Bộ phận HR có cần nhìn nhận lại bản thân mình không?

Tin tức

| 24 tháng 11 2021

| bởi CTW.vn

image
Bộ phận HR sẽ không bao giờ mắc sai lầm?

Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này bởi vì các chuyên gia HR thường có thể nhìn ra đâu là chỗ chưa hiệu quả trong công ty, nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể thấy được những thiếu sót trong chính bộ phận nhân sự. Các chuyên gia HR cũng có lỗi khi có lối tư duy và hành động lỗi thời, không chịu đổi mới - những sai lầm mà chúng ta hay đổ cho các nhân viên cũng như các cấp quản lý. Chúng ta có cảm thông với hoàn cảnh của nhân viên không? Chúng ta có thực sự lắng nghe mọi nhân viên một cách cởi mở không? Lần cuối một nhân viên đến phòng nhân sự để ý kiến “vấn đề nơi ở thực sự rất cấp bách đối với em” và bạn thầm nghĩ “nhưng họ có vẻ cũng ổn mà” là khi nào? Một nhân viên nói với bạn về mối quan tâm đến một nhân viên xuất chúng khác nhưng bạn lại trả lời giả lã vì không muốn làm họ buồn lòng? Nếu bạn thấy hình ảnh của mình trong những tình huống này, thì đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại các yếu tố từ bên trong.

Theo Empathy: DE & I's Missing Piece - một báo cáo được phát hành như một phần của sáng kiến Together Forward @ Work của SHRM nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng chủng tộc tại nơi làm việc, có hơn 1/4 người tham gia (27%) cho biết công ty của họ không tạo cơ hội để bàn luận một cách cởi mở về nhiều vấn đề mà không cần lo sẽ bị phạt, mích lòng và thù ghét. Một phần đông trong số đó có vẻ không chắc rằng nơi họ làm việc có cho họ cơ hội đó hay không.

Khi nhân viên sợ giao tiếp với nhà tuyển dụng đặc biệt là các chuyên gia HR, tiếng nói và mối bận tâm của họ sẽ không được lắng nghe. Việc xây dựng một môi trường làm việc hòa nhập, đa dạng, bình đẳng và dễ tiếp cận đòi hỏi bộ phận HR phải lắng nghe tiếng nói của toàn thể nhân viên, kể cả những nhóm ít xuất hiện nhất. Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức để xây nên một môi trường làm việc toàn diện trong đó các chuyên gia HR được kỳ vọng sẽ là đội ngũ dẫn đường. Tuy nhiên, nếu đội ngũ HR không thực sự thay đổi suy nghĩ của chính mình, thì sự thành công của những chương trình đó còn xa vời lắm!

Những trường hợp này không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên mà còn đến quá trình tuyển dụng nhân tài. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ứng viên có xu hướng ưu tiên môi trường làm việc hòa nhập và sẽ đưa ra lựa chọn việc làm dựa trên cam kết hòa nhập của công ty. Khi mạng xã hội ngày càng được ưa chuộng, các ứng viên sẽ nắm bắt được thông tin về các công ty dễ dàng hơn bao giờ hết. Những trang web như Glassdoor, Facebook và nhiều trang mạng khác sẽ cho phép người lao động chia sẻ trải nghiệm cũng như phản ánh về quá trình làm việc của họ ở các công ty. Các chuyên gia HR có thể tác động sâu sắc đến góc nhìn của nhân viên nếu chúng ta thực sự cởi mở, tích cực lắng nghe và bày tỏ sự đồng cảm.

Vậy nên, một lần nữa: “Bộ phận HR có cần soi gương để nhìn nhận lại bản thân không?” Nếu chúng ta muốn trở thành hình mẫu cho sự thay đổi, câu trả lời sẽ là “có”.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan