Các câu hỏi phỏng vấn thực tập mẫu

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 8 13 2020

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image

Khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn thực tập, sinh viên nên sẵn sàng nhấn mạnh những kỹ năng và thành tích đáng chú ý đã liệt kê trong sơ yếu lý lịch. Cụ thể, sinh viên nên làm nổi bật kinh nghiệm được liệt kê trong sơ yếu lý lịch cũng như dẫn chứng những tình huống nhằm minh họa cho điểm mạnh của bản thân và giúp cho nhà tuyển dụng biết họ có thể hỗ trợ và cung cấp những gì trong quá trình thực tập cho sinh viên, như một nhân viên mới tiềm năng.

Trong một cuộc phỏng vấn, tốt nhất là ứng viên nên bắt đầu và kết thúc một cách mạnh mẽ và ấn tượng. Chỉ cần 60 giây để tạo ấn tượng tích cực đầu tiên, vì vậy, hãy khởi đầu thật tốt là điều cốt yếu để có một cuộc phỏng vấn thành công. Tương tự, vào cuối cuộc phỏng vấn, ứng viên nên cố gắng để lại một ấn tượng tích cực và mạnh mẽ khiến bản thân trở nên đáng nhớ với người phỏng vấn.

Trong cả hai trường hợp trên, điều quan trọng nhất là bạn chủ động dẫn dắt đối phương với cái bắt tay chắc chắn, nụ cười thân thiện và lời cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian phỏng vấn bạn. 

Ngoài ra, dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn và phổ biến, thường được hỏi trong các buổi phỏng vấn, bên cạnh một số câu hỏi tình huống cụ thể về hành vi.

Các câu hỏi phỏng vấn khách quan
  1. Hãy giới thiệu cho chúng tôi biết đôi chút về bản thân bạn.
  2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  3. Bạn tự hào nhất về thành tích nào?
  4. Bạn làm việc tốt hơn khi phải chịu áp lực hay có thời gian thong thả để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện?
  5. Tại sao bạn quan tâm đến công việc thực tập này?
  6. Tại sao chúng tôi nên xem xét chọn bạn cho công việc thực tập này?
  7. Bạn biết gì về lĩnh vực, ngành nghề hay công ty này?
  8. Thầy cô / bạn bè / đồng nghiệp của bạn mô tả về bạn như thế nào?
  9. Bạn sẽ chọn ba từ nào để mô tả chính xác nhất về bản thân?
  10. Tại sao bạn chọn chuyên ngành hiện tại mà bạn đang theo học?
Câu hỏi phỏng vấn hành vi hoặc tình huống
  1. Đưa ra một ví dụ về cách bạn đã giải quyết xung đột với người khác.
  2. Hãy kể một câu chuyện trong cuộc sống cá nhân hoặc trong công việc để khắc họa chân dung bạn.
  3. Hãy kể lại một tình huống mà phán đoán của bạn được chứng minh là một đóng góp vô giá cho nhóm.
  4. Bạn làm thế nào với các công việc khẩn,“chạy nước rút” hoặc các nhiệm vụ có thời hạn gắt gao?
  5. Đưa ra ví dụ về cách bạn đặt mục tiêu và đạt được các mục tiêu đó.
  6. Bạn làm gì khi lịch trình hay kế hoạch của bạn bị gián đoạn? Cho một ví dụ về cách bạn xử lý điều này.
  7. Đưa ra một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm.
  8. Bạn có nhớ về lần gặp vấn đề khó xử hay mâu thuẫn với một sinh viên khác hoặc đồng nghiệp khác không? Bạn đã làm gì trong tình huống đó?
  9. Hãy chia sẻ một ví dụ về cách bạn tạo động lực cho các thành viên trong nhóm.
  10. Hãy mô tả cách bạn xử lý một mối quan hệ khó khăn mà bạn cảm thấy nó đã kìm hãm bạn trong công việc.
Các lưu ý khác

Khi phỏng vấn xin thực tập, ứng viên không chỉ nên chuẩn bị để trả lời các câu hỏi tương tự như trên; mà còn nên chuẩn bị cho những câu hỏi ít thông dụng hơn.

Chẳng hạn, Người phỏng vấn đôi khi sẽ hỏi những câu hỏi mà nội dung câu trả lời của ứng viên không phải là vấn đề quan trọng. Với những loại câu hỏi này, người phỏng vấn mong muốn kiểm tra xem quá trình suy nghĩ và tư duy của ứng viên hơn là một câu trả lời cụ thể.

Ví dụ: “Cần bao nhiêu cái bánh quy sô-cô-la để đi từ Tòa nhà cao nhất thành phố đến Công viên Trung tâm?” hoặc "Nếu bạn đang sản xuất một bộ phim, ai sẽ là diễn viên chính và họ sẽ đóng những vai gì?"

Không có câu trả lời đúng cho cả hai câu hỏi này. Điều quan trọng là ứng viên có thể giữ bình tĩnh và tự tin và nhanh chóng chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Các câu hỏi phỏng vấn hóc búa cũng có thể được sử dụng để xem liệu ứng viên hiểu biết về văn hóa công ty, cũng như đánh giá về giá trị cá nhân của họ đến mức nào.

Mặc dù ứng viên không muốn thay đổi con người thật sự của họ khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, nhưng họ nên và sẽ muốn tự đánh giá bản thân khi tìm hiểu và nghiên cứu về công ty. Việc tự đánh giá bản thân cho phép họ suy nghĩ thấu đáo hơn khi trả lời các câu hỏi về hệ thống giá trị cá nhân (chẳng hạn như, ca nhạc sĩ hoặc nghệ sĩ yêu thích, bộ phim yêu thích, chương trình truyền hình yêu thích hoặc thậm chí trò chơi điện tử hoặc trang mạng xã hội yêu thích). Các câu trả lời nhận được có thể giúp người phỏng vấn quyết định xem liệu ứng viên đó có phù hợp với công ty hay không.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan