Nghệ thuật tiếp thị bản thân trong buổi phỏng vấn việc làm

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| 17 tháng 3 2021

| bởi CTW.vn

image

Hãy coi đây là một phiên bản mới mẻ hơn, trực tiếp hơn của công việc cũ của bạn với vai trò tương tự được ghi trên hồ sơ ứng tuyển để được mời phỏng vấn.

Nhưng những gì bạn cần làm sẽ không phải đơn giản chỉ là đáp ứng các yêu cầu trong danh sách của người phỏng vấn. Bạn sẽ muốn đối phương cảm thấy hào hứng khi đưa ra lời đề nghị việc làm. Nghĩa là bạn phải tiếp thị bản thân sao cho những người phỏng vấn nhận thấy bạn là một ứng cử viên sáng giá. Liệu điều này có quá sức hay không? Sau đây sẽ là cách để bắt đầu.

Tự tin vững vàng

Nếu bạn cảm thấy thiếu tự tin về bản thân trong buổi phỏng vấn, điều đó sẽ rất dễ nhận ra.
Quan trọng: Hãy làm mọi cách để thể hiện sự tự tin khi tham gia phỏng vấn.

Nội dung bạn dùng để trả lời cho các câu hỏi là cần thiết nhưng cách bạn trả lời, cũng như hình thức tổng thể và cách bạn thể hiện bản thân, cũng không kém phần quan trọng. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:

1. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn

Bạn có ngồi xuống ngay lập tức không? Bạn có loay hoay hay tránh giao tiếp bằng mắt không? Những điều không nên làm này có thể thể hiện rằng bạn thiếu tập trung, không hứng thú với công việc hoặc không tự tin về bản thân. Hãy giữ một tư thế phù hợp, giao tiếp bằng mắt khi chào hỏi và ngồi ở tư thế thể hiện sự gắn kết với cuộc trò chuyện. 

2. Cẩn trọng lựa chọn từ ngữ 

Các dây thần kinh có thể làm cho những cử động lời nói trở nên nổi bật hơn. Cố gắng tránh nói “ờ, ừm” hoặc “kiểu như là” quá nhiều lần và hãy hạn chế xu hướng cướp lời hay lên giọng ở cuối mỗi câu. Cướp lời là một kiểu nói chuyện khiến bạn trông có vẻ như chưa trưởng thành. Việc tự ghi âm khi thực hành trả lời các câu hỏi phỏng vấn hoặc nhờ một người bạn cùng thực hành có thể giúp bạn xác định liệu bạn có đang có những thói quen không tốt này hay không.

3. Chọn trang phục phù hợp với ngành nghề và với không khí của buổi phỏng vấn

Sẽ không có câu trả lời chính xác cho việc phải mặc gì trong một buổi phỏng vấn. Hãy mặc những trang phục mà bạn thấy thoải mái nhưng đồng thời cũng nên cân nhắc trang phục phù hợp với tính chất của buổi phỏng vấn. Trang phục cho buổi phỏng vấn tại một công ty tạp chí thời trang, công ty khởi nghiệp công nghệ và công việc bán lẻ là hoàn toàn khác nhau.

4. Thực hành trả lời nhưng phải đảm bảo sẽ phát triển các câu trả lời sao cho cụ thể và đáng nhớ

Tốt hơn hết là bạn nên thực hành trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Người phỏng vấn sẽ mong đợi bạn có sự chuẩn bị. Dù những câu hỏi đó khá phổ biến và chung chung, không có nghĩa là câu trả lời của bạn cũng quá chung chung!
Hãy nhớ rằng bạn đang muốn tiếp thị bản thân trong buổi phỏng vấn, mà không khách hàng nào muốn mua một sản phẩm nhàm chán.
Lời khuyên: Hãy cố gắng làm câu trả lời của bạn trở nên đáng nhớ với người phỏng vấn, thậm chí là gây ấn tượng sâu đậm với họ rất nhiều ngày sau đó.

Khi bạn thực hành trả lời, hãy ghi nhớ các bí quyết sau:

  • Hãy đưa ra ví dụ càng cụ thể càng tốt.

Đừng chỉ nói một cách chung chung rằng “vai trò của tôi trong dự án đó đã tiết kiệm ngân sách cho công ty”. Hãy cho người phỏng vấn biết bạn đã làm những gì để tiết kiệm, và tiết kiệm được bao nhiêu ngân sách. Tránh những câu trả lời mơ hồ.

  • Hãy kể lại câu chuyện theo những gì bạn đã làm hoặc đã trải nghiệm qua.

Thật dễ dàng để nói rằng bạn là một người thích làm làm việc nhóm hay có định hướng cụ thể. Những cụm từ thông dụng này xuất hiện trong danh mục việc làm, nhưng nhiệm vụ của bạn là phải tinh chỉnh chúng thành những câu chuyện về bản thân bạn. Điều đó chứng tỏ bạn là một người có tố chất. Vì vậy, thay vì nói “Tôi là người bắt đầu dự án”, hãy nói “Khi bắt đầu dự án, có cả quy trình báo cáo tháng trên giấy lẫn kỹ thuật số. Tôi đã nghiên cứu và loại bỏ quy trình làm việc trên giấy giúp tiết kiệm 10% ngân sách và cũng loại bỏ những công việc trùng lặp. Tôi đã trình bày những phát hiện này với Ban điều hành và chúng tôi đã chuyển đổi sang một quy trình mới - quy trình kỹ thuật số - bắt đầu ngay từ tháng sau. Các nhân viên thở phào nhẹ nhõm và mọi người đều thấy rất vui khi góp phần bảo vệ môi trường".

  • Hãy trả lời ngắn gọn và trực tiếp, đừng quá lan man.

Tốt nhất nên dừng lại một vài giây để định hình suy nghĩ, đừng lao vào trả lời ngay lập tức để rồi nói không đúng trọng tâm suốt khoảng thời gian sau đó. Hãy tôn trọng quỹ thời gian của người phỏng vấn và để ý đến các dấu hiệu. (Nếu những người phỏng vấn tỏ vẻ chán chường, có thể đó là dấu hiệu họ muốn kết thúc buổi phỏng vấn).

Các chiến lược này sẽ giúp bạn tránh được những câu trả lời nhạt nhẽo.

5. Biết người phỏng vấn muốn gì

Bằng cách nào đó, mong đợi của người phỏng vấn thường sẽ rất rõ ràng: Đó có thể là “một ứng viên có thể hoàn thành tốt công việc và phù hợp với các giá trị của công ty”. Tuy nhiên, giữa các vị trí công việc, lĩnh vực, và công ty khác nhau, những mong muốn cũng có thể sẽ khác nhau. Để hiểu rõ mong muốn và nhu cầu của đơn vị tuyển dụng, hãy nghiên cứu công ty cũng như ngành nghề, lĩnh vực. Nếu đã đến giai đoạn nước rút (ví dụ như bạn đã viết xong thư ứng tuyển), vậy hãy phân tích phần “mô tả công việc”.

Quan trọng: Hãy liên tục suy nghĩ về câu hỏi “Tôi có thể làm được gì cho công ty?”

Bạn sẽ giúp họ bán được nhiều sản phẩm hơn, giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh hơn, hợp lý hóa quy trình làm việc hay đảm bảo sự hài lòng của khách hàng? Hãy tìm hiểu xem bạn sẽ mang lại lợi ích cho công ty như thế nào, sau đó hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thể hiện điều đó một cách rõ ràng khi trả lời phỏng vấn.

6. Làm nổi bật điểm mạnh của bản thân

Phỏng vấn không phải là thời điểm để thể hiện sự khiêm tốn. Nói cách khác, đó là thời điểm thích hợp để nói “Tôi đã làm...” hoặc “Việc làm của tôi đã giúp thực hiện...”. Nếu bạn cảm thấy điều này như đang khoe khoang và khiến bạn không thoải mái, hãy cân nhắc cách nói về thành tích dựa theo nhận xét của mọi người: “Các đồng nghiệp  đã bình chọn tôi là thành viên xuất sắc nhất nhóm trong suốt 2 năm làm việc” hay “Trong bản đánh giá hàng năm, quản lý đã rất hài lòng về năng lực tổ chức của tôi”.

Làm theo các bước sau để gây ấn tượng với người phỏng vấn bằng sự tự tin và phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.

Cách hiệu quả nhất để ứng tuyển

Một trong những cách hiệu quả nhất để “chốt đơn” là thể hiện sự quyết tâm cũng như mong muốn có được vị trí việc làm này vào cuối buổi phỏng vấn. Có rất nhiều chiến lược có thể giúp bạn thể hiện được điều đó mà không bị đánh giá là gây khó chịu hay quá hối thúc. 

Tham khảo tại: "Đề nghị nhận việc một cách hiệu quả nhất."

Nguồn bài viết
Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Bài viết liên quan