỉ ký hợp đồng xuất khẩu lao động với những tổ chức, công ty có chức năng XKLĐ
  • Thông tin trong hợp đồng phải minh bạch, từ công việc cụ thể, thời gian làm việc đến mức lương, chế độ đãi ngộ…; hỏi ngay cán bộ/ nhân viên tư vấn nếu phát hiện thông tin không rõ ràng
  • Mọi khoản chi phí phải trả cho hồ sơ xuất khẩu lao động cần kiểm tra kỹ thông tin, biên lai, biên nhận đúng và đủ, dùng đối chứng, đối chất khi có phát sinh
  • Ghi nhớ số điện thoại của các tổ chức chính  phủ, bảo vệ quyền lợi lao động Việt làm việc tại nước ngoài để tiện liên hệ đề nghị được giúp đỡ khi cần
  • Nắm rõ thông tin công ty, người sử dụng lao động đã ký hợp đồng (tên, địa chỉ, số điện thoại…) tránh bị lừa đảo vì công ty “ma” hay có tiền lệ ăn chặn tiền lương, bóc lột sức lao động…
  • ...
Nguồn bài viết
Bài viết liên quan