7 kỹ năng cần thiết giúp bạn làm mới sơ yếu lý lịch của mình trong năm 2021

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 11 tháng 8 2021

| bởi CTW.vn

image

nghĩa là bạn sẽ làm bất cứ điều gì, từ việc giải quyết các vấn đề wifi của nhân viên đến lập trình cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây mới của tổ chức. Bởi vì công việc rất đa dạng, các kỹ năng bạn cần có để làm việc trong lĩnh vực CNTT có thể cũng rất khác nhau tùy thuộc vào vai trò của bạn là gì. Tìm kiếm một vài danh sách công việc mà bạn quan tâm để xem bạn nên tập trung vào những kỹ năng nào.

Bạn là người mới bắt đầu? Chứng chỉ Chuyên gia Hỗ trợ CNTT của Google (Google IT Support Professional Certificate) có thể giới thiệu cho bạn những kiến ​​thức cơ bản nhất về CNTT.

Các kỹ năng CNTT cần thiết
  1. An toàn

“An toàn” phải là yếu tố nền tảng đối với bất kỳ đội ngũ CNTT nào. Bắt đầu với vai trò quầy hỗ trợ, mạng hay quản trị hệ thống đều có thể giúp bạn biết thêm những khái niệm hữu ích, cần thiết cho mục tiêu an toàn, bảo mật. Các kỹ năng sau có thể giúp bạn đủ điều kiện đảm trách các vị trí việc làm an toàn CNTT chẳng hạn như Nhân viên phân tích an toàn thông tin ở vị trí khởi điểm và hơn thế nữa.

  • Quen thuộc với bảo mật vật lý, mạng và phần mềm
  • Cài đặt tường lửa và bộ định tuyến
  • Mã hóa dữ liệu
  • Chiến lược giảm thiểu rủi ro và phân tích mối đe dọa
  • Có kiến thức về các quy định và tiêu chuẩn tuân thủ như PCI-DSS, HIPAA và CCPA
  • Kiểm tra, xâm nhập hệ thống hoặc mạng đã được sự đồng ý của người dùng (Ethical hacking and penetration testing)
  1. Lập trình

Có khả năng lập trình sẽ là điều bắt buộc đối với những người muốn phát triển phần mềm, ứng dụng web hay trang web. Nó cũng sẽ hữu ích cho các nhân viên CNTT muốn tự động hóa các nhiệm vụ được giao. Các lập trình viên và các chuyên gia CNTT thường được yêu cầu thông thạo các loại ngôn ngữ lập trình bên dưới:

  • Python
  • C ++
  • JavaScript
  • Ruby
  • PowerShell
  1. Hệ thống và mạng

Đảm bảo cho hệ thống và mạng máy tính hoạt động trơn tru, ổn định là trọng tâm công việc của đội ngũ CNTT. Các vai trò điển hình chuyên về bộ kỹ năng này bao gồm “quản trị viên hệ thống” và “quản trị mạng”. Các kỹ năng về hệ thống và mạng máy tính cũng có thể hữu ích cho hoạt động quản trị đám mây hay an toàn, bảo mật. Ở cấp độ cơ bản, những kỹ năng này bao gồm:

  • Quản lý các hệ điều hành đa dạng như Windows, Linux hoặc Mac
  • Cài đặt và cấu hình phần cứng, phần mềm máy tính
  • Quản trị đám mây và các ứng dụng
  • Duy trì mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), mạng vùng lưu trữ (SAN) và mạng riêng ảo (VPN)
  • Xử lý sự cố
  • Hỗ trợ các nhân viên khác về vấn đề kỹ thuật
  1. Phân tích dữ liệu

Có thể việc phân tích dữ liệu sẽ hữu ích cho nhiều nhiệm vụ CNTT khác nhau. Việc theo dõi dữ liệu về hiệu suất có thể giúp các đội, nhóm phát hiện ra các mối đe dọa liên quan đến vấn đề bảo mật hoặc giúp họ xác định được đâu là hoạt động kém hiệu quả. Những vị trí việc làm có liên quan tới dữ liệu trong lĩnh vực CNTT bao gồm “quản trị viên cơ sở dữ liệu” và “kỹ sư dữ liệu”.

  • SQL
  • Số liệu thống kê
  • Python
  1. DevOps

DevOps, sự kết hợp của “phát triển” và “vận hành” đã và đang hoạt động như một cầu nối giữa đội ngũ phát triển phần mềm và CNTT. Mặc dù là một lĩnh vực riêng biệt, nhưng những kỹ năng DevOps có thể giúp ích cho cả khía cạnh CNTT và khía cạnh phát triển của việc điều hành một tổ chức. Để trở thành một kỹ sư DevOps, bạn có thể sẽ cần các kỹ năng sau:

  • Hiểu biết về lý thuyết phân phối liên tục (Continuous Delivery theory)
  • Các công nghệ container như Docker hoặc Kubernetes
  • Các ngôn ngữ kịch bản như Python, Ruby và C
  • Làm quen với cách hoạt động, vận hành đám mây
  1. Điện toán đám mây

Được Global Knowledge liệt kê là một trong những kỹ năng được săn đón nhất năm 2021, kỹ năng điện toán đám mây bao gồm mọi thứ từ xây dựng cho đến duy trì cơ sở hạ tầng đám mây. Làm việc với công nghệ đám mây có thể mở ra cánh cửa cơ hội cho các vị trí việc làm như người phát triển điện toán đám mây, quản trị viên điện toán đám mây và kiến ​​trúc sư điện toán đám mây. Kiến thức về các nền tảng đám mây sau đây có thể sẽ hữu ích:

  • AWS
  • Google Cloud
  • Microsoft Azure
  • Oracle
  1. Máy học

Một kỹ năng hữu ích cho các lập trình viên và chuyên gia dữ liệu là Máy học - một khái niệm thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã trở thành một trong những kỹ năng nổi bật và cần học nhất trong lĩnh vực công nghệ. Bạn có thể bắt đầu học các kỹ năng cơ bản thông qua các khóa học máy học trực tuyến. Những kỹ năng cụ thể liên quan đến máy học có thể bao gồm:

  • Các thuật toán tham số và phi tham số
  • Nhân hệ điều hành
  • Phân cụm
  • Các kỹ thuật học sâu
Làm thế nào để có được bộ kỹ năng CNTT?

Dưới đây là một số cách thức để học được các kỹ năng CNTT, góp phần giúp bạn thành công trong sự nghiệp:

  • Tự học: Bạn có thể tự học nhiều ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật phân tích dữ liệu và một số kỹ năng CNTT nhất định thông qua các khóa học trực tuyến hoặc dự án tại nhà. Bạn sẽ tìm thấy nhiều khóa học trên Coursera, bao gồm các khóa học nhập môn về Python hoặc an ninh mạng.
  • Các chứng chỉ: Có được các chứng chỉ có thể là một cách vững vàng để đảm bảo khả năng của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Nhìn chung, bạn sẽ phải học và vượt qua một kỳ thi nào đó. Tham khảo những loại chứng chỉ dành cho cấp độ đầu vào mà bạn có thể quan tâm tại: entry-level certification.
  • Các chương trình bootcamp: Thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, bootcamp là các khóa học chuyên sâu được thiết kế để mang đến cho bạn những kỹ năng cụ thể trong suốt khoảng thời gian đó. Mặc dù các khóa học bootcamp coding thường dạy về những chủ đề phổ biến, nhưng cũng dạy về các chủ đề khác hơn chẳng hạn như an ninh mạng.
  • Bằng cấp: Mặc dù sẽ tốn nhiều thời gian hơn những chọn lựa khác, nhưng việc lấy bằng đại học Khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực liên quan có thể là một phương pháp bài bản hơn để đạt được các kỹ năng cứng cần thiết để bước vào thế giới máy tính. Đa phần trong nhiều trường hợp, việc có bằng cấp cũng mang lại một mức thu nhập cao hơn.
Vận dụng các kỹ năng có được để hành động: Sơ yếu lý lịch và tham dự phỏng vấn

Một khi bạn đã có những kỹ năng cần thiết để bắt đầu nộp đơn ứng tuyển cho một vị trí công việc, hãy liệt kê chúng ở những nơi mà người khác dễ dàng tìm thấy. Cập nhật lại sơ yếu lý lịch và hồ sơ trên LinkedIn với bộ kỹ năng mới của bạn.

Trong các cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị những mẫu chuyện về cách bạn đã vận dụng các kỹ năng của mình trong quá khứ. Nếu bạn chỉ vận dụng các kỹ năng của mình trong một khóa học hay ở nhà thì cũng không sao cả miễn là bạn sẵn sàng mô tả những gì bạn đã đạt được. Bạn đã sử dụng Python để vẽ đồ thị từ một bộ dữ liệu hay cấu hình thiết bị cho một mạng máy tính mới?

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách nhanh chóng để có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, hãy tìm hiểu các dự án có hướng dẫn mà bạn có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy hai giờ của Coursera. Họ cũng sẽ giúp bạn làm mới bộ kỹ năng cũ của mình để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới.

Bắt đầu nào!

Thay đổi nghề nghiệp hay bắt đầu bước chân vào nghề có thể là một thử thách khó nhằn, nhưng việc đạt được các kỹ năng có thể sẽ giúp bạn có một khởi đầu suôn sẻ. Nếu bạn đang tìm nơi để bắt đầu học những kiến ​​thức cơ bản về việc làm CNTT, hãy cân nhắc Chứng chỉ IT Support của Google với tuần đầu học thử miễn phí.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên qua