10 câu hỏi phỏng vấn việc làm phổ biến nhất và các câu trả lời mẫu hay nhất

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 7 16 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?

Bạn đã sẵn sàng để làm chủ cuộc phỏng vấn việc làm sắp tới hay chưa? Điều quan trọng nhất là luôn sẵn sàng trả lời tốt các câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt ra. Vì những câu hỏi này rất phổ biến, người quản lý tuyển dụng sẽ mong bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy, không do dự.

Bạn không cần học thuộc lòng câu trả lời, nhưng bạn nên nghĩ tới những gì mình sẽ nói để không bị khó xử. Câu trả lời của bạn sẽ thuyết phục hơn nếu bạn chuẩn bị trước, biết những mong đợi trong cuộc phỏng vấn từ hai phía và ý thức về những gì bạn muốn tập trung vào.

Bí quyết: Biết rằng mình đã có sự chuẩn bị sẽ tăng cường sự tự tin cho bạn, giúp bạn giảm căng thẳng khi phỏng vấn và cảm thấy thoải mái hơn.

10 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và các câu trả lời hay nhất

Hãy xem qua các câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và ví dụ về các câu trả lời tốt nhất. Ngoài ra, hãy chắc chắn xem lại các câu hỏi bổ sung ở cuối bài viết này để bạn chuẩn bị được một số câu hỏi khó hơn có thể xuất hiện.

1. Hãy giới thiệu với chúng tôi về bản thân bạn

Những gì họ muốn biết: Người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn là một người cực kỳ phù hợp cho công việc. Hãy cố gắng trả lời các câu hỏi về bản thân mà không đưa ra quá nhiều hoặc quá ít thông tin cá nhân.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ một số sở thích và kinh nghiệm cá nhân không liên quan trực tiếp đến công việc, chẳng hạn như sở thích hoặc vắn tắt về nơi bạn lớn lên, học vấn và những điều thúc đẩy bạn. Bạn thậm chí có thể chia sẻ một số sự thật thú vị và thể hiện tính cách để làm cho cuộc phỏng vấn thú vị hơn một chút.

Câu trả lời mẫu:
Là một điều dưỡng cấp cứu, cách tốt nhất để tôi giảm căng thẳng khi không làm việc là thư giãn ngoài trời, dù mưa hay nắng. Tôi là thích đi bộ đường dài, chụp ảnh thiên nhiên, câu cá, và nhất là làm tình nguyện với Sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ và với các nhóm phục hồi môi trường sống của cá hồi ở địa phương. Tôi cũng thường dẫn cả nhóm đi bộ đường dài ở một số cung đường mòn trắc trở hơn ở Ngọn Baker. Đây là nơi các kỹ năng được rèn giũa trong những bài huấn luyện ban đầu cho y tá quân y của tôi trở nên có ích. Mục tiêu hiện tại của tôi là leo lên Đỉnh Rainier vào hè tới. Được ở ngoài trời luôn giúp tôi làm mới tinh thần của mình để có thể trở thành điều dưỡng cấp cứu tốt nhất có thể.

2. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Những gì họ muốn biết: Bạn có phải là ứng cử viên tốt nhất cho công việc hay không? Người quản lý tuyển dụng muốn biết liệu bạn có tất cả các chứng chỉ cần thiết hay không. Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao bạn là ứng viên được chọn.

Hãy làm cho câu trả lời của bạn trở thành một bài quảng cáo bán hàng tự tin, ngắn gọn, tập trung và giải thích được lý do bạn nên nhận được công việc.

Câu trả lời mẫu:
Anh/chị nên chọn tôi vì kinh nghiệm của tôi gần như hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu trong mô tả công việc của anh/chị. Tôi có bảy năm kinh nghiệm không ngừng đi lên trong ngành nhà hàng khách sạn, từ lúc bắt đầu là một nhân viên lễ tân tại “Excalibur Resort and Spa” đến vị trí hiện tại là một nhân viên hướng dẫn tại khách sạn. Tôi rất thành thạo trong việc cung cấp dịch vụ đẳng cấp thế giới cho nhóm khách hàng cao cấp và tôi tự hào về khả năng giải quyết vấn đề nhanh của mình để khách hàng có thể tận hưởng thời gian sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

3. Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?

Những gì họ muốn biết: Đây là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hầu như luôn hỏi để xem bạn đủ điều kiện cho vị trí này đến mức nào. Khi bạn được hỏi về những điểm mạnh lớn nhất của mình, điều quan trọng là phải thảo luận về các đặc điểm giúp bạn đủ điều kiện cho công việc cụ thể đó và khiến bạn khác biệt với các ứng viên khác.

Câu trả lời mẫu:
Là một chuyên gia an ninh mạng, điểm mạnh lớn nhất của tôi là niềm đam mê học hỏi. Tôi thích nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới nhất để duy trì sự vượt trội cho các hệ thống công nghệ thông tin quan trọng của chúng tôi. Để làm được điều này, tôi không chỉ đọc các số mới nhất của các tạp chí an ninh mạng, mà còn thuyết phục và nhận tài trợ từ chủ doanh nghiệp cho việc tham gia các hội nghị công nghệ thông tin hàng quý. Nhờ đó, tôi đã xây dựng được một mạng lưới hỗ trợ với nhiều người dẫn đầu trong lĩnh vực này, mà tôi có thể nhờ hỗ trợ chiến lược khi các mối đe dọa mới đối với các hệ thống của chúng tôi xuất hiện.

4. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Những gì họ muốn biết: Một câu hỏi phỏng vấn điển hình khác sẽ là về điểm yếu của bạn. Hãy cố gắng hết sức để giới hạn câu trả lời của bạn xung quanh các khía cạnh tích cực của kỹ năng và khả năng của bạn như một nhân viên, để biến những điều có vẻ là điểm yếu trở thành điểm mạnh.

Bạn cũng có thể chia sẻ các ví dụ về các kỹ năng bạn đã và đang cải thiện, đưa ra các trường hợp cụ thể về cách bạn nhận ra điểm yếu và các bước để khắc phục nó.

Câu trả lời mẫu:
Điểm yếu lớn nhất của tôi từng là sự trì hoãn. Những người bạn biết phong cách làm việc này của tôi thường chọc rằng “hoảng loạn hãm hại hiệu suất”. Ở đại học, tôi sẽ thức cả đêm để hoàn thành bài luận ngay trước hạn chót. Nghe có vẻ vô trách nhiệm như nó không phải vậy vì tôi đã nghĩ về nó ngay từ lúc được giao. Hầu hết các bản nháp thứ nhất và thứ hai của tôi đều được thực hiện trong đầu, nên vấn đề duy nhất nằm ở việc viết ra bản thảo cuối cùng. Và, vì tôi có một khả năng ngữ pháp tuyệt vời, tôi không cần phải dành nhiều thời gian để đọc lại hoặc sửa chữa.
Tuy nhiên, sau khi tôi tìm được công việc đầu tiên với tư cách là một nhà sáng tác nội dung, thì rõ ràng là dù quá trình này có hiệu quả với tôi (tôi không bao giờ trễ hạn, nó đã khiến biên tập viên của tôi vô cùng lo lắng. Và vì vậy, tôi đã học cách đặt hạn chót sớm hơn cho chính mình, ít nhất là 24 giờ trước hạn chót thực tế, để các dự án của tôi luôn có nhiều thời gian trống.

5. Tại sao bạn muốn rời bỏ (hoặc đã rời bỏ) công việc hiện tại của bạn?

Những gì họ muốn biết: Người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của họ. Khi được hỏi về lý do tại sao bạn chuyển từ vị trí hiện tại của mình, hãy bám sát thực tế, thẳng thắn và tập trung câu trả lời của bạn vào tương lai, đặc biệt khi nếu sự ra đi của bạn không ở hoàn cảnh tốt nhất.

Câu trả lời mẫu:
Tôi đã rất may mắn khi được Công ty ABC thuê ngay khi ra trường. Họ đã dạy tôi rất nhiều về tiếp thị kỹ thuật số, và được góp phần trong nhóm sáng tạo của họ luôn rất kích thích. Tuy nhiên, tôi đã sẵn sàng cho bước đi tiếp theo. Tôi đã luôn là người lãnh đạo. Tôi là đội trưởng đội thủy thủ ở trường đại học, phó chủ tịch hội sinh viên và tôi từng giữ vai trò trưởng nhóm trong hầu hết các dự án trong năm tài chính 2019. Tôi nghĩ rằng tôi mình sẵn sàng để chuyển lên vị trí quản lý, nhưng Công ty ABC đã có những người quản lý rất tài năng và họ sẽ không rời bỏ một công ty tuyệt vời như vậy trong tương lai gần. Tôi đã hoàn thành các khóa đào tạo quản lý bổ sung trong thời gian làm việc tại công ty và tôi biết rằng mình có thể bắt đầu trở thành người quản lý tiếp thị kỹ thuật số tiếp theo của quý công ty.

6. Mức lương kỳ vọng của bạn là bao nhiêu?

Những gì họ muốn biết: Người quản lý tuyển dụng muốn biết số tiền mà bạn mong đợi sẽ kiếm được. Đây có vẻ như là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời của bạn có thể đá văng bạn khỏi cuộc thi giành lấy công việc nếu bạn định giá bản thân quá cao. Ngược lại, nếu bạn định giá thấp bản thân, bạn có thể sẽ nhận được một mức đề nghị thấp hơn.

Câu trả lời mẫu:
Các công cụ tính lương đáng tin cậy, như công cụ được sử dụng Glassdoor.com, cho biết thợ bắt kem có kinh nghiệm ở Portland này nhận được trung bình khoảng 50.964 đô la một năm, thấp hơn 5% so với mức trung bình cả nước. Tôi đã kiếm được khoảng 49,700 đô la vào năm ngoái. Tôi chắc chắn sẽ vui vẻ chấp nhận mức lương trên 50 nghìn đô la, đặc biệt là với chi phí sinh hoạt ở đây, dù vậy, tôi vẫn sẵn sàng đàm phán nếu mức lương thấp hơn đi kèm với sự linh hoạt hơn trong lịch làm việc và nghỉ ngơi.

7. Tại sao bạn muốn công việc này?

Những gì họ muốn biết: Câu hỏi này cho bạn cơ hội thể hiện cho người phỏng vấn thấy những gì bạn biết về công việc và công ty, vì vậy hãy dành thời gian trước đó để nghiên cứu kỹ về công ty, sản phẩm, dịch vụ, văn hóa và sứ mệnh của công ty. Hãy nói cụ thể những gì khiến bạn phù hợp với công việc này, và đề cập đến các khía cạnh của công ty và vị trí thu hút bạn nhất.

Câu trả lời mẫu:
Công việc thiết kế xây dựng chảy trong máu của tôi, cả bố tôi và ông tôi đều là công nhân xây dựng có công ty xây dựng của riêng mình. Từ khi vào đại học, tôi biết rằng tôi muốn sự nghiệp kiến trúc của mình tập trung vào các hoạt động thiết kế xanh, và bền vững, do đó, tôi đã đạt được chứng nhận “Chuyên gia được công nhận LEED”. Greenways Construction là công ty thiết kế bền vững được tôn trọng nhất ở Texas. Tôi đã theo dõi các báo cáo về các dự án được chứng nhận LEED của quý công ty trên “Tạp chí Kỹ thuật xanh” và tôi đã viết dự án thành tựu nhất của mình về mô hình năng lượng mà quý công ty đã tiên phong cho “ACME Business Park” và “ABC Tech campus”. Làm việc ở đây thật sự sẽ là công việc mơ ước của tôi, vì sứ mệnh của công ty hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tôi như một chuyên gia phát triển bền vững.

8. Bạn xử lý căng thẳng và áp lực như thế nào?

Những gì họ muốn biết: Bạn làm gì khi công việc diễn ra không suôn sẻ? Bạn đối phó với các tình huống khó khăn như thế nào? Cái nhà tuyển dụng muốn biết là cách bạn xử lý căng thẳng tại nơi làm việc.
Hãy tránh khẳng định rằng bạn không bao giờ, hoặc hiếm khi, trải qua căng thẳng. Thay vào đó, hãy hình thành câu trả lời của bạn bằng cách thừa nhận sự căng thẳng tại nơi làm việc và giải thích cách bạn đã vượt qua nó, hoặc thậm chí biến nó thành lợi thế.

Câu trả lời mẫu:
Tôi không phải là kiểu người được thúc đẩy hoặc phát triển tốt trong môi trường căng thẳng. Bước đầu tiên của tôi trong việc quản lý căng thẳng là cố gắng phá vỡ sự nó bằng sự ngăn nắp trong quy trình làm việc và thái độ chuyên nghiệp. Khi có vấn đề với khách hàng hoặc đồng nghiệp, tôi sẽ cố gắng xem xét mọi thứ từ quan điểm của họ và bắt đầu một phương pháp giải quyết vấn đề một cách có hợp tác để không làm cho tình hình bị leo thang. Tôi thấy rằng việc duy trì một văn phòng với phong cách làm việc hiệu quả và đồng điệu với các cuộc trao đổi mở sẽ tự động giúp nơi làm việc bớt căng thẳng hơn. Tất nhiên, đôi khi các yếu tố gây căng thẳng không lường trước vẫn sẽ phát sinh. Khi điều này xảy ra, tôi sẽ hít một hơi thật sâu, hiểu rằng người đối diện đang bực bội với sự việc chứ không phải với tôi. Sau đó tôi tích cực lắng nghe vấn đề của họ và lên kế hoạch giải quyết nó nhanh nhất có thể.

9. Mô tả một tình huống trong công việc hoặc một dự án khó khăn và cách bạn vượt qua nó.

Những gì họ muốn biết: Người phỏng vấn muốn biết bạn phản ứng như thế nào khi phải đối mặt với một quyết định khó khăn. Như với câu hỏi về căng thẳng, hãy chuẩn bị một ví dụ về những gì bạn đã làm trong một tình huống khó khăn. Ví dụ chi tiết sẽ giúp câu chuyện trở nên đáng tin cậy và hấp dẫn hơn.

Câu trả lời mẫu:
Tôi nghĩ rằng tình huống khó khăn nhất mà tôi gặp phải với tư cách là giám đốc sản xuất là khi tôi phải sa thải nhân viên, vì họ không làm việc đúng cách hay tệ hơn, vì doanh số giảm. Khi có thể, tôi cố gắng làm việc với những nhân viên đó để xem liệu chúng tôi có thể cải thiện hiệu quả của họ hay không. Nếu không, sau đó tôi gửi họ Thông báo sa thải và đưa ra lý do đơn giản vì sao họ bị cho thôi việc. Không ai muốn bị sa thải mà không có lời giải thích. Khi điều này xảy ra, tôi giữ giọng điệu lịch sự và tránh sử dụng quá nhiều câu chỉ đích danh người đối diện như “anh/chị”. Tôi hoàn toàn không muốn họ phải xấu hổ về bản thân.

10. Mục tiêu của bạn cho tương lai là gì?

Những gì họ muốn biết: Câu hỏi này được tạo ra để kiểm tra xem bạn sẽ trung thành hay bước đi ngay khi thấy một cơ hội tốt hơn. Hãy giữ cho câu trả lời của bạn tập trung vào công việc và công ty, và nhắc lại cho người phỏng vấn rằng vị trí đó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.

Câu trả lời mẫu:
Tôi là một người thích sự ổn định. Mục tiêu của tôi là tìm một công việc mà tôi có thể làm việc lâu dài tại nơi đây, trở thành một nhân viên có giá trị khi tôi dần tiến lên các vị trí có thẩm quyền và trách nhiệm cao hơn. Tôi rất quan tâm đến công việc giao dịch viên tại “First Union Credit Union” vì chương trình đào tạo nội bộ của anh/chị. Mục tiêu dài hạn của tôi là trở thành một giám đốc chi nhánh sau khi đã chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và lãnh đạo nhóm.

Người phỏng vấn còn muốn biết những gì?

Xem thêm nhiều câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất, mẹo trả lời và mẫu trả lời mà bạn có thể sử dụng để thực hành khi phỏng vấn việc làm. Bạn cũng có thể kỳ vọng câu hỏi về cách bạn sẽ phản ứng với một tình huống công việc cụ thể. Dưới đây là danh sách ví dụ về các câu hỏi phỏng vấn hành vi mà bạn có thể được hỏi.

Các câu hỏi tiếp nối tiềm năng

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan mà bạn có thể được hỏi trong một cuộc phỏng vấn việc làm và sẽ cần dành thời gian suy nghĩ để trả lời.

  • Bạn xử lý thành công như thế nào?
  • Bạn xử lý thất bại như thế nào?
  • Bạn có thể làm việc tốt với người khác không?
  • Bạn có thể làm gì cho chúng tôi tốt hơn so với các ứng viên khác?
  • Tại sao bạn là người phù hợp nhất cho công việc?
Người phỏng vấn không nên hỏi gì?

Có một số câu hỏi mà các nhà quản lý tuyển dụng không nên hỏi trong một cuộc phỏng vấn việc làm vì lý do pháp lý. Có những câu hỏi không nên hỏi và lời khuyên về cách trả lời ngoại giao khôn khéo.

Các câu hỏi có thể hỏi người phỏng vấn

Khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hầu hết những người phỏng vấn sẽ hỏi bạn còn có câu hỏi nào về công việc hay công ty hay không. Nếu bạn không có câu hỏi nào, điều này có thể khiến bạn có vẻ như thờ ơ với cơ hội này. Có sẵn một danh sách các câu hỏi và sẵn sàng để trao đổi chúng với người phỏng vấn luôn là một ý tưởng hay.

Làm thế nào để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn việc làm?

Bạn càng dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn việc làm, bạn càng có nhiều cơ hội nắm bắt cơ hội. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với người quản lý tuyển dụng nếu bạn đã quen thuộc với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

  • Nghiên cứu về công ty. Trước cuộc phỏng vấn của bạn, hãy dành thời gian để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc và nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn. Có nhiều nguồn khác nhau mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm thông tin và tin tức về công ty, sứ mệnh và kế hoạch của công ty.
  • Tiếp cận mạng lưới kết nối của bạn để khai thác thông tin nội bộ. Những người bạn quen biết tại một công ty có thể giúp bạn được tuyển dụng vào công ty đó.

Mẹo: Kiểm tra trang LinkedIn để xem bạn có kết nối với những người làm việc tại công ty đó không. Hãy hỏi họ nếu họ có thể cho bạn bất kỳ lời khuyên nào có thể giúp ích cho quá trình phỏng vấn. Nếu bạn là một sinh viên vừa tốt nghiệp, hãy liên hệ với văn phòng tư vấn việc làm của trường để xem có thể nhận được sự giúp đỡ từ cựu sinh viên nào không.

  • Trở thành một mảnh ghép phù hợp. Hãy dành thời gian trước cuộc phỏng vấn để khiến cho các bằng cấp chứng chỉ của bạn trở nên phù hợp với các yêu cầu được nêu trong thông báo tuyển dụng. Bằng cách này, bạn sẽ có trong tay ví dụ để chứng minh sự phù hợp của bạn với công việc.
  • Luyện tập các câu trả lời. Viết ra trước và đọc to câu trả lời của bạn cho mỗi câu hỏi để đảm bảo nó nghe thật tự nhiên. Cố gắng giữ cho câu trả lời ngắn gọn và thông minh. Bạn sẽ chẳng muốn gặp phải kiểu người chỉ toàn luyên thuyên không ngừng về bản thân họ.
  • Hãy chuẩn bị để thể hiện và trình bày. Việc nhớ mẹo “chỉ cần thể hiện, không cần nói” cũng có thể hữu ích. Ví dụ, thay vì nói rằng mình là một người có khả năng giải quyết vấn đề một cách xuất sắc, hãy đưa ra một ví dụ chứng minh cho điều đó, lý tưởng nhất là dựa trên một giai thoại từ kinh nghiệm chuyên môn của bạn.
Làm thế nào để tạo ấn tượng tốt nhất?

Ấn tượng đầu tiên tạo ra trong một cuộc phỏng vấn việc làm có vai trò quyết định. Người quản lý tuyển dụng có thể quyết định xem bạn có phải là ứng cử viên tốt hay không chỉ trong vòng vài phút đầu tiên gặp bạn. Bên dưới là những lời khuyên sẽ giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên tuyệt vời.

  • Ăn mặc cho sự thành công. Những gì bạn mặc vào buổi phỏng vấn rất quan trọng bởi vì bạn không muốn mặc quá xuề xòa hay quá lòe loẹt. Mặc bộ com-lê cũng có thể không đúng lúc như mặc quần short và áo phông. Hãy cẩn thận lựa chọn trang phục phù hợp, và đừng ngại hỏi người đã lên lịch phỏng vấn nếu bạn không biết nên mặc gì.
  • Đến đúng giờ hoặc sớm một chút. Bạn chắc chắn không muốn để người phỏng vấn của bạn phải chờ đợi, vì vậy hãy đến đúng giờ hoặc sớm vài phút cho cuộc phỏng vấn. Nếu bạn không biết rõ nơi mình cần đến, hãy chạy trước đến đó để biết bạn sẽ mất bao lâu để đến đó. Nếu đó một cuộc phỏng vấn trực tuyến, hãy kiểm tra trước để đảm bảo rằng bạn thoải mái với các thao tác trên máy trước thời hạn.
  • Tích cực. Luôn cố gắng thể hiện thái độ tích cực trong các câu trả lời của bạn. Vẫn tốt hơn khi tạo ấn tượng rằng bạn được thúc đẩy bởi sự khả thi của các cơ hội hơn là cố gắng trốn thoát khỏi một tình huống xấu. Ngoài ra, quan trọng là tránh làm xấu mặt công ty, đồng nghiệp hay người quản lý hiện tại của bạn. Một nhà tuyển dụng không có vẻ gì là muốn nhận một người nói tiêu cực về một công ty.
  • Theo dõi sau buổi phỏng vấn. Sau mỗi cuộc phỏng vấn việc làm, hãy dành thời gian để gửi giấy nhắn cảm ơn viết tay hoặc thư cảm ơn trực tuyến thể hiện sự đánh giá cao của bạn về thời gian người phỏng vấn đã dành cho bạn và nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với công việc. Nếu có điều gì đó bạn muốn nói trong cuộc phỏng vấn, nhưng đã lỡ cơ hội, thì đây là một cơ hội tốt để đề cập đến nó.
Nguồn bài viết
Bài viết liên quan