Tìm hiểu cách để tránh bị lừa đảo việc làm

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 11 03 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Dù bảng thông tin tuyển dụng và công cụ tìm kiếm việc làm là nơi liệt kê vô số các cơ hội việc làm hợp pháp, thì cũng có rất nhiều vụ lừa đảo trên nhiều trang web như thế. Những kẻ lừa đảo liệt kê các công việc giả mạo để cố gắng thu thập thông tin cá nhân hoặc lấy tiền từ bạn.

Thị trường việc làm có tính cạnh tranh và với vị trí là một người tìm việc, bạn có thể sẽ phải tìm kiếm vị trí công việc mới theo một số cách kết hợp và bổ trợ cho nhau. Bạn đã cập nhật hồ sơ Linkedin và có thể đã đăng hồ sơ của bạn trên nhiều bảng thông tin tuyển dụng và công cụ tìm kiếm việc làm khác nhau. Mặc dù khả năng tiếp cận được nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng và tạo các liên hệ hữu ích được nâng cao bằng cách chia sẻ và phát tán tài liệu của bạn, nhưng đó cũng là con đường dẫn bạn đến những kẻ lừa đảo đang tìm cách lợi dụng thông tin của bạn.

Hôm nay bạn sẽ tìm hiểu các dấu hiệu tiêu biểu và kinh điển của một vụ lừa đảo việc làm. Kiến thức này sẽ cho phép bạn tránh bị lừa đảo việc làm và tập trung vào việc tìm kiếm công việc phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo lừa đảo

Tin tưởng vào bản năng của bạn và không cung cấp thông tin cá nhân cho các công ty cho đến khi bạn chắc chắn rằng họ là một đơn vị hợp pháp. Điều này có thể rất khó nói, vì có rất nhiều công ty hiện đang hoạt động từ xa, và điều đó có nghĩa là bạn cần phải chú ý đến khả năng họ lừa đảo.

  • Quá tốt để có thể là sự thật. Nếu một thông tin tuyển dụng có vẻ quá tốt để trở thành sự thật, thì có lẽ nó là như vậy – không phải là sự thật. Những công việc “Làm giàu nhanh” hay những công việc hứa hẹn sự giàu có, đặc biệt đối với những công việc bán thời gian,… thường là công việc được tạo ra bởi những kẻ lừa đảo.
  • Họ liên hệ với bạn trước. Nếu bạn nhận được email từ một công ty nói rằng họ đã tìm thấy sơ yếu lý lịch hay CV của bạn trực tuyến, hãy nhớ nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty và mô tả công việc. Nếu họ đề nghị cung cấp cho bạn một công việc hoặc một cuộc phỏng vấn trước khi bạn nộp hồ sơ ứng tuyển, công việc đó có thể là một trò lừa đảo.
  • Họ yêu cầu bạn trả tiền. Nếu một thông tin tuyển dụng yêu cầu bạn phải trả tiền, đó rõ ràng là một trò lừa đảo. Đừng bao giờ trả tiền như một phần của hồ sơ ứng tuyển, cho dù đó là cho tài liệu hướng dẫn làm việc tại nhà, phần mềm hoặc báo cáo tín dụng. Không có một thông tin tuyển dụng hợp pháp nào yêu cầu bạn mua một cái gì đó khi ứng tuyển.
  • Họ yêu cầu thông tin tài khoản ngân hàng của bạn. Nhiều vụ lừa đảo sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, dù cho đó là để thiết lập một khoản tiền gửi trực tiếp, chuyển tiền vào tài khoản của bạn hoặc gửi cho bạn một tấm séc. Bất kỳ thông tin tuyển dụng nào yêu cầu thông tin này từ những giai đoạn đầu trong quá trình tuyển dụng đều là lừa đảo.
  • Mô tả công việc mơ hồ. Thông thường, một vụ lừa đảo việc làm sẽ cung cấp một mô tả công việc mơ hồ hoặc một mô tả công việc mà rất nhiều người có thể đủ điều kiện để làm. Hầu hết các thông tin tuyển dụng hợp pháp đều có mô tả công việc cụ thể hơn thế và bao gồm một danh mục các bằng cấp yêu cầu.
  • Thông tin tuyển dụng không chuyên nghiệp. Một thông tin tuyển dụng giả sẽ thường có văn phong, ngắt câu, ngữ pháp,… kém. Phông chữ thậm chí có thể bị thay đổi trong suốt thông tin tuyển dụng. Thông tin liên hệ cũng có thể không chuyên nghiệp - đó có thể là email cá nhân của ai đó hoặc có thể có rất ít thông tin liên hệ. Các công ty hợp pháp thuê người viết thông tin tuyển dụng chuyên nghiệp và họ sẽ cung cấp thông tin liên hệ một cách chi tiết và chuyên nghiệp.
Cách để tránh lừa đảo việc làm

Hãy nghiên cứu trước khi ứng tuyển vào các vị trí trực tuyến hoặc với các công ty không quen thuộc với bạn. Đảm bảo bạn giữ thông tin cá nhân được bảo vệ cho đến khi bạn chắc chắn về tính hợp pháp của một công ty.

  • Sử dụng bảng thông tin tuyển dụng phù hợp. Những kẻ lừa đảo có xu hướng “thả mồi” ở các bảng thông tin tuyển dụng để tìm kiếm người để lừa đảo. Để giảm nguy cơ bị lừa đảo, hãy sử dụng các trang web việc làm có chính sách bảo mật sâu rộng - chỉ cho phép các nhà tuyển dụng đã được xác minh đăng thông tin tuyển dụng.
  • Nghiên cứu về công ty. Truy cập trang web của công ty để xác minh rằng đó là một tổ chức hợp pháp. Kiểm tra mô tả của công ty trong phần “Giới thiệu” của trang web để đảm bảo mô tả đó khớp với mô tả của công ty trên thông tin tuyển dụng. Hãy kiểm tra xem thông tin tuyển dụng bạn đã thấy có được đăng đồng thời trên trang web của công ty hay không. Tìm kiếm tên của người liên hệ trên trang web để đảm bảo người đó thực sự làm việc ở đó. Nếu bạn vẫn không chắc liệu thông tin tuyển dụng nào đó có hợp pháp hay không, hãy gọi trực tiếp cho công ty để xác nhận.
  • Yêu cầu tài liệu tham khảo. Cũng giống như nhà tuyển dụng có thể yêu cầu người tham khảo (người tham vấn) của bạn, bạn được phép yêu cầu tài liệu tham khảo của công ty. Yêu cầu được xem danh sách các nhân viên hoặc các nhà thầu của công ty, sau đó liên hệ với một số người tham khảo này để đặt câu hỏi về cảm giác làm việc tại / với công ty. Nếu công ty bạn liên hệ không cung cấp tài liệu tham khảo, đừng ứng tuyển vào vị trí đang đăng tuyển tại công ty của họ.
  • Kiểm tra danh sách các vụ lừa đảo việc làm. Kiểm tra với các tổ chức như Ủy ban Thương mại để xem liệu có danh sách báo cáo các vụ lừa đảo việc làm hay không. Bạn cũng có thể sao chép và dán một phần của thông tin tuyển dụng vào Google để xem liệu những người khác có báo cáo nó là một vụ lừa đảo hay không.

Nếu bạn bị lừa hoặc nghĩ rằng bạn đã bị lừa, hãy báo cáo việc làm lừa đảo đó ngay lập tức. Việc đảm bảo rằng bảng thông tin tuyển dụng là an toàn cho người tìm việc và giúp ngăn chặn các vụ lừa đảo trực tuyến là phụ thuộc vào tất cả mọi người đã thấy những thông tin đó.

Nguồn bài viết
Bài viết cùng chủ đề “30 ngày tìm kiếm công việc mơ ước”
Bài viết liên quan