10 bước để tìm việc làm

Triển khai kế hoạch nghề nghiệp

| 16 tháng 10 2020

| bởi CTW.vn

image
Bước 1: Tìm kiếm cơ hội việc làm

Hãy nghiên cứu những công việc phù hợp với kỹ năng của bạn để quá trình tìm việc được tập trung hơn.

  • Xác định các kỹ năng và sở thích của bạn để nhận biết công việc mà bạn đang cần tìm kiếm.
  • Nói chuyện với những người trong tổ chức mà bạn quan tâm và hỏi họ xem liệu những kỹ năng và bằng cấp mà họ cần có giống với những gì bạn có.
  • Tìm hiểu trang web của tổ chức mà bạn quan tâm để xem họ có những vị trí công việc mà bạn đang mong muốn hay không.
  • Tìm việc bằng cách tra cứu thông tin trên các trang web về tuyển dụng và cơ hội việc làm, các trang thông tin chính thống của chính phủ, các trang mạng xã hội, tạp chí chuyên môn cũng như chuyên ngành và tham gia các ngày hội việc làm hoặc giới thiệu bản thân tại các sự kiện kết nối doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu những kỹ năng của bạn
  • Tìm hiểu về những yêu cầu đầu vào của công việc qua các bộ hồ sơ công việc
  • Tìm hiểu về vị trí tuyển dụng
  • Tìm kiếm thông tin trên các trang web về tuyển dụng và cơ hội việc làm
Bước 2: Viết hoặc cập nhật CV của bạn

CV sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và những giá trị nào mà bạn sẽ mang lại cho đơn vị của họ, những điểm mà bạn làm tốt và những vấn đề mà bạn đã giải quyết trước đây.

  • Điều chỉnh CV sao cho phù hợp với công việc mà bạn đang nhắm đến để nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với vai trò của công việc đó. Bạn có thể liệt kê các kỹ năng mềm mà mình có được thông qua quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện, các hoạt động giúp ích cộng đồng hoặc những công việc tại nhà.
  • Viết một đoạn tóm tắt về các kỹ năng và thế mạnh của bản thân bạn ở đầu CV.
  • Liệt kê những thành tựu mà bạn đã đạt được, bao gồm cả những việc mà bạn đóng góp để mang lại thành công cho kết quả cuối cùng.
  • Viết một bản CV ngắn gọn vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian và họ chỉ tập trung và những kinh nghiệm làm việc có liên quan đến công việc sắp tới của bạn.
  • Chọn những người tham khảo (người tham chiếu) có thể truyền đạt tốt những thành tựu và phong cách làm việc của bạn cho nhà tuyển dụng.
  • Tham khảo thêm cách viết CV
  • Tham khảo các mẫu CV và thư ứng tuyển có sẵn
  • Chọn những người tham khảo (người tham chiếu) có thể nói về những kỹ năng và tính cách tốt của bạn.
Bước 3: Tạo hồ sơ cá nhân trực tuyến

Các trang mạng lưới kết nối các mối quan hệ chuyên nghiệp như LinkedIn đã trở nên phổ biến với các nhà tuyển dụng. Khoảng 60% nhà tuyển dụng khó lòng hẹn phỏng vấn một ứng viên nếu như họ không tìm thấy hồ sơ trực tuyến của người đó. Hãy đảm bảo bạn có thể được tìm thấy trên mạng bởi các nhà tuyển dụng.

  • Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn và Twitter để làm nổi bật hồ sơ cũng như kỹ năng của bạn.
  • Tạo một trang thông tin cá nhân chuyên nghiệp hoặc một trang Facebook chỉ nhằm mục đích tìm việc, với những liên kết tới CV, đoạn quay hình ngắn giới thiệu bản thân, những minh chứng cho công việc đã làm hay hình ảnh về sở thích của bạn.
  • Sử dụng Instagram hoặc blog cá nhân để thể hiện sự sáng tạo của bạn nếu như bạn làm việc trong lĩnh vực sáng tạo.
Bước 4: Kiểm tra các trang mạng xã hội của bạn

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm bạn trên các trang mạng xã hội trước khi mời bạn phỏng vấn. Trước khi bắt đầu tìm việc, hãy đảm bảo rằng "dấu chân điện tử" (digital footprint) của bạn trong sạch và lành mạnh.

  • Tra cứu tên bạn trên Google và kiểm tra xem bạn hiển thị trực tuyến như thế nào. Nếu bạn cảm thấy hài lòng với những kết quả xuất hiện thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu có những thứ bạn không muốn nhà tuyển dụng thấy được thì nên xoá bỏ hoặc chuyển sang chế độ riêng tư. Nếu như sau khi tìm mà không có bất cứ thông tin gì xuất hiện thì bạn nên quảng bá hồ sơ cá nhân, chẳng hạn như lập một tài khoản LinkedIn.
  • Giữ bí mật về đời sống cá nhân của bạn bằng cách kiểm tra lại những cài đặt bảo mật, và nếu như bạn cảm thấy nghi ngờ thì đừng đăng bài hay thậm chí là nhấn “thích” các bài đăng.
Bước 5: Nộp hồ sơ ứng tuyển

Khi bạn nộp đơn xin việc thì thư ứng tuyển, bộ hồ sơ đi kèm với CV phải có những thông tin quan trọng để nhà tuyển dụng biết được.

  • Viết một thư ứng tuyển thật ấn tượng bằng cách sử dụng một số mẫu thư ứng tuyển có sẵn.
  • Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất nhiệt huyết với vị trí công việc họ đang tuyển dụng bằng cách kể ra trong thư ứng tuyển những ví dụ chứng minh cho những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc và yêu cầu được đề cập trong thông tin tuyển dụng. Và hãy nói cho nhà tuyển dụng biết lí do vì sao bạn lại muốn làm việc cho công ty của họ.
  • Kiểm tra xem liệu công ty có mẫu đơn đăng ký ứng tuyển trực tuyến để điền hay không. Hãy lưu CV của bạn dưới dạng Word để có thể dễ dàng điền vào các mẫu đơn đăng ký ứng tuyển trực tuyến (nếu có).
  • Tham khảo cách viết thư ứng tuyển
  • Tham khảo các mẫu CV và thư ứng tuyển có sẵn
  • Tham khảo cách điền một mẫu đơn đăng ký ứng tuyển
Bước 6: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn là cơ hội để nhà tuyển dụng gặp gỡ bạn trực tiếp và là cơ hội cho bạn tiếp cận để xem liệu bạn có thật sự mong muốn làm việc tại đó hay khong. Vì thế, dành thời gian để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn là rất quan trọng.

  • Tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, ban lãnh đạo và nhân sự chủ chốt của công ty trên mạng.
  • Đọc lại bản mô tả công việc để chuẩn bị những câu hỏi bạn có thể gặp phải khi phỏng vấn.
  • Đảm bảo rằng là bạn có sẵn các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng cũng như những minh chứng cho kết quả và thành tựu mà bạn đã đạt được.
  • Viết ra những câu hỏi mà bạn có thể sẽ gặp phải, sau đó hãy nhờ một người bạn thử phỏng vấn bạn. 
  • Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho buổi phỏng vấn
  • Tham khảo những câu hỏi bạn có thể sử dụng trong buổi phỏng vấn.
Bước 7: Chuẩn bị cho những bài kiểm tra

Khi tham gia phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ kiểm tra các kỹ năng của bạn (kỹ năng viết, dịch vụ chăm sóc khách hàng, kỹ năng đánh máy) hoặc kiểm tra tính cách của bạn.

Hãy chuẩn bị trước bằng cách làm tập luyện với các bài kiểm tra thử hoặc giả lập. Bạn có thể làm một số bài kiểm tra thử trực tuyến, chẳng hạn như tại trang New Cops New Zealand.

Bước 8: Tham gia phỏng vấn

Hãy thầm chúc mừng bản thân khi được mời tham gia phỏng vấn. Chuyện còn lại là hãy tạo ấn tượng thật tốt để có được công việc đó.

  • Ấn tượng đầu tiên là điều rất quan trọng, hãy đảm bảo là bạn mặc đồ trông sáng sủa, gọn gàng, lịch sự và chuyên nghiệp.
  • Tìm hiểu xem là bạn sẽ đến phỏng vấn như thế nào và phải mất bao lâu để đến nơi phỏng vấn mà không bị trễ giờ.
  • Tự tin trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách rõ ràng, rành mạch.
  • Luôn trong tâm thế khách quan, tránh việc chỉ trích, phê phán sếp cũ.
  • Sẵn sàng kể ra những ví dụ về kinh nghiệm làm việc để thể hiện được kiến thức và kỹ năng của bạn.
  • Tham khảo các bí quyết và mẹo trả lời phỏng vấn
Bước 9: Chọn người tham khảo (người tham chiếu)

Nhà tuyển dụng luôn yêu cầu bạn phải liệt kê ít nhất là 2 người tham khảo (người tham chiếu) để nhà tuyển dụng có thể liên lạc nhằm kiểm tra kinh nghiệm làm việc của bạn và tìm hiểu xem liệu bạn có phù hợp với công ty của họ hay không.

Hãy chọn người tham khảo (người tham chiếu) đáng tin cậy, chuyên nghiệp và có thể dễ dàng liên lạc được. Họ nên có thể nói được về những việc bạn đã làm và cách bạn đã làm những việc đó. Ba lựa chọn người tham khảo (người tham chiếu) phù hợp nhất chính là Quản lý hoặc Người giám sát của bạn, hay kể cả huấn luyện viên, cố vấn học tập, trưởng nhóm tổ chức cộng đồng hay lãnh đạo địa phương đều có thể là những lựa chọn tốt nếu bạn có ít kinh nghiệm làm việc.

Bước 10: Nhận lời mời làm việc

Nhận được lời mời làm việc thì thật phấn khích và thú vị. Đó là một chuyện rất bình thường khi bạn muốn chấp nhận lời mời làm việc ngay lập tức, nhưng bạn hãy dành xem xét về lời mời này, vì uy tín và danh tiếng của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu sau đó bạn rút lại lời chấp nhận hay không giữ đúng thỏa thuận.

Trước khi chấp nhận lời mời làm việc, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn xem qua hợp đồng lao động hay biên bản thoả thuận làm việc và đảm bảo rằng bạn phải hiểu rõ nó trước khi ký.

Hãy xem xét xem liệu hợp đồng lao động hay biên bản thoả thuận làm việc của họ có bao gồm những điều quan trọng như giờ làm việc linh hoạt và cơ hội học hỏi các kỹ năng mới hay không. Nếu bạn không hoàn toàn hài lòng, hãy thương lượng về chính sách chi trả, chế độ nghỉ phép hoặc các chương trình đào tạo trước khi ký vào hợp đồng.

Bài viết liên quan