2 điểm duy nhất mà người quản lý đánh giá ứng viên

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| 30 tháng 1 2021

| bởi CTW.vn

image

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, thường thì bạn sẽ có cảm giác như từng điều nhỏ nhặt mà bạn làm cũng đang bị đánh giá, kể cả những việc đã làm hoặc có khả năng sẽ làm trong tương lai. Điều thú vị là, một giáo sư ở Trường đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, trên thực tế, bạn được đánh giá chỉ dựa trên hai điểm:
“Mọi người thổi phồng bạn chỉ trong vài giây, nhưng chính xác thì họ đang đánh giá điều gì?”

Giáo sư Amy Cuddy của Trường Kinh doanh Harvard cùng với các nhà tâm lý học, Susan Fiske và Peter Glick, đã nghiên cứu về những ấn tượng đầu tiên trong hơn 15 năm và phát hiện ra một số hình mẫumẫu hình trong những tương tác này.

Trong cuốn sách "Sự hiện diện" (“Presence”) của cô ấy, Cuddy nói rằng mọi người thường trả lời hai câu hỏi một cách nhanh chóng khi họ lần đầu gặp bạn:

 - Mình có thể tin tưởng người này không?

 - Mình có thể tôn trọng người này không?

Các nhà tâm lý học coi những phản ứng này lần lượt là sự ấm áp và năng lực, và lý tưởng nhất là bạn sẽ muốn được coi là có cả hai.

Thật thú vị khi Cuddy cũng nói rằng hầu hết mọi người đều tin rằng năng lực là yếu tố quan trọng hơn, đặc biệt là trong một môi trường chuyên nghiệp. “Sau tất cả, họ muốn chứng minh rằng họ đủ thông minh và tài năng để xử lý vấn đề bạn đưa ra”.

Tin cậy và tôn trọng

Đây có thể là hai điều bạn sẽ được đánh giá ngay sau các đánh giá được thực hiện về tổng quan ngoại hình, điều gần như sẽ diễn ra ngay tức thì! Hãy đối diện với sự thật rằng những ứng viên có ngoại hình có thể sẽ được ưu tiên hơn.

Một khi bạn mở lời, bạn sẽ bị đánh giá về mức độ tin tưởng. Chẳng hạn như “Tôi có thể tin những gì người này nói đến mức nào?”, và “Tôi có thể lưu tâm, tôn trọng lý lịch, đạo đức làm việc, xuất thân của bạn hay không?”, v.v. Hầu hết những điều này phụ thuộc vào người thực hiện đánh giá, chứ không phải bạn - người nói. Tôi biết điều đó nghe thật tệ.

Bạn tự giúp bản thân bằng cách nào?

Hãy thử trải nghiệm và phản chiếu nguồn năng lượng của người đang phỏng vấn bạn. Nếu bạn tỏ ra bình tĩnh, điềm tĩnh và người đang phỏng vấn bạn thực sự lạc quan và tràn đầy năng lượng, họ sẽ ngay lập tức nghiêng theo hướng có lợi.

Thực hiện nghiên cứu về những người bạn sẽ gặp gỡ trong buổi phỏng vấn và cố gắng tìm hiểu lý lịch cũng như câu chuyện (cuộc sống) của họ. Cố gắng tạo ra một số kết nối nhanh nhất có thể trong cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin và sự tôn trọng với họ. Ngày nay, thật sự không khó để tìm hiểu thông tin về một cá nhân. Nếu bộ phận nhân sự sắp xếp cuộc phỏng vấn, bạn chỉ cần lịch sự hỏi tên người mà bạn sẽ phỏng vấn.

Hãy trở nên thú vị. Có một câu chuyện hay để kể, một câu chuyện mà hầu hết mọi người sẽ thấy hài hước hoặc thích thú. Nhưng đừng quá dài dòng. Một hoạt động làm quen hiệu quả sẽ tạo bầu không khí chung thoải mái, tuyệt vời cho cuộc phỏng vấn.

Lúc nào tôi cũng nói việc này với mọi người. Phỏng vấn không phải một bài kiểm tra, nó chỉ là một cuộc trò chuyện với một số người mà bạn không biết. Chúng ta luôn có những trải nghiệm như vậy trong đời. Đôi khi bạn thích họ, đôi khi không. Nếu bạn không thích những người đang phỏng vấn bạn, rất có khả năng bạn sẽ không thích công việc đó!

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan