Những dạng bài kiểm tra năng lực khi ứng tuyển việc làm

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| tháng 2 26 2021

| bởiCTW.vn

Chúng ta sẽ có những thông tin gì ở bài viết này?
image
Giới thiệu

"Bài kiểm tra đánh giá năng lực" ("Kiểm tra năng lực") hay còn được gọi là "Test Tuyển dụng" (Aptitude Test) là bài kiểm tra đánh giá khách quan khả năng lý luận, nhận thức, thái độ, tính cách và kiến thức của ứng viên. Nó được sử dụng để xác định xem bạn có đủ những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đó hay không.

Bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test) được sử dụng trong quy trình tuyển dụng của các công ty, các chương trình Tuyển dụng Quản trị viên tập sự hay Thực tập sinh (Management Trainee) của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như Suntory Pepsico, FrieslandCampina, Procter & Gamble, Unilever,... Hay thậm chí là các kỳ tuyển riêng của Big 4. Ngoài ra, Bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test) cũng rất đa dạng, nhằm đánh giá những kỹ năng khác nhau của bạn, dựa trên vị trí công việc, kỹ năng công việc và yêu cầu của công ty. Một số ví dụ:

  • Shopee: Data sufficiency, Mathematics and Logical reasoning strength test (GMAT form)
  • P&G: Performance & Interactive reasoning test
  • Nestle: Numerical, Verbal & Logical test
  • Unilever: Game-based Assessment test
  • Deloitte: Game-based, numerical, verbal and situational strength test

Có nhiều loại Bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test) khác nhau nhằm đánh giá những kỹ năng khác nhau của bạn. Ngoài ra, những bài Test tuyển dụng sẽ hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Hơn nữa, phụ thuộc vào yêu cầu ở ứng viên của mỗi công ty mà sẽ có những dạng Bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test) khác nhau. Phổ biến nhất là 4 dạng sau: 

1. Kiểm tra xử lý tình huống (SJT - Situational Judgement Test) hay Kiểm tra hành vi (BJT - Behavioural Judgement Test)

Khái niệm:

Kiểm tra xử lý tình huống (SJT - Situational Judgement Test) hay Kiểm tra hành vi (BJT - Behavioural Judgement Test) là một dạng công cụ tâm lý nổi tiếng được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá nhận thức và hành vi của ứng viên khi tiếp xúc với các tình huống trong công việc hàng ngày.

Hình thức:

SJT không có một hình thức cố định và không quá tập trung vào một mảng kĩ năng nào đặc biệt, mà thường được tùy chỉnh sao cho phù hợp với mỗi vị trí hay lĩnh vực riêng biệt. Do đó, các công ty, doanh nghiệp khác nhau lẫn các vị trí khác nhau trong cùng một công ty đó sẽ có những dạng đề và câu hỏi SJT khác nhau. Có rất nhiều hình thức câu hỏi khác nhau trong một bài SJT: câu hỏi trắc nghiệm với chỉ một đáp án đúng, câu hỏi sắp xếp các lựa chọn theo một mức thang từ tốt/phù hợp nhất đến không phù hợp, v.v.

Yêu cầu:

SJT yêu cầu ở ứng viên một giải pháp cho tình huống mà đề bài đặt ra, thường dựa trên những tính huống có thật sẽ xảy ra ở nơi làm việc. Các tình huống bao gồm những xung đột, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, giữa khách hàng và doanh nghiệp hay áp lực và bất đồng với các đồng nghiệp trong cùng phòng ban. Ứng viên sẽ phải chọn một phương pháp hành động mình cho là tối ưu giữa rất nhiều lựa chọn khác nhau.

Yếu tố đánh giá:

Nhiệm vụ của bạn là bạn sẽ chọn giải quyết phù hợp nhất hoặc ít phù hợp nhất (tùy vào yêu cầu đề bài). Các Bài Kiểm tra xử lý tình huống (SJT) hay Kiểm tra hành vi (BJT) này đánh giá cách bạn tiếp cận các tình huống gặp phải tại nơi làm việc. Do đó, chúng được xây dựng xung quanh tình huống giả định để bạn sẽ phản ứng tương ứng. Dựa trên câu trả lời của bạn, nó sẽ xác minh mức độ phù hợp của bạn với các giá trị của công ty. 

Bí quyết:

Khi trả lời một câu hỏi SJT, hãy nhớ rằng bài thi SJT vốn dĩ không có đáp án nào hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Vậy nên lời khuyên quan trọng nhất dành cho dạng đề này là bạn hãy luôn là chính mình, vì đôi khi bài test sẽ được thiết kế để làm “lộ tẩy” bạn. Những câu hỏi có cùng nội dung nhưng được diễn đạt khác nhau có thể dễ dàng “đánh lừa” bạn, chỉ cần vô tình chọn 2 cách xử lí khác nhau cho cùng một tình huống là bạn đã mất điểm với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu trước về công ty mình đang ứng tuyển (văn hóa, giá trị, tầm nhìn…) để có được cái nhìn tổng quan nhất khi giải quyết vấn đề nhé!

Mẫu tham khảo:

Bạn có thể thử làm bài Kiểm tra xử lý tình huống (SJT - Situational Judgement Test) mẫu tại đây.

2. Kiểm tra tính toán nhanh hay Kiểm tra khả năng toán học (Numerical Reasoning Test)

Khái niệm:

Kiểm tra tính toán nhanh hay Kiểm tra khả năng toán học (Numerical Reasoning Test, Mathematics test, Data analysis test,..) là tên gọi chung cho những bài đánh giá dựa trên các con số, bao gồm cả những câu hỏi toán học, số học đơn giản lẫn những bài toán suy luận cao cấp liên quan tới số liệu.

Hình thức:

  • Thứ nhất, các bài kiểm tra này chứa các câu hỏi gồm dữ liệu. Tức là bạn sẽ được yêu cầu phân tích và rút ra kết luận từ dữ liệu câu hỏi cho trước.
  • Thứ hai, nó được đưa ra dưới dạng bảng hoặc biểu đồ. Nhằm để đánh giá kiến ​​thức và độ nhạy số học của bạn thông qua các yêu cầu tính toán về tỷ lệ, tỷ lệ phần trăm, chuỗi số, giải thích dữ liệu, phân tích tài chính và chuyển đổi tiền tệ.

Yêu cầu:

Phạm vi câu hỏi rộng này đến từ việc bài test được sử dụng cho rất nhiều cấp bậc công việc khác nhau, từ vị trí Quản lý Cấp cao (Senior Manager) cho đến vị trí dành cho sinh viên mới tốt nghiệp (Graduate), cả trong lĩnh vực quản lý, hành chính/quản trị lẫn sales.

Yếu tố đánh giá:

Nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm tra này để đánh giá khả năng thích ứng với các con số của bạn.

Bí quyết:

Để vượt qua dạng bài này, bạn sẽ cần sự cẩn trọng và tập trung cao độ. Ngoài ra, hãy đọc kỹ các câu hỏi, tính toán thật chính xác. Và luôn nhớ rằng không bao giờ được quên kiểm tra lại các số liệu, đáp án trước khi hạ bút nộp bài.

Mẫu tham khảo:

Bạn có thể thử làm bài Kiểm tra tính toán nhanh (Numerical Reasoning Test, mẫu tại đây.

3. Kiểm tra về biểu đồ (Diagrammatic Reasoning Test)

Khái niệm:

Kiểm tra về biểu đồ (Diagrammatic Reasoning Test) là những bài kiểm tra gồm một loạt các sơ đồ, số, chữ cái hoặc thậm chí các tiền đề. Với một quy tắc logic để ứng viên xác định mẫu phù hợp trong chuỗi. 

Hình thức:

Bài kiểm tra về biểu đồ (Diagrammatic Reasoning Test) cung cấp một số ảnh, hình và khối được sắp xếp theo một logic nào đó.

Yêu cầu:

Khi đó, thí sinh sẽ phải chọn ảnh, hình hoặc khối đáp ứng quy luật logic của các hình đã cho. Hoặc là, thí sinh được yêu cầu nhóm các ảnh, hình và khối theo một logic nào đó.

Yếu tố đánh giá:

  • Dạng bài này được dùng để đánh giá những kỹ năng như tư duy logic (Logical Thinking), lý luận diễn dịch (Deductive Reasoning) của bạn.
  • Những ứng viên ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi cao về khả năng giải quyết vấn đề (problem solving) và tư duy logic như Management Consulting hay Finance thường sẽ dễ gặp phải bài test này.

Bí quyết: 

  • Thứ nhất, hãy thử “tưởng tượng” ra đáp án trước khi nhìn vào những đáp án mà đề bài đưa ra.
  • Thứ hai, bạn có thể dùng tay che đi những đáp án, chỉ nhìn vào đề bài và suy nghĩ. Do đó, để tránh tình trạng bạn có thể “chọn bừa” một đáp án có vẻ.. đúng thay vì thật sự suy luận để đưa ra câu trả lời. Đôi khi, những đáp án sai có thể là một “cái bẫy tư duy”. Tức là nó khiến bạn tư duy theo một quy luật lệch khỏi quy luật đúng của đề bài.

Mẫu tham khảo:

Bạn có thể làm thử bài Kiểm tra về biểu đồ (Diagrammatic Reasoning Test) mẫu tại đây.

4. Kiểm tra khả năng tư duy ngôn ngữ (Verbal Reasoning Test)

Khái niệm:

Kiểm tra khả năng tư duy ngôn ngữ (Verbal Reasoning Test) là các câu hỏi sử dụng văn bản (written text) nhằm đánh giá khả năng Đọc hiểu – Tư duy – Phân tích thông tin của bạn.

Hình thức:

  • Ở dạng bài này, thí sinh sẽ được cung cấp một bài đọc và được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ được cung cấp thông tin và được yêu cầu so sánh thông tin của câu hỏi với thông tin của bài đọc để trả lời. Các dạng câu hỏi thường gặp là: ‘đúng’, ‘sai’ hoặc ‘không thể kết luận’.
  • Bài kiểm tra có thể bao gồm các phần:
    • Vocabulary – Từ vựng: Vốn từ, sự am hiểu và khả năng sử dụng từ ngữ; được kiểm chứng qua nhiều dạng bài khác nhau như câu hỏi về câu phức, hoàn thành một câu cho trước hay câu hỏi về chính tả, v.v.
    • Grammar – Ngữ pháp: Kiểm tra kiến thức ngữ pháp của bạn, thường bằng các câu hỏi yêu cầu hoàn thành một câu cho trước hoặc lựa chọn câu tiếp theo phù hợp trong một đoạn văn.
    • Comprehension – Khả năng đọc hiểu: Bạn được yêu cầu đọc một đoạn văn bản và tùy theo cách hiểu, phân tích cũng như làm sáng tỏ của bạn, trả lời câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa đọc.
    • Critical Reasoning – Suy luận: Cách bạn phân tích những thông tin mình có; dựa vào các thông tin trong đề bài để xác định xem một khẳng định là đúng hay sai, hay những thông tin có được là chưa đủ để đưa ra câu trả lời.

Yêu cầu:

  • Thời gian làm bài và mức độ khó của bài kiểm tra tùy thuộc vào từ vị trí tuyển dụng. 
  • Để có câu trả lời đúng, thí sinh phải sử dụng kỹ năng đọc, hiểu và tư duy. Ngoài ra, việc đọc kỹ, chú ý đến những chi tiết nhỏ về sự khác nhau giữa thông tin của câu hỏi và bài đọc là vô cùng quan trọng. 

Yếu tố đánh giá:

Bài Test này sẽ kiểm tra một loại kỹ năng ngôn ngữ của ứng viên, cụ thể là tiếng Anh.

Bí quyết:

  • Để làm tốt dạng bài này, điều ứng viên cần lưu ý là chỉ sử dụng thông tin từ đề bài. Rất nhiều ứng viên sẽ bị ảnh hưởng bởi kiến thức hoặc quan điểm của mình trong lúc lựa chọn đáp án. Khi trả lời những câu hỏi dạng Verbal Reasoning, bạn chỉ được dựa trên những thông tin có hoặc không có trong đề bài. Cho dù kết luận có thể trái ngược với những gì bạn biết là đúng, bạn vẫn phải trả lời câu hỏi dựa hoàn toàn trên đoạn văn bản đã cho.
  • Thứ nhất, hãy đọc câu hỏi trước, và scan những từ quan trọng có trong câu hỏi ở đoạn văn cho trước. Thay vì dành thời gian đọc cả đoạn văn - điều mà bạn không nên làm trong điều kiện thời gian có hạn. Thứ hai, câu trả lời của bạn bắt buộc phải chỉ dựa vào thông tin đề bài cấp. Tránh trả lời dựa theo những gì bạn biết ở thực tế.

Mẫu tham khảo:

Bạn có thể làm thử bài Kiểm tra khả năng tư duy ngôn ngữ (Verbal Reasoning Test) mẫu tại đây.

Kiểm tra bằng trò chơi giả lập (Gamified Assessments)

Khái niệm:

Kiểm tra bằng trò chơi giả lập (Gamified Assessments - GAs) là một dạng kiểm tra năng lực (Aptitude Test) dựa trên trò chơi. Kiểm tra bằng trò chơi giả lập (Gamified Assessments) đang trở thành một công cụ tuyển dụng ngày càng phổ biến. Và giúp các Nhà tuyển dụng sàng lọc chất lượng ứng viên thông qua hàng ngàn ứng dụng để tìm kiếm các ứng cử viên tốt nhất.

Yếu tố đánh giá:

Với Kiểm tra bằng trò chơi giả lập (Gamified Assessments - GAs) được sử dụng trong quá trình tuyển dụng giống như các bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test) để đánh giá các kỹ năng của ứng viên.

Hình thức:

Với Kiểm tra bằng trò chơi giả lập (Gamified Assessments - GAs), các bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test) tiêu chuẩn đang được chuyển lên các nền tảng trò chơi giả lập (gaming). Tuy nhiên, đây là những bài kiểm tra nhanh và hấp dẫn do nó được định hình dưới dạng trò chơi. Ngoài ra, định dạng thân thiện với ứng cử viên mới này có thể ở dạng bất kỳ loại trò chơi nào.

  • Test Partnership
    • Là một trong những ví dụ phổ biến về Gamified Assessments. Trong đó, Test Partnership có một loạt các Gamified Assessments có tên là MindmetriQ. Chúng bắt mắt và khá thú vị (so với các bài test truyền thống). Cụ thể là có sáu trò chơi, mỗi trò chơi kéo dài từ 4 đến 7 phút. Và mỗi trò chơi là một yếu tố đánh giá khả năng nhận thức của bạn.
    • Các trò chơi gồm: Pipe Puzzle, Shape Spinner, Word Logic, Link Swipe, Net the Numbers, Number Racer.
  • Arctic Shores
    • Là một tech start-up được tạo ra nhằm mục đích khiến các bài Gamified Assessments trở nên hấp dẫn hơn. Và chúng tiên phong trong việc tạo ra và thử nghiệm một bộ Gamified Assessments về nhập vai. Bao gồm: Yellow Hook Reef, Sky Rise City, Cosmic Cadet and Pinnacle Valley. 
    • Arctic Shores kiểm tra trí nhớ, phản ứng của bạn và xác định các phương diện trong tính cách của bạn, chẳng hạn như độ gan dạ. Ngoài ra, bạn có thể thực hành memory gaming ở đây.
  • Revelian
    • Là dạng gồm 6 Gamified Assessments với thiết kế sắc nét, vui tươi. Do đó giúp Nhà tuyển dụng đánh giá các kỹ năng của bạn như problem solving, numerical reasoning và verbal knowledge qua một vài mini-games.
    • Ngoài ra, các mini-games gồm: Short cuts, Resemble, Gridlock, Numbubbles, Tally Up, Proof It.
  • Cut-e
    • Là các SmartPredict features gồm 4 thử thách: switch, digit, motion, grid.
  • HireVue
    • Là các Gamified Assessments giúp Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng numerical and verbal reasoning của ứng viên. Như  WordExand, Wordpath, Numerosity, Positionance, Disconumbers, Digitspan.

Bí quyết:

  • Đọc kỹ hướng dẫn: Kiểm tra bằng trò chơi giả lập (Gamified Assessments - GAs) là cách tuyển dụng mới của kiểm tra năng lực (Aptitude Test). Vì vậy, đa số nhà tuyển dụng nghĩ rằng đây là lần đầu tiên các ứng viên gặp GA. Vậy nên, họ sẽ cung cấp các hướng dẫn chi tiết, rõ ràng để bạn hiểu dạng Test tuyển dụng này.
  • Luyện tập trước (Practise beforehand): Bạn được cung cấp các câu hỏi thực hành trước khi bài kiểm tra thực sự bắt đầu. Do đó, hãy tận dụng những câu hỏi này để đảm bảo bạn hiểu những gì bạn phải làm trong suốt quá trình. Thông thường, bạn có thể đọc lại hướng dẫn và làm lại các câu hỏi thực hành nhiều lần. Ngoài ra, đừng vội vàng nếu bạn không tự tin. Cuối cùng, bạn hãy sử dụng cơ hội làm lại các câu hỏi thực hành. 
  • Kết nối Internet: Toàn bộ bài test này là trực tuyến. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có kết nối internet tốt.
  • Hãy chuẩn bị và thư giãn: Đặt mình trong một khu vực yên tĩnh. Nơi bạn sẽ không bị làm phiền và đảm bảo rằng bạn được ngồi thoải mái.
Làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho Bài kiểm tra năng lực (Aptitude Test)?

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho Aptitude Tests là thực hành chúng. Bạn càng thực hành nhiều bài kiểm tra năng khiếu, bạn sẽ quen dần hơn và có nhiều kỹ năng để vượt qua chúng. Đặc biệt là rút ra các bài học, các mẹo làm bài sau mỗi lần “sai thử” của bạn. Thực hành nhiều, dần dà bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn và điểm bạn đạt được càng cao. Bạn có thể bắt đầu với những câu hỏi từ cơ bản nhất đến phức tạp nhất.

Ngoài việc thực hành không thôi, bạn cần thực hành một cách thông minh. Hãy xác định những bài kiểm tra nào bạn cần phải thành thạo. Bằng cách tìm hiểu công việc/công ty mà bạn hướng tới, xác định dạng bài sẽ đồng hành cùng bạn, và chinh phục chúng. Ngoài ra, dưới đây là một số website thực hành nhiều dạng bài Aptitude Tests chất lượng:

Làm thử bài kiểm tra đánh giá năng lực (Aptitude test)

Hãy thử làm bài trắc nghiệm mô phỏng tại đây.

  • Đây là bài trắc nghiệm được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia của Internship với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng cho các tập đoàn, công ty hàng đầu hiện nay như Unilever, Nike, Frieslandcampina, P&G, Pepsico, Samsung, Lotte Mart, Sacombank, ACB, VPBank,…
  • Bài trắc nghiệm gồm có 3 phần gồm tư duy logic, tư duy tính toán và tư duy ngôn ngữ - giải quyết vấn đề với 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi gồm 4 hoặc 5 lựa chọn. Các bạn hãy lựa chọn phương án mà mình nghĩ cảm thấy đúng hoặc phù hợp với bản thân nhất.
  • Thời gian hoàn thành bài trắc nghiệm là 20 phút. Bạn nhớ theo dõi thời gian để hoàn thành bài làm trong khoảng thời gian quy định.
Nguồn bài viết
Bài viết liên quan