Tư vấn có phải là nghề nghiệp phù hợp dành cho với bạn?

Quyết định lựa chọn nghề nghiệp

| 25 tháng 9 2020

| bởi CTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Các chuyên gia trẻ thường băn khoăn về việc lựa chọn tư vấn như một nghề nghiệp: Liệu tư vấn có là nghề nghiệp dành cho họ và làm cách nào để quyết định xem có nên theo đuổi công việc này hay không? Để trả lời câu hỏi này một cách công bằng (và không có sự thiên vị khi tự cho lời khuyên), chúng tôi đã liên hệ với Wouter Van Linden,  trưởng bộ phận nhân sự của KPMG khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và là người giám sát sự phát triển tài năng của hơn 100.000 nhân viên làm việc trong ở vị trí tư vấn viên để có được cái nhìn toàn diện. Wouter Van Linden học chuyên ngành Luật và công việc đầu tiên của anh là tư vấn luật. Cuộc trò chuyện của chúng tôi với anh ấy xoay quanh những điều mà các chuyên gia trẻ nên biết nếu họ đang theo đuổi sự nghiệp tư vấn.

Có bốn điều rút ra từ cuộc trò chuyện của chúng tôi có thể giúp bạn đưa ra quyết định một cách sáng suốt.

Tư vấn KHÔNG dành cho tất cả mọi người.

Tư vấn không phải là một công việc làm vào giờ hành chính. Bạn có thể cảm thấy bản thân “luôn luôn hoạt động” vì bạn có thể phải liên tục “nằm trong cuộc” và điều đó có thể gây mệt mỏi. Nếu bạn hình dung sự ổn định và có cấu trúc, hãy cân nhắc việc phát triển sự nghiệp ở lĩnh vực khác. “Bạn trở thành một nhà tư vấn bởi vì bạn coi trọng sự tự do và linh hoạt - về thời gian bạn làm việc, nơi bạn làm việc và những gì bạn làm. Nhờ đó, bạn có thể nhào nặn ra công việc của riêng bạn ở một mức độ tầm cỡ”, Wouter nói. Để làm việc trong lĩnh vực tư vấn, bạn sẽ cần phải tạo ra cấu trúc công việc của riêng bạn và chịu trách nhiệm về những hệ quả do bạn tạo ra.

Hãy xem xét các câu hỏi dưới đây. Nếu câu trả lời là “có” với hầu hết các câu hỏi này, thì có lẽ tư vấn là nghề nghiệp dành cho bạn.

  • Bạn có thích làm việc nhiều giờ liền sau đó là vài ngày “trên ghế dự bị” (vẫn làm công việc đó nhưng dễ dàng hơn)?
  • Bạn có muốn ở thế chủ động khi ra quyết định về cách thức, địa điểm và thời gian bạn làm việc không?
  • Bạn có thích trở thành người quản lý dự án của chính bạn và chịu trách nhiệm về dự án đó hay không?

Là một nhà tư vấn, ảnh động của bạn chủ yếu là gián tiếp - thông qua lời khuyên của bạn đưa ra cho khách hàng. Bạn cũng có thể không trực tiếp thấy mức độ hoàn thành của dự án vì hợp đồng gần như đã kết thúc ngay sau khi bạn đưa ra đề xuất và lời khuyên.

Tất cả về kỹ năng mềm.

Chúng ta đã nói về hai kỹ năng mềm đặc biệt: sự đồng cảm, bao gồm kỹ năng lắng nghe và biết cách đặt câu hỏi, cũng như sự nhanh nhẹn, hay sự cởi mở để thách thức các giả định của chính bạn theo nghĩa rộng nhất.

Tất cả các công ty trong nhóm “Bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới” (Big Four) đều khởi đầu là Công ty kiểm toán. Từ “kiểm toán” hay “auditor” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ từ “audire” trong tiếng Latin, có nghĩa là "lắng nghe". Cho đến nay, đây vẫn là kỹ năng quan trọng nhất trong tất cả các công việc mà các nhà tư vấn làm. Tại sao lại như vậy? Bởi vì bạn cần có khả năng cộng tác hiệu quả với khách hàng, thành viên nhóm và cả ban quản lý. Bạn sẽ gặp rất nhiều người, và bạn sẽ phải xây dựng các mối quan hệ, đôi khi là từ đầu.

Hình mẫu về các nhà tư vấn phải là những chuyên gia hiểu biết rộng rãi đã trở nên lỗi thời. Bằng cách cộng tác với khách hàng của bạn - áp dụng sự đồng cảm và nhanh nhẹn - hai bên cùng nhau khám phá các giải pháp phù hợp.

Vì vậy, làm thế nào để bạn biết rằng bạn có giỏi những kỹ năng này hay không? Hãy bắt đầu bằng cách hỏi phản hồi của những người xung quanh. Cân nhắc đặt những câu hỏi dưới đây cho đồng nghiệp, bạn học hoặc thành viên gia đình của bạn:

  • Khi nói chuyện với tôi, bạn cảm thấy tôi đang lắng nghe bạn ở mức độ nào?
  • Bạn có thể cho tôi một ví dụ về một tình huống mà bạn cảm thấy như tôi không hiểu bạn chút nào không?
  • Bạn cảm nhận tôi là người sẵn sàng thách thức những giả định đã được đặt ra ở mức độ nào?

Và nếu bạn muốn xây dựng và trau dồi những kỹ năng mềm này thì sao? Thật sự chỉ có duy nhật một điều bạn có thể làm, đó chính là: luyện tập, luyện tập và luyện tập.

Wouter cũng chia sẻ một lời khuyên cụ thể về nghệ thuật đặt câu hỏi đúng đắn: "Đừng bao giờ bắt đầu câu hỏi của bạn bằng một động từ!"

  • Thay vì hỏi: "Có phải công ty của anh / chị đang cân nhắc một cuộc đại tu vì sự gia tăng trong lĩnh vực số hóa hay không?"
  • Bạn có thể hỏi: “Anh / chị thấy tác động của công cuộc số hóa lên khả năng cạnh tranh của công ty bạn về lâu dài như thế nào?”
Cảm thấy thoải mái với thất bại.

Bạn phản ứng như thế nào khi không thể thông qua báo cáo dự án hoặc khi bạn không thể giải quyết câu hỏi xác suất xảy ra của rủi ro đó? Chán nản vì tủi thân? Thất bại là khi bạn không học được gì từ sai lầm.
Trong quá trình tư vấn, bạn sẽ làm việc với rất nhiều dữ liệu và dữ kiện, đồng thời, bạn cũng sẽ phải đưa ra rất nhiều quyết định. Không phải tất cả đều đúng đắn. Trở thành một nhà tư vấn tuyệt vời có nghĩa là đôi khi bạn mắc sai lầm và điều đó không sao cả. Nếu bạn gặp khó khăn, đừng tự đánh gục bản thân và đừng cố gắng tự sửa chữa lỗi lầm. Tìm kiếm các nguồn trợ giúp có kinh nghiệm, chẳng hạn như người cố vấn hoặc sếp của bạn, để tìm hiểu xem bạn đã sai ở đâu và cách bạn có thể sửa chữa nó.

Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên sếp yêu cầu tôi tham gia một cuộc họp làm quen với một vị lãnh đạo đầu ngành, ông Lee hay “Mr. Lee”. Trong cuộc họp đó, tôi chỉ tập trung vào việc kêu gọi ông Lee đăng ký cho chúng tôi tham gia chương trình phát triển năng lực lãnh đạo tại công ty của ông ấy. Toàn bộ thời gian của cuộc họp, tôi đã cố gắng thuyết phục ông ấy chọn chúng tôi bằng cách trưng bày những thành tích trước đây. Tôi đã nói suốt 70% cuộc họp.

Khi cuộc họp kết thúc, sếp dẫn tôi ra ngoài và nói: “Đừng bao giờ quên rằng mọi cuộc họp đều có mục đích riêng. Cuộc họp hôm nay chủ yếu là để làm quen và đặt những câu hỏi phù hợp để ông Lee có thể quyết định xem chúng ta có xứng đáng với thời gian của ông ấy không và ông ấy có muốn gặp lại chúng ta để tiếp tục cuộc trò chuyện hay không. Mục tiêu của chúng ta là bán hàng, nhưng mục tiêu của khách hàng là tạo dựng lòng tin."

Nếu sếp của tôi không dành thời gian để tóm tắt lại vấn đề, tôi sẽ không bao giờ hiểu được lý do tại sao chúng tôi lại không còn nghe nói về ông Lee nữa. Từ lần đó, các cuộc họp đều trở nên khác hẳn.

Bạn phải tham vọng một cách kiên nhẫn.

Lời khuyên cuối cùng của chúng tôi là gì? Hãy tham vọng một cách kiên nhẫn. Đừng mong đạt được đỉnh cao ở tuổi 30. Sự nghiệp chuyên nghiệp kéo dài khoảng 45 năm. Hãy nắm bắt viễn cảnh dài hạn đó và lên kế hoạch cẩn thận cho con đường sự nghiệp của riêng bạn, đồng thời hãy linh hoạt đủ để thỉnh thoảng thử thách tư duy của chính bạn. Và trước khi bạn nhận ra điều đó, bạn đã đạt được mục tiêu.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan