Đề nghị nhận việc một cách hiệu quả nhất

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| 05 tháng 4 2021

| bởi CTW.vn

image

Nếu bạn còn thấy e ngại, đừng quá lo lắng bởi bạn không cần phải quá xông xáo đâu. Thực tế thì bạn “không nên” làm như vậy. Phỏng vấn việc làm là một phần của quảng cáo bán hàng, nhưng không phải bạn sẽ cố bán cho người phỏng vấn một món đồ đã qua sử dụng.

Trên thực tế, trừ những công việc liên quan đến bán hàng hoặc tài chính và khi công ty có bầu không khí với chỉ số octan rất cao (ý chỉ bầu không khí quyền lực), thì bạn có lẽ không nên hỏi ngay lập tức “Tôi có được nhận không?” Một chút tinh tế sẽ giúp bạn đi đường dài.

Cách đề nghị nhận việc tại buổi phỏng vấn

Một tin tốt là bạn hoàn toàn có thể mở lời đề nghị nhận việc theo một cách khiến cả bạn và người phỏng vấn cảm thấy thoải mái về cuộc trò chuyện. Cách này đủ tốt để giúp bạn đạt được thỏa thuận và nhận được lời mời làm việc. (Hoặc ít nhất, cách thức này cũng giúp bạn biết liệu “phát bắn” của bạn đã chuẩn xác chưa).

Nên làm gì khi đưa ra đề nghị nhận việc

1. Thể hiện sự nhiệt tình

Điều gì làm bạn ấn tượng nhất trong buổi phỏng vấn? Văn hóa doanh nghiệp, sứ mệnh công ty hay cách các đội nhóm làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc? Giờ là lúc đề cập đến điều đó. Người phỏng vấn có thể sẽ thấy cảm kích trước sự nhiệt tình của bạn. Và điều đó cho thấy bạn chắc chắn là một ứng viên phù hợp. Hãy trung thực, đừng giả vờ phấn khích với những gì không thực sự hấp dẫn bạn. Hầu hết mọi người đều nói dối rất tệ, nhưng lại giỏi trong khoản nhận ra người nào đó đang không trung thực.

Câu hỏi mẫu: “Tôi rất hứng thú với các kế hoạch của công ty cho dự án... và tôi mong muốn trở thành một phần của dự án đó. Anh/chị có cần thêm thông tin gì về các kỹ năng của tôi liên quan đến … không?

2. Cung cấp thêm thông tin

Một câu hỏi kết thúc là thời điểm phù hợp để hỏi liệu người phỏng vấn có cần biết thêm điều gì về bạn hay không. Đây là cơ hội cuối cùng để chứng tỏ rằng các kỹ năng của bạn khiến bạn trở thành ứng viên phù hợp với tổ chức, nhưng không thực sự là “cơ hội cuối cùng” của bạn. Như một lá thư cảm ơn, có thể nhân đôi cơ hội nhận lời mời làm việc như một công cụ bán hàng sau cuối.

Câu hỏi mẫu: Anh/chị cần biết thêm thông tin gì để biết tôi phù hợp với vị trí công việc và nhận tôi vào làm việc?

3. Hỏi về các bước cần làm tiếp theo

Quy trình phỏng vấn việc làm sẽ tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau ở hầu hết các công ty. Một tổ chức có thể mất hàng tháng trời để tìm ra một ứng viên tiềm năng, trong khi một tổ chức khác có thể tìm được ứng viên tiềm năng ngay sau buổi phỏng vấn. Nếu không đặt những câu hỏi này, bạn sẽ không biết liệu bạn có lọt vào vòng trong hay không, những giấy tờ bổ sung nào cần gửi để thể hiện khả năng của mình và quan trọng nhất là khi nào thì có thể nhận được email hay cuộc gọi hẹn lịch cho vòng tới.

Câu hỏi mẫu: “Tôi thực sự hứng thú với sứ mệnh và mục tiêu của công ty trong năm tới và cảm thấy kỹ năng và kinh nghiệm của mình sẽ phù hợp. Anh/chị có thể cho tôi biết các bước tiếp theo của quá trình phỏng vấn không?”

4. Hãy cảm ơn người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn

Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, việc thể hiện lòng cảm kích sẽ giúp ích cho bạn. Vậy nên đừng quên nói lời cảm ơn khi kết thúc buổi phỏng vấn cũng như gửi một lá thư cảm ơn để gợi nhắc và theo sát nhé.

Câu hỏi mẫu: “Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã dành thời gian cho tôi ngày hôm nay. Tôi thực sự hứng thú với công ty và các kế hoạch sắp tới. Anh/chị có muốn biết thêm điều gì khác không?

Những việc không nên làm khi đề nghị nhận việc:

1. Xông xáo quá mức:

Một lần nữa, có thể sẽ có những môi trường phù hợp với kiểu người xông xáo “Tôi có được nhận không?”. Nhưng ở hầu hết các vị trí không liên quan đến bán hàng, việc đặt người tuyển dụng vào tình huống khó xử không phải là cách hay để nhận được lời mời làm việc. Bạn đang muốn thuyết phục họ rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất, chứ không phải là nài nỉ đòi được nhận việc. Việc đòi hỏi sẽ tạo ấn tượng không tốt, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng để được nhận làm việc.

2. Yêu cầu, đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn có thể cống hiến cho công ty:

Bạn muốn rất nhiều từ đơn vị tuyển dụng, chẳng hạn như thông tin chi tiết về quy trình, hướng dẫn cách khiến bạn trở thành ứng viên sáng giá và cuối cùng là lời mời làm việc. Để giữ mọi thứ luôn ổn định, bạn nên đề xuất đưa ra những ích lợi mà bạn có thể mang đến cho công ty càng nhiều càng tốt. Chủ động chia sẻ thêm thông tin về các kỹ năng của bạn cũng như cung cấp nguồn tham chiếu và thư giới thiệu. Duy trì sự tương tác hai chiều.

3. Gợi nhắc, theo sát một cách cực đoan:

Gửi thư cảm ơn hoặc email trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn và gợi nhắc vào thời điểm thích hợp dựa trên những gì người phỏng vấn đã nói về quy trình tuyển dụng. Nhưng đừng quá dồn dập bằng các email hay cuộc gọi. Việc bám theo các nhà tuyển dụng hầu như sẽ không bao giờ khiến bạn có được một lời mời làm việc.

Quan trọng: Nếu người tuyển dụng không đưa ra lời mời ngay lập tức, không có nghĩa là bạn sẽ không được  nhận. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục nài nỉ, một kết quả không tốt là điều hoàn toàn có thể.

Nguồn bài viết
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan