Làm thế nào để giúp đội ngũ nhân viên tạo dựng được cảm giác thuộc về tổ chức

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 28 tháng 1 2022

| bởi CTW.vn

image

Bạn muốn nhân viên của mình cảm thấy thoải mái khi làm việc bằng cách tạo nên một môi trường nơi họ cảm thấy thuộc về và một khi các nhân viên không hài lòng với công việc, môi trường làm việc sẽ ngột ngạt, khó chịu. Vì vậy, đâu là cách bạn có thể giúp nhân viên của mình trải nghiệm cảm giác “thuộc về” nơi làm việc? 

Mark Ingwer đã xác định ra 6 nhu cầu cốt lõi có thể mang lại cảm giác kết nối: Quản lý, thể hiện bản thân, phát triển, công nhận, thuộc về và quan tâm. Những nhu cầu này có thể được áp dụng ở trường học, tại nhà và nơi làm việc.

Nếu doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng 6 nhu cầu cốt lõi này, bạn sẽ có thể giúp nhân viên của mình có được cảm giác thuộc về và cuối cùng biến tổ chức của bạn trở thành một nơi mà nhân viên mong muốn đồng hành, gắn bó.

1. Quyền tự quản lý, kiểm soát

Một nhân viên được trao quyền có xu hướng tự tin, sáng tạo và cam kết thực hiện những mục tiêu có ý nghĩa. Các nhà nghiên cứu đã xem xét sự khác biệt giữa những nhà lãnh đạo (leader) trao quyền với những người không trao quyền cho nhân viên. Kết quả là, họ phát hiện ra rằng những leader trao quyền đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên ý thức được tầm quan trọng của họ đối với tổ chức.

Những nhân viên cảm thấy tự tin trong công việc sẽ có cảm giác thuộc về và cuối cùng hoàn thành công việc của mình qua những lăng kính có mục đích hơn. Những quản lý biết khích lệ và trao quyền không chỉ xây dựng được một đội ngũ nhân viên hài lòng, hạnh phúc hơn mà còn làm việc với hiệu suất cao hơn.

2. Thể hiện bản thân

Các doanh nghiệp thường đưa ra các quy định về trang phục để đảm bảo thể hiện một cách thống nhất các giá trị của công ty. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhân viên cần phải giống hệt nhau! Bạn sẽ không muốn nhân viên chán ghét công ty chỉ vì quy định về trang phục quá khắt khe, đúng không?

Hãy để nhân viên cảm thấy tự do được là chính mình trong công việc.

3. Sự phát triển

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực tại Mỹ, người lao động thích thăng chức - không tăng lương hơn là tăng lương - không thăng chức. Mặc dù có thể bạn nghĩ tiền là động lực chính để làm việc, nhưng vẫn còn một yếu tố quan trọng khác, đó chính là “sự phát triển”. Người lao động tin rằng các quản lý được xét thăng chức một cách công bằng sẽ có nhiều khả năng ở lại công ty hiện tại hơn, ngay cả khi không được tăng thêm lương thưởng.

Một khi kết hợp được công bằng và phát triển, bạn sẽ nhìn thấy sự tác động rõ rệt đến tỷ lệ giữ chân nhân viên của công ty mình. Điều này cũng chứng tỏ được rằng nhân viên đang cảm thấy thuộc về tổ chức. Khi các nhà quản lý công nhận thành tích xuất sắc và khen thưởng bằng việc thăng chức một cách công bằng, các nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng, hạnh phúc khi ở lại với công ty.

4. Sự công nhận

Bằng cách ghi nhận thành tích của các nhân viên, bạn đang cho họ thấy rằng bạn có quan tâm và nhận ra sự phát triển cũng như tiến bộ của họ. Sự công nhận này cùng với tiềm năng phát triển trong công ty sẽ khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, thông thái hơn và có thái độ tích cực hơn.

Việc “khen ngợi” và “thực sự công nhận một nhân viên khi họ có thành tích tốt” thực sự rất khác biệt. Sự công nhận đích thực sẽ mang lại những hiệu quả tốt nhất, bởi vì phản hồi trung thực sẽ cho phép nhân viên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết với người quản lý của họ. Mọi người thường dùng "công nhận" để chỉ phần thưởng, nhưng sự công nhận cũng có thể ở dạng nhận xét phê bình. Nếu không được chỉ ra lỗi sai, bạn sẽ không thể sửa chữa. Và sự phê bình có thể là một động lực tuyệt vời để sửa sai.

5. Cảm giác thuộc về

Và dĩ nhiên, “cảm giác thuộc về” chính là mục tiêu của các nguyên tắc khác được đề cập trong bài viết này, nhưng nó cũng có hạng mục riêng. Với 40% người lao động cảm thấy bị bỏ rơi hoặc cô lập tại nơi làm việc, các nhà quản lý có rất nhiều cơ hội để cải thiện tình hình và văn hóa công việc.
Ví dụ, làm việc dựa trên sự đa dạng và hòa nhập có thể giúp tất cả mọi người cảm thấy thoải mái. Bộ não hoạt động thông qua tư duy xã hội - nghĩa là nhân viên của bạn sẽ muốn trở thành một phần của đội ngũ. Và một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cảm giác thuộc về là "một trong những nguồn động lực mạnh mẽ nhất". 

Việc hỗ trợ mọi người một cách rõ ràng, dứt khoát trong mọi hoàn cảnh cho thấy rằng bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc hòa nhập trong môi trường làm việc.

6. Quan tâm

5 nhu cầu cốt lõi trên có thể được gói gọn trong nhu cầu cuối cùng này: Quan tâm. Nếu bạn quan tâm đến nhân viên của mình, bạn sẽ cho họ quyền kiểm soát công việc, cho phép thăng tiến và phát triển, để nhân viên là chính họ trong công việc, công nhận khi họ thành công (và phản hồi mang tính xây dựng khi họ thất bại) cũng như giúp họ xây dựng cảm giác thuộc về. Những nhu cầu này đều có sự liên kết với nhau.

Đúng là bạn phải tuân thủ quy định, nhưng việc thể hiện sự quan tâm sẽ là một bước tiến xa hơn. Ví dụ, nếu một nhân viên đủ điều kiện để nghỉ phép chăm sóc gia đình sau khi sinh, hãy cho phép điều đó. Và nếu bạn làm điều này một cách vui vẻ và thật lòng quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên, họ sẽ cảm nhận được sự chân thành của bạn.

Kết luận

Nếu các nhà quản lý đầu tư vào việc đáp ứng những nhu cầu này cho nhân viên, họ sẽ cảm thấy thuộc về tổ chức. Và khi nhân viên cảm thấy thuộc về, họ sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực cho tổ chức.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan