Cách cho và nhận lời đề xuất (Recommendations) trên LinkedIn

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 10 16 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

LinkedIn là một công cụ hiệu quả để cho và nhận các khuyến nghị chuyên nghiệp hay “đề xuất / lời giới thiệu” (Recommendations). Nền tảng này được thiết lập để dễ dàng trao đổi các đề xuất giữa các kết nối trong mạng lưới mối quan hệ và nhúng trực tiếp vào hồ sơ của người nhận “đề xuất / lời giới thiệu” để tăng sự nổi bật của hồ sơ đó với những người có nhu cầu tuyển dụng hay quản lý tuyển dụng.

Bí quyết: Các “đề xuất / lời giới thiệu” khẳng định kỹ năng và thành tích của bạn từ ​​khách hàng, đồng nghiệp và người giám sát sẽ cải thiện đáng kể chất lượng hồ sơ của bạn. Các nhà quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên trên LinkedIn sẽ thấy những “đề xuất / lời giới thiệu” này và xem chúng như tài liệu tham khảo trước khi chính thức liên hệ cho bạn và đây có thể là chìa khóa tới một cuộc phỏng vấn.

Chọn 5 địa chỉ liên hệ

Bạn có thể bắt đầu với mục tiêu dễ dàng đạt được là nhận được các đề xuất từ 5 kết nối LinkedIn. Cách tốt nhất để nhận được những đề xuất này là tự chủ động cho họ “đề xuất / lời giới thiệu” trước.

Chọn các kết nối LinkedIn mà bạn tin rằng sẽ đưa ra những “đề xuất / lời giới thiệu” có lợi cho bạn. Đó cũng nên là những người bạn cảm thấy có thể đưa ra đánh giá xác thực cho họ, như những người đã và đang làm việc cùng với bạn.

Nếu bạn không thể nghĩ ra 5 người quen lý tưởng mà bạn đã kết nối trên LinkedIn, hãy tìm kiếm nhân viên tại công ty cũ hoặc hiện tại của bạn trên LinkedIn.

Viết các “đề xuất / lời giới thiệu” xác thực

Tiếp theo, hãy viết “đề xuất / lời giới thiệu” trên LinkedIn cho từng người trong số 5 người bạn đã chọn.
Viết một “đề xuất / lời giới thiệu” xác thực và độc quyền cho mỗi người. Nói cách khác, đừng viết một bài đánh giá giống nhau cho tất cả mọi người. Hãy cá nhân hóa “đề xuất / lời giới thiệu”.

Tránh những cụm từ chung chung như, "Sang là một nhân viên thực sự đáng tin cậy." Thay vào đó, hãy nói cụ thể về những gì họ đã làm và lý do họ nhận được lời khen ngợi của bạn. Những câu như "Trong tất cả những năm làm việc với Sang tại Công ty ABC, tôi chưa bao giờ thấy anh ấy trễ hạn dự án", sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

Ngoài ra, hãy nhớ xác định mối quan hệ công việc của bạn với từng người để đưa ra bối cảnh cho sự đánh giá. Ví dụ: "Tôi rất vui khi được tham gia quản lý các dự án cùng với Sang tại Công ty ABC trong 10 năm qua."

Bạn có thể đăng các bài đánh giá của bạn cho người khác bằng cách truy cập hồ sơ LinkedIn của họ, chọn nút "Thêm" (More) ở phía bên phải và chọn “Đề xuất / Giới thiệu” (Recommend) từ danh sách liệt kê lựa chọn thả xuống (drop-down menu).

Yêu cầu nhận “Đề xuất / Lời giới thiệu” qua tin nhắn cá nhân

Khi bạn đã đăng “đề xuất / lời giới thiệu” trên trang LinkedIn của một người, hãy gửi cho họ một tin nhắn LinkedIn giải thích rằng bạn muốn trao đổi các “đề xuất / lời giới thiệu” và bạn đã đưa cho họ một “đề xuất / lời giới thiệu”.

Bạn có thể làm điều này bằng cách truy cập hồ sơ của họ và chọn nút "Tin nhắn" (Message) ở phía bên phải. Một tùy chọn khác là chọn nút "Thêm" (More) nằm bên cạnh nút "Tin nhắn" và chọn "Yêu cầu đề xuất"  (Request a Recommendation) từ danh sách liệt kê lựa chọn thả xuống.

Nút “đề xuất / lời giới thiệu” cho phép bạn chọn mối quan hệ giữa bạn với người kia và công ty mà cả hai đã làm việc cùng nhau. Còn nếu bạn chọn cách gửi tin nhắn thông thường, hãy nhớ gợi nhắc với người đó về sự kết nối giữa bạn với họ.

Dù bạn chọn cách nào, hãy đảm bảo cá nhân hóa tin nhắn của bạn. Giải thích lý do tại sao bạn chọn viết “đề xuất / lời giới thiệu” họ bằng cách tóm tắt một số phẩm chất tích cực mà bạn đã nêu ra trong chính “đề xuất / lời giới thiệu” của bạn dành cho họ.

Ngoài ra, tiếp cận với các liên kết một cách thận trọng cùng giọng điệu nhã nhặn, không phải thái độ: "Tôi đã làm điều này cho bạn, và bây giờ bạn nợ tôi." Hãy hỏi người bạn đã liên hệ xem họ có cảm thấy tin tưởng khi “đề xuất / giới thiệu” bạn không và họ có thời gian để làm điều đó không. Bằng cách này, họ sẽ bị loại nếu họ cảm thấy không thể đưa ra lời giới thiệu cho bạn vì lý do nào đó.

Theo dõi tiến trình

Sau khi nhận được “đề xuất / lời giới thiệu”, bạn sẽ nhận được thông báo qua thư điện tử (email) và bạn có thể đọc và chấp thuận “đề xuất / lời giới thiệu” đó. Nếu vì bất kỳ lý do nào bạn không muốn “đề xuất / lời giới thiệu” hiển thị trên hồ sơ của bạn, bạn có thể chọn không công khai (publish) bản đề xuất đó.

Hãy nhớ rằng, 5 kết nối của bạn có thể không viết “đề xuất / lời giới thiệu” cho bạn để đáp lại ơn nghĩa. Nếu bạn không nhận được “đề xuất / lời giới thiệu” từ ​​các kết nối này, bạn có thể gửi cho họ một lời nhắc nhẹ nhàng dưới dạng một tin nhắn gợi nhắc. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên quá đề cao hoặc gửi nhiều thư điện tử email nhắc nhở về việc này.

Một lựa chọn khác: Đi thẳng vào nội dung yêu cầu

Nếu bạn thấy rằng bạn đang viết các“đề xuất / lời giới thiệu” cho người khác mà không nhận được nhiều sự đáp lại, thì bạn có thể sẽ muốn thực hiện một cách tiếp cận khác: Đi thẳng đến yêu cầu được nhận “đề xuất / lời giới thiệu”.

Trong yêu cầu của bạn, hãy hỏi những người liên hệ xem họ có quan tâm đến việc trao đổi các “đề xuất / lời giới thiệu”. Hãy chắc chắn rằng bạn cá nhân hóa tin nhắn và đề cập lý do bạn muốn “đề xuất / giới thiệu” họ. Sau đó, nếu người đó không trả lời hoặc đáp lại rằng họ muốn viết cho bạn một “đề xuất / lời giới thiệu”, bạn cần dành thời gian viết “đề xuất / lời giới thiệu” cho họ.

Nguồn bài viết
Bài viết cùng chủ đề “30 ngày tìm kiếm công việc mơ ước”
Bài viết liên quan