Những nhóm người cần có trong công ty giúp tinh gọn nguồn nhân lực

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 08 tháng 1 2022

| bởi CTW.vn

image
Vai trò của nhóm người đóng góp gì cho sự phát triển của công ty

Để giúp doanh nghiệp phát triển, công ty luôn cần đầy đủ các vai trò trong một hoặc nhiều đội nhóm khác nhau. Với sự kết hợp cùng nhau giữa các đội nhóm, phòng ban. Điều này tạo nên những mảnh ghép phù hợp cho một bức tranh tổng thể lớn đối với doanh nghiệp. Sự có mặt của các nhóm người này còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và linh hoạt; tinh gọn nguồn nhân lực nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất.

Nhóm nào cần có trong nguồn nhân lực của công ty

Đây có lẽ là điều đầu tiên mà các công ty cần xác định khi đi vào hoạt động; cho dù mới thành lập hay tái cơ cấu, quy mô nhỏ hay quy mô lớn.

 Việc xác định rõ ràng về các nhóm cần có sẽ giúp doanh nghiệp tuyển dụng, sắp xếp nhân sự phù hợp. Hạn chế các trường hợp thừa mứa hay mất cân bằng. Không những thế, việc này còn làm tăng sự gắn kết nhân sự; hạn chế mâu thuẫn không đáng có; đẩy mạnh hơn hiệu suất công việc, giúp nhân sự phát triển các kĩ năng vốn có của họ.

Tùy theo tính chất hoạt động của các doanh nghiệp, mà sẽ có sự phân vai chia nhóm khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản sẽ có 3 nhóm người chính trong tổ chức với các vai trò khác nhau:

Nhóm định hướng con người. Những người này như người điều hướng công việc đi đúng hướng.

 Điều phối viên: là người kết nối và giữ mọi người đi đúng hướng, thích hợp khi trở thành người điều phối các cuộc họp. Họ dễ dàng nhận ra bức tranh tổng thể và khi thác điểm mạnh của từng người.

– Người truyền cảm hứng: Là người tạo nên sự thoải mái, động lực. Và họ có thể gắn kết tạo mối quan hệ vơi nhiều người.

– Người giúp đỡ: Đây lại là nhóm người sẵn sàng giúp đỡ và phối hợp cùng người khác tạo nên kết quả chung.

Nhóm người về định hướng nhiệm vụ. Đây là nhóm người thiên về tập trung các công việc, nhiệm vụ.

– Nhà sản xuất: đây là người có thể tập trung và vượt qua mọi rào cản để đạt được mục đích của công việc. Họ ý thức rõ vào nhiệm vụ được giao và hoàn thành như nghĩa vụ.

 Người kế hoạch: Họ có khả năng biến những điều trên lý thuyết thành hành động thực tiến; đưa ra các kế hoạch cụ thể để tiến tới việc hoàn thành.

 Người dẫn dắt: Họ quan tâm đến nhiệm vụ và kết quả một các sâu sắc nhất. Chính họ là người thúc đẩy đội nhóm hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả.

Nhóm người định hướng ý tưởng. Họ như chiếc bóng đèn cho mỗi dự án hay những sáng kiến.

– Người sáng tạo: Họ không bị gò bó vào điều gì, họ dễ dàng đưa ra những ý tưởng sáng tạo

– Người đánh giá: Họ có thế mạnh bằng việc đanh giá ý tưởng, tìm ra các rủi ro hay điểm yếu. Tránh được những sai lầm khi thực hiện công việc.

Không phải bất cứ đội nhóm nào cũng phải có đủ số lượng thành viên để đảm nhận các vai trò trên. Cần có sự cân đối về các vai trò mà thành viên nhóm có thể đảm nhận được.

Do đó, cần phải đánh giá, đo lường trước và trong khi hoạt động để biết được năng lực của nhân viên theo nhóm vai trò. Tuy nhiên, bên cạnh xác định vai trò của từng cá nhân trong tô chức/công ty. Doanh nghiệp đừng quên chú ý đến các xu hướng xung đột hay phong cách lãnh đạo. Bởi trong các tình huống nhất định, những điểm này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công ty.

Các xu hướng giải quyết xung đột mà ta thường gặp, đó là:

1. Né tránh: Nhóm người này thường ưu tiên lựa chọn tạm lánh, né tránh các vấn đề khó giải quyết. Điều này hạn chế các hiềm khích, mâu thuẫn xảy ra. Nhưng ở một số tình huống khác là thụ động, “không tham gia” vào vấn đề.

2. Bắt buộc: Họ luôn muốn người khác đi theo ý mình, có thể hi sinh lợi ích của người khác. Phong cách chủ động, định hướng sức mạnh và đặc trưng bởi “thắng-thua”.

3. Hợp tác: Có sự phối hợp với người khác để tìm ra vấn đề. Tinh thần chủ động để đi tới “win-win”, mang lại hiệu ứng tích cực.

4. Dễ chịu: Là người có thể hi sinh lợi ích cá nhân, đặc trưng bởi giải pháp “được-mất”.

Các xu hướng trên đều tồn tại ở mỗi cá nhận, nhưng sẽ có xu hướng đặc biệt nổi trội hơn so với các xu hướng còn lại.

Và cùng với đó là các phong cách lãnh đạo:

1. Chuyên quyền: Nhận diện rõ lãnh đạo và người tuân thủ, khiến người khác nghe theo quyết định của mình. Phù hợp trong các dự án liên quan đến thời gian hoặc chuyên môn của nhà lãnh đạo cao hơn với người khác. Nó cũng gắn liền với sự tự tin và hiệu quả nhưng hạn chế sự sáng tạo và tinh thần đội nhóm.

2. Tầm nhìn: Nhìn rõ tương lai và định hướng, thúc đẩy mọi người. Tạo năng lượng và ý chí khi tổ chức có một định hướng mới. Tuy nhiên, họ thiếu sự quan tâm đến chi tiết và giải pháp thực tế.

3. Dân chủ: Sự trưng cầu dân ý diễn ra, tạo nên sự đóng góp ý kiến và đoàn kết giữa lãnh đạo và cấp dưới. Tuy nhiên sự thương thảo sẽ mất nhiều thời gian, và các thành viên khác có thể trông chờ một lãnh đạo có quyết định hơn.

Làm sao để phát triển cân bằng các nhóm trong công ty

Để phát triển cân bằng các nhóm người này, doanh nghiệp cần nhận biết và phân vai rõ ràng. Tùy theo tính chất sản phẩm, cách thức hoạt động tại công ty. Từ đó, số lượng thành viên tại các nhóm người khác nhau. Ví dụ công ty sản xuất sẽ thiên về nhiệm vụ nhiều hơn so với định hướng con người.

Mỗi một phòng ban trong doanh ngiệp cũng sẽ cần chú ý đến các nhóm người này. Bởi theo tính chất của mỗi phòng ban, cũng đều có sự liên quan đến các vai trò.

Công ty xác định vai trò thế nào?

Sử dụng các công cụ đo lường là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Vì nếu chỉ nhìn qua đánh giá bên ngoài, một số thể hiện của người nhân viên bị ẩn đi. Điều này có thể do ảnh hưởng của môi trường hay vị trí làm việc; hoặc trong sự sắp xếp nhân sự chưa phù hợp.

1. Trait-Map – Bài Test xu hướng tính cách nhân sự của Đức

Bài Test Trait-Map dựa trên mô hình Big-five. Kết quả giúp xác định tính cách người tham gia, nhận diện các dạng tính cách, quan điểm sống và phong cách làm việc.

Test Trait-Map đặc biệt ứng dụng hiệu quả trong đánh giá nhóm. Người quản lý nhìn ra những tính cách nào vượt trội và những tính cách nào ít thể hiện ở mỗi nhân viên. Nhận ra vai trò nổi bật nhất trong nhóm của từng cá nhân. Nhận diện khả năng đảm nhận vai trò nào, ví trị nào trong đội nhóm. Sắp xếp nhân lực phù hợp để phát huy tốt nhất hiệu quả công việc; cũng như kịp thời hỗ trợ, đào tạo nếu còn điều hạn chế và cần cải thiện.

Bài Test Trait-Map thể hiện vai trò nhân viên trong đội nhóm. Tìm hiểu về vai trò của nhóm có thể tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm. Từ đó có thể giúp phân công vai trò và nhiệm vụ tốt hơn.

2. Uchida-Kraepelin (UK Test) đến từ Nhật Bản.

Uchida-Kraepelin (UK Test) là bài Test giúp doanh nghiệp phân tích nhân lực của mình một cách nhanh và chính xác nhất. Kết quả phản ánh khả năng làm việc, đo lường hiệu suất công việc, xu hướng hành động, thói quen và những giao động tâm lý đáng lưu ý.

Bài UK Test phân tích nguồn nhân lực của tổ chức hiện tại, là cơ sở để:

Đánh giá lại sự kết hợp nguồn nhân lực trong công việc hiện đang được phân bổ. Gồm khối lượng, nội dung và cách phân bổ công việc.

Điều chỉnh loại và số lượng công việc phù hợp với từng loại, hướng đến cải thiện hiệu suất tập thể.

Dự đoán các công việc phù hợp với khả năng và đặc điểm của nhân viên và khả năng rời bỏ công việc.

Xem xét loại nguồn nhân lực nào cần thiết cho việc tuyển dụng trong tương lai. Tuyển dụng hiệu quả với nhân lực phù hợp với môi trường làm việc. Đặc biệt đáp ứng được yêu cầu kỹ năng mà doanh nghiệp đang muốn cải thiện, hướng đến việc tăng hiệu quả trong hoạt động đội nhóm.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan