Xu hướng viết resume năm 2021 (Phần 1)

Trình bày hồ sơ năng lực và đơn ứng tuyển chuyên nghiệp

| 14 tháng 10 2021

| bởi CTW.vn

image

Có được công việc mơ ước vào năm 2021 không phải chuyện dễ dàng. Nhiều bộ phận của nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và ngày càng có nhiều người cạnh tranh cho những vị trí việc làm tốt.

Tuy nhiên, phương pháp hữu hiệu nhất để được nhận việc vẫn như cũ. Viết một bản resume chuyên nghiệp để giới thiệu các kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích có liên quan chính là chìa khóa để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và có cơ hội được mời tham dự phỏng vấn.

Nói thì dễ nhưng làm thì khó, đặc biệt là khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc.

Để giúp bạn thành công trên con đường tìm việc làm, chúng tôi sẽ giải thích chính xác cách viết một resume thu hút trong 10 bước cơ bản đồng thời đưa ra ví dụ minh họa:

  1. Chọn định dạng phù hợp nhất
  2. Liệt kê thông tin liên hệ của bạn
  3. Viết phần giới thiệu thật thu hút
  4. Làm nổi bật kinh nghiệm có liên quan
  5. Trình bày phần “trình độ học vấn” một cách rõ ràng
  6. Thêm các kỹ năng liên quan đến công việc
  7. Các chứng nhận, giải thưởng và danh hiệu quan trọng
  8. Chọn layout lý tưởng
  9. Viết thư ứng tuyển phù hợp
  10. Đọc rà soát lại resume của bạn

An infographic explaining how to write a resume

Bên dưới sẽ là phác thảo chi tiết từ định dạng (format) resume theo ngành nghề cụ thể và các đề xuất viết cho đến phông chữ và căn lề phù hợp.

Bạn đã sẵn sàng để học cách viết một resume giúp bạn đạt được công việc mơ ước chưa?

1. Chọn format phù hợp nhất

Trước khi bạn bắt đầu viết bất cứ điều gì, bước đầu tiên là quyết định format phù hợp cho resume của bạn. Có 3 format cơ bản hiện đang được người tìm việc ưa chuộng: “Trình tự thời gian ngược”, “chức năng” và “kết hợp”. Mỗi format đều có ưu, nhược điểm dựa trên cách sắp xếp các phần của resume:

Format theo trình tự thời gian

Đây là format phổ biến nhất và phù hợp với hầu hết mọi người. Nó liệt kê lịch sử công việc của bạn theo thứ tự từng vị trí bạn đảm nhiệm, và công việc gần đây nhất của bạn sẽ ở đầu danh sách.

Format theo chức năng

Format này tập trung vào kỹ năng hơn là quá trình làm việc theo thứ tự thời gian và hầu hết được sử dụng bởi những người đang chuyển việc hoặc cố gắng giảm bớt những khoảng thời gian trống khi họ không đi làm. Đặc điểm lớn nhất của một resume theo chức năng là sẽ nhóm kinh nghiệm của bạn dưới dạng các trường kỹ năng thay vì chức danh công việc.

Format kết hợp

Format này bao gồm những đặc điểm của cả hai loại trên: Phần lịch sử làm việc theo trình tự thời gian cùng với phần kỹ năng chi tiết. Resume kết hợp thường được sử dụng bởi những ứng viên giàu kinh nghiệm với các kỹ năng chuyên môn và hiểu biết sâu rộng.

Đâu là lựa chọn phù hợp dành cho bạn?

May mắn thay, câu trả lời rất đơn giản: Format theo trình tự thời gian ngược sẽ là lựa chọn tốt nhất cho đại đa số mọi người. Hầu hết các nhà tuyển dụng đã quen với việc xem xét resume theo trình tự thời gian và đây được coi là format tiêu chuẩn cho người tìm việc ở mọi ngành, nghề.

Tuy nhiên, phổ biến nhất không có nghĩa là sẽ lý tưởng cho tất cả mọi người. Nếu bạn đang chuyển việc, là một chuyên gia được đào tạo chuyên sâu trong ngành hoặc cố gắng giảm bớt những khoảng thời gian trống khi không đi làm, những format ít truyền thống hơn như kết hợp hay theo chức năng sẽ là lựa chọn tốt hơn dành cho bạn.

Tip: Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết lựa chọn format nào, hãy bắt đầu bằng cách phác thảo tất cả các thông tin của mình thành một bản dàn ý.

2. Sắp xếp thông tin liên hệ của bạn

Một khi bạn đã biết đâu là format phù hợp nhất với mình, thì đã đến lúc bắt tay vào viết resume. Đầu tiên, nhà tuyển dụng cần biết bạn là ai và cách thức liên hệ với bạn.

Hãy liệt kê các chi tiết liên hệ sau trong phần tiêu đề ở đầu trang:

  • Tên (phông chữ lớn nhất trong tất cả các nội dung, tên lót không bắt buộc)
  • Số điện thoại (kiểm tra xem điện thoại bạn có tính năng tin nhắn thoại thích hợp hay không)
  • Địa chỉ email (hãy dùng địa chỉ chuyên nghiệp, tránh sử dụng các địa chỉ như happyypanda45@gmail.com)
  • Liên kết đến portfolio online (không bắt buộc, hãy liên kết nếu có liên quan đến vị trí ứng tuyển)
  • Profile LinkedIn (đảm bảo rằng bản tóm tắt LinkedIn của bạn đã được cập nhật)

Theo truyền thống, bạn sẽ đưa địa chỉ email của mình vào resume. Tuy nhiên, vì đa số mọi người đều dần gửi đơn ứng tuyển qua email, nên điều này không còn bắt buộc nữa.

Dưới đây là 2 ví dụ minh họa phần thông tin liên hệ:

Ví dụ 1:

An example of how to list contact information on your resume

Ví dụ 2:

An example of contact information listed on a resume

3. Viết phần giới thiệu thật thu hút

Một phần giới thiệu tốt sẽ trình bày ngắn gọn được những trình độ và kỹ năng chính của bạn, đồng thời giữ chân nhà tuyển dụng để họ đọc tiếp hồ sơ ứng tuyển của bạn.

Có rất nhiều kiểu mở đầu khác nhau:

  • Mục tiêu (mục tiêu nghề nghiệp)
  • Tóm tắt (tóm lược nghề nghiệp)
  • Tóm tắt các bằng cấp
  • Hồ sơ nghề nghiệp
  • Lời phát biểu cá nhân
  • About me (về tôi)

Tuy nhiên, 2 kiểu giới thiệu được sử dụng phổ biến nhất (và chúng tôi khuyến khích các ứng viên nên sử dụng nhất) là mục tiêu và tóm tắt.

3.1. Resume mục tiêu

Là một lời phát biểu từ 2-3 câu cung cấp thông tin tổng quan về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, đồng thời giải thích lý do tại sao bạn lại quan tâm đến vị trí này. Đây là lựa chọn phù hợp nhất cho các ứng viên ở mức sơ cấp vì nó tập trung vào ý chí cầu tiến trong công việc của bạn.

An example of a resume objective

Tôi nên sử dụng nếu:

  • Là một nhân viên mới vào nghề.
  • Không có kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành.
  • Là một sinh viên mới tốt nghiệp.

Tôi không nên sử dụng nếu:

  • Có rất nhiều kỹ năng chuyên ngành.
  • Đang thay đổi con đường sự nghiệp.

3.2. Resume tóm tắt

Gồm 4-5 câu (dạng đoạn văn bản hoặc gạch đầu dòng) nêu bật những thành tích và kỹ năng trước đây của bạn.

Kiểu giới thiệu này phù hợp với những người có nhiều kinh nghiệm cũng như có ý tưởng để minh họa chúng bằng những con số.

Ví dụ minh họa

An example of a resume summary

Nên sử dụng nếu:

  • Có nhiều thành tích cần nhấn mạnh.
  • Có nhiều kỹ năng cứng và mềm.
  • Kinh nghiệm của bạn có thể được minh họa bằng số lượng một cách hiệu quả.

Không nên sử dụng nếu:

  • Là sinh viên/ sinh viên mới tốt nghiệp không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc.
  • Rất ít thành tích 
  • Phải nhọc nhằn lắm mới có thể đưa số liệu vào.
4. Làm nổi bật các kinh nghiệm liên quan

Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất trong resume vì nó là đại diện tiêu biểu nhất cho trình độ chuyên môn của bạn.

Tip: Tuy nhiên, nếu bạn thiếu kinh nghiệm làm việc chính thức, cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần đặt tiêu đề cho phần này là “Kinh nghiệm liên quan” và sử dụng nó để làm nổi bật những chi tiết về hoạt động tình nguyện của bạn, các khóa học ngoại ngữ hoặc các môn học liên quan ở trường.

Để có một mục kinh nghiệm làm việc hợp lý và đầy đủ thông tin, hãy liệt kê những kinh nghiệm liên quan theo thứ tự từ gần nhất (xếp trên cùng) đến xa nhất (xếp dưới cùng). Đối với mỗi công việc, hãy liệt kê các thông tin sau:

  • Chức vụ
  • Tên công ty
  • Công ty ở đâu
  • Thời gian làm việc (tháng và năm)

Nếu bạn hiện vẫn đang làm việc tại một công ty, bạn có thể viết “[tháng]/ [năm] – hiện tại”.

Có một nguyên tắc chung là mỗi chức vụ sẽ bao gồm khoảng 3–5 gạch đầu dòng nói về các nhiệm vụ chính và thành tích của bạn khi làm việc ở vai trò đó.

3 phần cần có của một gạch đầu dòng mô tả kinh nghiệm:

1. Động từ hành động (phải luôn đứng đầu câu)

2. Được minh họa bằng số liệu

3. Nhiệm vụ công việc cụ thể và liên quan

Ví dụ 1:

  • Đã đào tạo 5+ nhân viên thu ngân, quản lý hạn mức tiền mặt của họ và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng mọi lúc.

Ví dụ 2:

  • Đi đầu trong việc phát triển bộ công cụ truyền thông đầu tiên cho tất cả các dự án của công ty, tăng 8% doanh số bán hàng toàn quốc.

Lý do các gạch đầu dòng trên có hiệu quả là vì chúng sử dụng các động từ chỉ hành động để thu hút các nhà tuyển dụng. Hãy mô tả kinh nghiệm của bạn bằng các động từ mạnh để các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã làm được những gì và có những loại kỹ năng nào.

Tip: Ở mỗi kinh nghiệm, hãy thêm vào một thành tích có thể minh họa hoặc đo lường được bằng số lượng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tin tưởng vào khả năng của bạn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo từng nhiệm vụ bạn đảm trách phải cụ thể, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất phải nằm ở vị trí đầu tiên.

Điều chỉnh kinh nghiệm của bạn cho phù hợp với tin tuyển dụng

Để bạn viết hiệu quả mục kinh nghiệm làm việc, hãy luôn nghĩ về công việc bạn đang ứng tuyển.

Hãy bắt đầu bằng cách tham khảo tin tuyển dụng cho vị trí bạn mong muốn. Tìm bất kỳ từ khóa nào liên quan đến kỹ năng và danh từ liên quan tới nghề trong mẫu quảng cáo, sau đó lần lượt phân bổ chúng vào hồ sơ ứng tuyển bất cứ khi nào bạn có thể.

Đây là một chiến lược tuyệt vời để đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng và cho họ thấy rằng bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí họ đang tìm kiếm.

Bạn vẫn chưa chắc chắn về cách điều chỉnh mục kinh nghiệm làm việc của mình? Dưới đây là một ví dụ thực tế về tin tuyển dụng của một chuyên gia marketing (với màu cam biểu thị động từ và màu vàng cho danh từ/ kỹ năng) từ Indeed.com:

An example of a job ad with key details underlined

Có rất nhiều từ/cụm từ quan trọng được đề cập xuyên suốt tin tuyển dụng này dành cho vị trí chuyên gia Marketing. Tùy vào người tìm việc có tận dụng chúng hay không.

Qua tin quảng cáo bên trên, chúng tôi đã viết ra 3 gạch đầu dòng mẫu về kinh nghiệm phù hợp cho các ứng viên có 1 năm kinh nghiệm.

Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy cách bạn có thể đưa những động từ và danh từ/ kỹ năng sẵn có trong tin tuyển dụng vào mục kinh nghiệm làm việc một cách có chiến lược:

"Công ty Marketing Taylord, Thành phố Reno, Nevada

Tháng 07/2017 - Tháng 08/2018

  • Cùng bộ phận tiếp cận cộng đồng phát triển các giải pháp marketing sáng tạo cho 6 sản phẩm độc đáo
  • Phát triển các tài liệu xây dựng thương hiệu cho một ứng dụng di động mới làm tăng 14% doanh số bán hàng 
  • Phân tích số liệu về hiệu suất hàng tuần, đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động marketing ở nước ngoài"
5. Trình bày phần “trình độ học vấn” một cách rõ ràng

Trình độ học vấn là một trong những mục cần phải có trong một resume, đặc biệt nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.

Nếu bạn thiếu kinh nghiệm chuyên môn nhưng có thành tích tốt ở trường (chẳng hạn như điểm số cao, tham gia câu lạc bộ, danh hiệu, v.v.), mục này phải thật chi tiết để làm nổi bật tất cả những thành tích liên quan đến học vấn của bạn.

Mặt khác, nếu bạn có nhiều hơn một năm kinh nghiệm trong nghề, bạn nên viết một cách ngắn gọn và dễ hiểu.

Tip: Ngoài ra, nếu bạn còn là sinh viên hoặc mới ra trường, hãy xếp mục học vấn lên trên mục kinh nghiệm trong resume của bạn. Như vậy, bạn sẽ làm nổi bật các bằng cấp có sức hút nhất ngay đầu trang.

Một mục trình độ học vấn tiêu chuẩn thường bao gồm:

  • Tên trường đại học, cao đẳng cộng đồng hoặc trường kỹ thuật (nếu bạn không học đại học, bạn có thể thêm trường trung học)
  • Các trường này ở đâu
  • Ngày tốt nghiệp (tháng, năm)
  • Bằng cấp
  • GPA (phù hợp khi bạn đang viết resume khi tốt nghiệp đại học và GPA trên 3.0. Làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên ví dụ: 3.5/4.0)

Ngoài ra, hãy đưa các môn học có liên quan vào nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.

Dưới đây là 2 ví dụ minh họa cho mục trình độ học vấn:

Ví dụ 1 (đã có kinh nghiệm)

An example of an education section for an experienced candidate

Ví dụ 2 (mới ra trường)

An example of an education section on a resume with no experience

Đọc tiếp: Xu hướng viết resume năm 2021 (Phần 2)

Lược dịch bởi CanThoWork

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan