Cân bằng sức khỏe tinh thần trong quá trình tìm việc

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 29 tháng 12 2021

| bởi CTW.vn

image

Jane Kellogg Murray là biên tập viên cao cấp của Indeed. Có trụ sở tại Vermont và sống trong một trang trại có trồng một cây thông giáng sinh, cô ấy thích giúp những người khác tìm cơ hội làm việc phù hợp thông qua Career Guide của Indeed.

Nếu bạn vừa tốt nghiệp, xin chúc mừng! Bước ra khỏi môi trường giáo dục và bước vào cuộc sống đi làm là một khoảng thời gian thú vị. Dù bạn đang tìm kiếm công việc thực tập, bán thời gian hay toàn thời gian, thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình tìm việc làm là bước đi quan trọng đầu tiên. Bạn có thể sẽ cảm thấy quá trình tìm việc làm giống như một công việc toàn thời gian vậy và có cảm giác bản thân có thể bị từ chối, lo lắng và mất kiểm soát trước phỏng vấn kèm theo nỗi lo do đại dịch gây ra có thể dẫn đến căng thẳng, lo âu hay thậm chí choáng ngợp.

Sarah Pressman - Giáo sư Khoa học Tâm lý tại Đại học California, Irvine cho biết: “Cảm giác mất kiểm soát này đã là một vấn đề lớn trong năm nay và là nguồn cơn gây ra căng thẳng kinh khủng. “Một trong những lời khuyên lớn nhất của tôi dành cho mọi người trong mùa dịch là cố gắng từ bỏ những gì bạn không thể kiểm soát và tập trung vào những gì bạn có thể.” Trong bài viết này, hãy cùng tham khảo 13 chiến lược giúp kiểm soát và giảm căng thẳng trong quá trình tìm việc nếu bạn là sinh viên mới ra trường.

Đâu là nguyên nhân của tâm lý lo âu khi tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường?

Nỗi lo tìm việc làm có thể xuất hiện ở mọi cấp bậc nghề nghiệp của bạn, dù bạn là sinh viên hay một chuyên gia đã dày dạn kinh nghiệm. Ví dụ, bạn có thể lo lắng về chất lượng của hồ sơ ứng tuyển, mất bao lâu để nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng hoặc băn khoăn về trình độ của bản thân khi biết đến các ứng viên khác. Bạn cũng có thể cảm thấy căng thẳng vì nhiều lý do khác, chẳng hạn như:

  • Tiếc nuối hoặc không chắc chắn về ngành học của bạn
  • Rời xa bạn bè thời đại học và mạng lưới mối quan hệ luôn hỗ trợ bạn
  • Mức độ cạnh tranh trên thị trường việc làm gia tăng
  • Tác động của công việc đầu tiên sau tốt nghiệp đối với con đường sự nghiệp của bạn

Pressman chia sẻ: “Hãy luôn sẵn sàng cố gắng kiểm soát càng nhiều càng tốt hoặc nắm được quyền kiểm soát những vấn đề như liên tục ám ảnh bởi một công việc, liên tục làm mới website việc làm để cập nhật, làm mới email chờ phản hồi. “Kiểu kiên trì này có hại cho sức khỏe của chúng ta vì nó khiến cơ thể chúng ta luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng trong khi vốn dĩ chúng ta hoàn toàn không cần kiểu kích thích này. Điều này dẫn đến sự hao mòn trên cơ thể chúng ta, có thể khiến chúng ta suy yếu theo thời gian và trở nên xấu xí”.

Trong năm nay, sự cô lập về vật lý và xã hội cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần đặc biệt là đối với các bạn sinh viên. Pressman cho biết: “Hỗ trợ xã hội là một trong những phương pháp hàng đầu giúp chúng ta có thể tránh được những tác động tiêu cực của căng thẳng lên cơ thể, nhưng năm nay là một năm khó khăn để có thể nhận được sự hỗ trợ và liên hệ mà chúng ta cần khi phải giãn cách xã hội. Giãn cách kéo theo tình trạng bị cô lập, trầm cảm và gây ra cảm giác cô đơn, và tất cả những điều này đều gây áp lực lên cơ thể và sức khỏe tinh thần của chúng ta. Sinh viên tốt nghiệp càng gặp khó khăn gấp bội khi họ dần đánh mất các mối quan hệ xã hội với lớp của mình sau một khoảng thời gian quá dài không gặp. Cảm giác cô độc và thiếu tương tác này gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe cũng như khiến căng thẳng dường như không thể vượt qua và trở nên đe dọa hơn rất nhiều”.

Làm thế nào để quản lý căng thẳng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp đại học

Ngay cả khi không có dịch, quá trình tìm việc làm vẫn có thể gây ra sự bất an và làm gia tăng mức độ căng thẳng cho sinh viên đại học. Karol Johansen - PGĐ Giáo dục nghề nghiệp tại Đại học California cho biết: “Những cảm xúc này có thể tăng lên gấp bội khi phải đối mặt với sự mơ hồ và bất ổn của thị trường việc làm hiện tại: Sinh viên phải ưu tiên sức khỏe và chăm sóc bản thân trong những giai đoạn đầy bất ổn này”.

Mặc dù bạn không thể kiểm soát mọi kết quả trong quá trình tìm việc làm của mình, nhưng một số bí quyết dưới đây mà các chuyên gia đưa ra để ưu tiên sức khỏe tinh thần của bạn khi tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp có thể sẽ giúp ích:

1. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát

Pressman nói thêm: “Khi bạn thấy mình đang lo lắng về điều gì đó mà bạn không thể kiểm soát như những gì sẽ diễn ra sau khi nộp đơn ứng tuyển, hãy tìm ra nguồn cơn gây mất tập trung. Hãy tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, ví dụ như: Nộp hồ sơ tốt nhất có thể, nhờ một người bạn kiểm tra giúp những gì bạn đã viết và gửi một email bày tỏ thiện chí gợi nhắc, theo sát.”

2. Đặt các mốc quan trọng

Matt Berndt - Quản lý cấp cao của Chương trình Trung tâm Ý tưởng Toàn cầu của Indeed cho biết: “Các sinh viên có nhiều quyền kiểm soát quá trình tìm việc của bản thân hơn họ vẫn tưởng. Trước khi gia nhập Indeed, Berndt đã dành 25 năm tư vấn cho sinh viên và sinh viên mới tốt nghiệp về quá trình tìm việc làm của họ. “Khi muốn tập luyện để chạy marathon hoặc giảm cân và có được thân hình đẹp hơn, bạn không nên làm mà không tự chịu trách nhiệm về một số việc trong khoảng thời gian nhất định. Tìm kiếm việc làm cũng thế. Bạn không thể quyết định theo đuổi một công việc và rồi chỉ ngồi đó trông chờ. Bạn phải lập kế hoạch, phải hành động và cần dành thời gian cho nó, và bạn cần quản lý kỳ vọng của mình để có thể nhận ra từng thành công nhỏ trên đường tiến đến mục tiêu lớn hơn, xa hơn."

3. Đặt mục tiêu đầy khát vọng và kỳ vọng thực tế

Johansen và Berndt đều khuyên rằng nên dựa theo mô hình mục tiêu SMART (Cụ thể, Có thể đo lường, Có thể đạt được, Có liên quan và Dựa trên các mốc thời gian) để phát triển các mục tiêu nghề nghiệp mong muốn. Johansen đưa ra ví dụ này:
“Mỗi tháng, tôi sẽ kết nối với 3 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và tiến hành phỏng vấn thông tin để tìm hiểu về quỹ đạo việc làm của họ và đưa ra những lời khuyên về nghề nghiệp”.

Một phần của việc đặt mục tiêu SMART để tìm việc cũng là đảm bảo mục tiêu đó thực tế hoặc khả thi. Johansen cho biết: “Trung bình, quá trình tìm việc của một sinh viên mới ra trường có thể mất từ 3-6 tháng. “Điều quan trọng là bạn phải tạo cho mình cơ hội và không gian để bắt đầu tìm việc trong trường hợp không tự đặt deadline cho bản thân để đảm bảo tìm được một vị trí sau khi ra trường.”

4. Suy nghĩ nhẹ nhàng, không áp lực quá mức

Johansen nói thêm: “Hãy cố gắng xây dựng nhiều niềm vui khi tìm việc làm, chẳng hạn như nghe bản nhạc yêu thích trong khi dò tìm các vị trí trên Indeed. Hãy đảm bảo rằng bạn không để quá trình tìm việc làm ngốn hết thời gian của mình bằng cách kịp thời  tham gia giao lưu và các hoạt động giải trí.”

5. Hãy tránh bị cô lập, thậm chí trong giai đoạn giãn cách

“Con người là sinh vật xã hội và luôn tồn tại một sợi dây liên kết. Hãy đảm bảo duy trì kết nối với những người có thể vực dậy tinh thần và mang lại cho bạn nguồn cảm hứng trong suốt quá trình thăng trầm tìm việc mùa COVID. Những người này sẽ truyền cảm hứng để bạn tiến lên phía trước nếu quá trình tìm việc làm của bạn đang tạm lắng và cổ vũ bạn khi bạn được mời phỏng vấn tại công ty trong mơ của mình. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia phát triển nghề nghiệp, họ có thể mang đến sự hỗ trợ và định hướng chuyên nghiệp.”

6. Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều ở trong thế giới ảo này cùng nhau

Berndt cho biết: “Quan niệm về sự kết nối trực tiếp gây ra nỗi lo cho rất nhiều người. Ông khuyên sinh viên mới ra trường nên nhớ đến lợi thế của việc phỏng vấn trong thị trường việc làm ảo. “Phỏng vấn là điều gì đó đáng sợ đối với hầu hết mọi người, và đặc biệt là sinh viên đại học. Tuy nhiên, tôi nghĩ sự can thiệp của máy tính sẽ mang lại mức độ kiểm soát tốt hơn mà trước đây họ không có”. Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn ảo, hãy sắp xếp lại bàn làm việc của bạn cùng với những tờ notes về bạn và kinh nghiệm của bạn, cũng như các câu hỏi bạn muốn hỏi về công việc và công ty để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.

7. Sử dụng "Kế hoạch B" (plan B) làm bước đệm đến "Kế hoạch A" (plan A)

Lần đầu bước vào thị trường việc làm, bạn có thể sẽ nên cân nhắc những công việc không có trong kế hoạch ban đầu. Berndt chia sẻ: “Bạn có thể sẽ phải làm công việc trong plan B để làm bước đệm tiến đến plan A. Nếu mục đích của nó không hỗ trợ gì cho plan A, đừng đầu tư gì thêm. ”

Johansen khuyên rằng, hãy chọn một công việc đầu tiên mà không khiến bạn cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc, để bạn có thời gian theo đuổi và tìm hiểu xem công việc tiếp theo của mình sẽ như thế nào. “Hãy cân nhắc tìm hiểu về nền kinh tế Gig chẳng hạn như lĩnh vực giao hàng hoặc lái xe theo yêu cầu và các công việc linh hoạt, tạm thời hay tự do khác. Những công việc này sẽ giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập trong lúc đang đầu tư thời gian tìm kiếm một công việc chuyên môn.”

8. Coi quá trình tìm việc như một công việc thực sự

Berndt tiếp tục: “Tôi thường hỏi các sinh viên rằng, các bạn có thể dành bao nhiêu thời gian mỗi tuần để tìm việc ngay khi còn đi học? Nếu bạn vẫn đang đi học, khoảng thời gian đó có thể là 5 giờ hoặc 10 giờ và bạn có thể coi đó là một việc làm part time. Nếu đã ra trường hoặc đang trong giai đoạn chuyển việc, bạn có thể dành khoảng thời gian lên đến 40 giờ mỗi tuần để tìm việc. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể coi đây là một công việc full time."

9. Áp dụng quy tắc 80/20 để khai thác thị trường việc làm ẩn (hidden job market)

Khi bạn đã cam kết dành một lượng thời gian nhất định mỗi tuần để tìm việc làm, hãy xác định ra cách bạn sẽ tận dụng khoảng thời gian đó. Berndt cũng cho biết: “Tôi luôn nhớ đến quy tắc 80/20 để áp dụng vào quá trình tìm việc làm: 80% nỗ lực của bạn cần phải đi vào khai thác thị trường việc làm ẩn (không được công khai trên các trang tuyển dụng), hoặc cho nỗ lực chủ động và chỉ nên dành 20% thời gian cho nỗ lực phản ứng. Nghĩa là bạn sẽ dành 20% thời gian để điều chỉnh lại resume của mình và ứng tuyển cho những vị trí được đăng tin công khai, và 80% thời gian là để kết nối với mạng lưới mối quan hệ, làm quen cũng như nghiên cứu về lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn muốn trở thành một phần trong đó. Chủ động theo cách này sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá hơn và tiếp cận được thị trường việc làm ẩn đó.”

10. Biết khi nào bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất

Johansen cũng khuyên sinh viên nên sắp xếp lịch trình của họ theo cách có thể duy trì động lực ở mức cao. Nếu năng suất tối ưu của bạn được phát huy vào buổi sáng, hãy dậy sớm hơn một vài giờ để đầu tư cho quá trình tìm việc làm và liên hệ để có những buổi phỏng vấn thông tin tiềm năng. Đảo ngược chiến lược thành buổi tối nếu bạn là cú đêm chính hiệu”.

11. Dành thời gian chăm sóc sức khỏe tâm thần

Nếu bạn đang nhìn nhận quá trình tìm việc làm như một công việc thực sự, thì điều quan trọng là thỉnh thoảng bạn cũng nên dành ra một ngày để chăm sóc sức khỏe tinh thần. Pressman khuyên rằng: “Hãy kiểm soát căng thẳng bằng những cách lành mạnh như kết nối bạn bè, chia sẻ cảm xúc, làm điều gì đó giúp vực dậy tinh thần, hoặc thậm chí giải tỏa năng lượng âu lo bằng cách ra ngoài đi bộ, chạy bộ. Ông cũng đề xuất phương pháp thiền định, chánh niệm và các phương pháp trị liệu, thực hành khác để giảm căng thẳng khi tìm việc làm.

12. Chỉ tập trung vào những gì tiếp theo

Berndt chỉ ra rằng, theo Cục thống kê lao động của Hoa Kỳ, mỗi người trung bình sẽ làm khoảng 12 công việc khác nhau trong đời. “Hãy nghĩ đến điều này: Một số công việc bạn có thể sẽ làm trong sự nghiệp của mình thậm chí còn chưa xuất hiện. Vì vậy, làm thế nào để mong muốn có chúng? Đừng cố lo xa để tìm cho ra phần còn lại của cuộc đời mình mà hãy tập trung tìm ra những gì sắp phải làm trong một vài năm tiếp theo. Thay vì lo lắng về 30 năm tới, hãy nghĩ về một đến ba năm tiếp theo, cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ quản lý hơn một cách bất ngờ đấy”.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan