Sáng tạo hơn nhờ lập kế hoạch cho giờ giải lao

Kỹ năng mềm và ngôn ngữ

| 25 tháng 9 2021

| bởi CTW.vn

image

Hãy tưởng tượng vào một buổi chiều thứ sáu, trước khi tan sở để chuyển sang cuối tuần, bạn được yêu cầu để giải quyết 2 vấn đề đòi hỏi tư duy sáng tạo. Bạn có:

  • Dành một nửa thời gian đầu để giải quyết vấn đề đầu tiên và nửa sau thời gian giải quyết vấn đề thứ hai hay không?
  • Xen kẽ giữa 2 vấn đề theo một khoảng thời gian đều đặn, được sắp xếp trước (có thể là chuyển đổi mỗi 5 phút một lần)
  • Tùy ý chuyển đổi qua lại 

Nếu bạn cũng rơi vào trường hợp tương tự như hàng trăm người mà chúng tôi đã đặt câu hỏi này, bạn sẽ chọn tùy ý chuyển đổi qua lại 2 vấn đề. Xét cho cùng, cách này sẽ mang lại sự tự chủ và linh hoạt tối đa, cho phép bạn chuyển hướng từ vấn đề này sang vấn đề còn lại khi bạn cảm thấy bế tắc.

Theo nghiên cứu mà chúng tôi đã công bố trong số tháng 3 về Quy trình quyết định con người và hành vi tổ chức, nếu bạn có thể nghĩ ra những câu trả lời sáng tạo hơn, thì đây có thể không phải phương pháp tối ưu dành cho bạn. Thay vào đó, chuyển đổi qua lại các vấn đề theo một khoảng thời gian đều đặn, được lên kế hoạch trước có thể sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Tại sao trường hợp chuyển đổi theo ý muốn của bạn - cách mà hầu hết những người tham gia nghiên cứu đã áp dụng lại có thể không tạo ra kết quả sáng tạo nhất? Bởi vì khi giải quyết những vấn đề đòi hỏi tính sáng tạo, chúng ta thường đi vào ngõ cụt mà vô thức không nhận ra. Chúng ta nhận thấy mình cứ xoay quanh những ý tưởng không hiệu quả giống nhau mà không nhận ra khi nào là thời điểm thích hợp để chuyển sang bước kế tiếp. Ngược lại, thường xuyên chuyển đổi qua lại các task trong một khoảng thời gian nhất định có thể giúp thiết lập lại tư duy của bạn, cho phép bạn tiếp cận từng task bằng những góc độ mới hơn.

Trong một cuộc thử nghiệm, chúng tôi đã chỉ định ngẫu nhiên những người tham gia vào 1/3 cách tiếp cận. Những người tham gia được hướng dẫn để liên tục chuyển đổi qua lại hai vấn đề trong một khoảng thời gian cố định sẽ có khả năng tìm thấy câu trả lời chính xác cho cả hai vấn đề hơn những người tham gia chuyển đổi tùy ý hoặc chia đôi số thời gian quy định.

Một nghiên cứu thứ hai tập trung vào lên ý tưởng sáng tạo. Trong thử nghiệm này, các vấn đề chúng tôi đặt ra đều có câu trả lời mở. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu lợi ích của việc chuyển đổi qua lại các vấn đề một cách đều đặn có đảm bảo giữ được tính sáng tạo chẳng hạn như việc lên ý tưởng hay không.

Một lần nữa, chúng tôi chỉ định ngẫu nhiên những người tham gia vào 1/3 cách chuyển đổi các task và yêu cầu họ đưa ra các ý tưởng sáng tạo cho hai nhiệm vụ khác nhau. Cũng giống như nghiên cứu đầu tiên, hầu hết mọi người tin rằng họ sẽ làm việc hiệu quả nhất khi chuyển đổi tùy theo ý mình. Nhưng lại một lần nữa, chúng tôi nhận thấy những người tham gia được hướng dẫn chuyển đổi qua lại với một khoảng thời gian cố định mới là những người sáng tạo ra những ý tưởng độc đáo và mới lạ nhất.

Vấn đề của cả hai cách còn lại là ở chỗ mọi người đã không thực sự nhận ra những suy nghĩ cứng nhắc cứ từ từ len lỏi vào. Những người tham gia không “nỡ” rời bỏ một task để chuyển sang một task một cách đều đặn và có kế hoạch sẽ có xu hướng viết những ý tưởng (mà họ cho là) “mới” rất giống với ý tưởng gần nhất họ đã viết. Mặc dù họ có thể cảm thấy rằng họ đang trên đà thành công, nhưng thực tế là, nếu không có thời gian nghỉ ngơi do những chuyển đổi qua lại liên tục, tiến độ thực tế của họ sẽ bị hạn chế.

Những lợi ích về mặt sáng tạo của việc chuyển đổi qua lại các nhiệm vụ cũng được công nhận bởi nhiều nghiên cứu khác. Ví dụ: Steven Smith và các đồng nghiệp của ông nhận thấy rằng khi yêu cầu phải liệt kê những item từ nhiều danh mục khác nhau, các cá nhân được hướng dẫn để liên tục chuyển đổi qua lại các danh mục đã liệt kê được nhiều ý tưởng mới hơn những cá nhân tập trung liệt kê hết một lượt các item thuộc một danh mục rồi mới chuyển sang liệt kê các item của danh mục kia.

Tương tự như vậy, các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng những khoảng nghỉ giải lao ngắn trong quá trình sáng tạo ý tưởng có thể làm tăng sự đa dạng ý tưởng. Những phát hiện này đã cho thấy chính nhịp sống hối hả và bận rộn của cuộc sống làm việc thường ngày có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo của bạn nếu nó khiến bạn tạm dừng làm task một chút để có thời gian làm mới tư duy của mình.

Khi bạn đang làm các task đòi hỏi tư duy sáng tạo, hãy xen kẽ các khoảng nghỉ giải lao ngắn một cách có ý thức để làm mới tư duy và giữ được sự tỉnh táo trước khi quay trở lại làm việc. Đặt hẹn giờ đều đặn bằng cách sử dụng đồng hồ báo thức nếu cần thiết. Khi đồng hồ báo hết giờ, hãy chuyển sang một công việc hoàn toàn khác như sắp xếp các biên nhận, check mail hay dọn dẹp bàn làm việc, sau đó mới quay lại task ban đầu. Nếu bạn do dự không muốn nghỉ giải lao một cách đều đặn chỉ bởi vì có cảm giác như bạn đang trên đà thành công, hãy lưu ý rằng đó có thể là một ấn tượng ban đầu sai lầm.

Chúng ta có xu hướng sẽ tạo ra những ý tưởng dư thừa nếu không giải lao thường xuyên. Để kiếm chứng điều này, bạn có thể tự hỏi bản thân xem liệu những ý tưởng gần đây nhất của bạn có chất lượng hơn phiên bản cũ hay không. Cuối cùng là đừng bỏ qua giờ nghỉ trưa cũng như đừng cảm thấy tội lỗi khi nằm xả hơi một chút, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy “bí ý tưởng”. Đây thực sự có thể là cách làm tối ưu nhất thời gian của bạn.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan