Trí tuệ cảm xúc - Kỹ năng quan trọng để trở thành nhà quản trị tài ba

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 06 tháng 1 2022

| bởi CTW.vn

image

Chúng ta có thể thấy, kĩ năng quản trị cảm xúc rất quan trọng trong đời sống và công việc. Đặc biệt là đối với những người có tầm ảnh hưởng đến người khác. Bởi những gì họ suy nghĩ và hành động luôn tác động đến phần lớn số đông. Hiểu về trí tuệ cảm xúc hiệu quả sẽ quản trị được sự thành công.

Đồng thời nâng cao trí tuệ cảm xúc, chúng ta luôn biết cách ứng xử, giao tiếp phù hợp. Sự cân bằng về cảm xúc xây dựng cho chúng ta kĩ năng làm chủ tình huống. Họ có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh và bình tĩnh tìm ra giải pháp.

Ý nghĩa của việc nâng cao kỹ năng trí tuệ cảm xúc

Nếu hiểu về các chỉ số đo lường trong trí tuệ cảm xúc. Người lãnh đạo luôn biết cách để hiểu về những ưu và nhược điểm của mình. Không những vậy, họ sẵn sàng nhận sự đóng góp ý kiến của người khác một cách vui vẻ.

Một khi trí tuệ cảm xúc được nâng cao, sự khô khan và chuyên quyền trong ứng xử sẽ biến mất. Thay vào đó là lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm. Mặt khác, bạn dễ dàng nhận được những ý kiến đóng góp thật lòng của cấp dưới.

Theo Daniel Goleman trong cuốn Ứng dụng Trí tuệ cảm xúc trong công việc:

“Khi bạn đang ở nấc thang đầu tiên của sự nghiệp với trí tuệ cảm xúc bạn có thể phát triển những sở trường vốn có; duy trì bản sắc cá nhân; phát triển sức sáng tạo và động cơ hành động; giải quyết xung đột và khả năng giao tiếp; hình thành các mối liên minh trọng yếu. Và khi bạn đã ở một vị trí cao thì hãy học cách để bạn có thể: Phát triển khả năng làm việc của mỗi nhân viên cấp dưới; xây dựng kỹ năng làm việc theo nhóm; chế ngự được sự đa dạng và giảm thiểu sự thay đổi nhân sự; khiến khách hàng của bạn hài lòng hơn; xây dựng được các chương trình đào tạo thực sự hiệu quả.”

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn; trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

Vậy, trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ xúc cảm là khả năng cảm nhận cảm xúc của chính mình và người khác; và để trở nên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng thông tin cảm xúc để định hướng cho suy nghĩ và hành vi của bạn. Trí tuệ xúc cảm là một khả năng có thể học được; tập hợp các kỹ năng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.

Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc theo mô hình SWOT

Mô hình Trí tuệ xúc cảm sử dụng trong EQ-SWOT bao gồm các yếu tố chung từ các mô hình khác nhau trong lĩnh vực này. Dựa trên các ý tưởng và nguyên tắc mà hầu hết các mô hình đều có. Cách tiếp cận này làm cho EQ-SWOT™ có thể áp dụng cho một nhóm mục tiêu rộng hơn.

1. Nhận thức

Tự nhận thức bao gồm 2 đặc điểm:

- Quá trình nhận thức về cảm xúc là những cảm nhận chính xác và xác định cảm xúc của bạn.

- Quá trình tự đánh giá bản thân là xây dựng một bức tranh chính xác về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

2. Tự điều chỉnh

Bao gồm 7 đặc điểm:

- Tự giác kỉ luật: Duy trì sự tập trung vào các nhiệm vụ để hoàn thành công việc, để cống lại những cám dỗ.

- Kiểm soát cảm xúc: Giữ bình tĩnh, kiên định, và kiếm chế cơn giận.

- Kiểm soát căng thẳng: Giảm căng thẳng và lo lắng, đối phó với áp lực.

- Tư duy tích cực: Tập trung vào điều tích cực: đương đầu với những thách thức bằng tinh thần lạc quan.

- Tầm nhìn cá nhân: Làm rõ các giá trị và mục tiêu dài hạn sẽ giúp bạn có được những chỉ dẫn và động lực.

- Năng lượng: Có năng lượng để hành động và theo đuổi mạnh mẽ các mục tiêu.

- Đưa ra quyết định phù hợp: Chủ động kết hợp trực giác vào suy nghĩ của bạn để đưa ra quyết định tối ưu.

3. Nhận thức xã hội

- Hiểu được suy nghĩ người khác: Giải mã ngôn ngữ thông điệp cơ thể,; biểu cảm khuôn mặt và dọng nói.

- Đồng cảm: Lắng nghe và thấu hiểu người khác; xây dựng mối quan hệ.

4. Kỹ năng xã hội

- Thể hiện bản thân: Bày tỏ ý tưởng, cảm xúc và tính cách của bạn cho người khác.

- Quyết đoán: Hoạt động bằng sự tự tin, ý chí và quyết tâm. Chất vấn người khác nếu cần,

- Ảnh hưởng về mặt cảm xúc: Cổ vũ, động viên và tiếp thêm năng lượng cho người khác.

- Cộng tác: Làm việc nhóm hiệu quả, đàm phán hai bên cùng có lợi và giải quyết các bất đồng.

- Xây dựng các mối quan hệ: Hình thành và duy trì các mối quan hệ thân thiết để hỗ trợ lẫn nhau.

Phân tích trí tuệ cảm xúc theo mô hình SWOT

- Strengths (Điểm mạnh): Những điểm nỏi bật, ưu điểm trong trí tuệ cảm xúc.

- Weaknesses (Điểm yếu): Những điểm cần cải thiện để tốt hơn.

- Opportunities (Cơ hội): Cơ hội nào để phát huy điểm mạnh của bạn; và bạn cần làm gì để cải thiện, đatj được đầy đủ tiềm năng; liệu bạn có khả năng để cải thiện điểm yếu của mình.

- Threats (Thách thức): Sự ráp nối giữa các kĩ năng EQ và vai trò hiện tại của bạn là như thế nào; Liệu còn khoảng trống nào không; có lợi ích gì khi cản thiện EQ của bạn hơn nữa; những rủi ro tiềm năng có thể xảy ra khi bạn không thay đổi và cải thiện.

Ứng dụng phân tích trí tuệ cảm xúc theo mô hình SWOT. Đây là phương pháp giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn khách quan về bản thân mình. Đó là một “khoảng dừng” để nhận diện; thấu hiểu cảm xúc; cũng như cải thiện kĩ năng trong kết nối giữa người lãnh đạo và cấp dưới.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan