5 sai lầm thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại - Dưới góc nhìn của các chuyên gia về việc làm

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và tham dự phỏng vấn

| 10 tháng 9 2021

| bởi CTW.vn

image

Ngày càng phổ biến việc các công ty sẽ mời ứng viên tham gia ít nhất một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trước khi quyết định chọn ra người tham dự phỏng vấn trực tiếp.

Chỉ vì bạn không cần gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng tiềm năng, không có nghĩa là bạn sẽ không còn trở ngại gì nữa mà sự thật hoàn toàn ngược lại.

Việc thuyết phục được người khác tin tưởng vào năng lực của bạn qua điện thoại sẽ không phải chuyện dễ dàng.

Hãy đảm bảo bạn sẽ tránh những sai lầm sau đây khi phỏng vấn qua điện thoại.

1. Quên chuẩn bị cho tình huống bất khả kháng như tín hiệu kém và các vấn đề công nghệ khác

Chuyên gia chuyển đổi nghề nghiệp Caroline Ceniza-Levine cho biết: “Tôi đã có quá nhiều cuộc phỏng vấn cần phải dời lại vào phút thứ 89 vì ứng viên gặp vấn đề kỹ thuật.”

Nhiều lỗi kỹ thuật có thể xảy ra đúng vào thời điểm then chốt: Bạn có thể phải kết thúc cuộc trò chuyện vì tín hiệu xấu, hết pin, kết nối Internet bị ngắt hoặc máy tính của bạn trục trặc và buộc bạn phải cài đặt lại phần mềm cuộc họp video của mình.

Người phỏng vấn sẽ không quan tâm chuyện gì đang xảy ra hoặc tại sao bạn lại ngừng cuộc trò chuyện đâu. Do đó, bạn phải xử lý những vấn đề này ngay từ đầu bằng cách giải quyết chúng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

2. Không chuẩn bị bất kỳ công cụ nào để ghi chú

Theo công ty tư vấn Michael Page, phỏng vấn qua điện thoại luôn mang đến cho bạn những đặc quyền mà bạn nên tận dụng tối đa.

Họ cho biết: “Các cuộc phỏng vấn qua điện thoại sẽ cho bạn đặc quyền được đặt CV, bản mô tả công việc, những hiểu biết về công ty mà bạn đã nghiên cứu trước đó cũng như các ghi chú cá nhân trước mặt, vì vậy hãy tận dụng chúng một cách tốt nhất có thể.”

Tại một buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn có thể thấy mình thật vụng về vì phụ thuộc quá nhiều vào các mảnh ghi chú trong khi nhà tuyển dụng vẫn đang nói. Ngược lại khi phỏng vấn qua điện thoại, bạn luôn có thể kiểm tra lại xem mình đã hoàn thành tốt mọi thứ mình muốn hay chưa.

Giống như việc “mở phao” mỗi khi bạn không biết phải làm gì hay nói gì.

3. Nói quá nhanh và quá nhiều

Tác giả, cố vấn nghề nghiệp Molly Beck đưa lời khuyên trong một bài đăng cho The Muse rằng: “Hãy nói chậm rãi mọi lúc, thậm chí chậm hơn một chút so với thường ngày.”

Bởi vì không có ngôn ngữ cơ thể, nhà tuyển dụng có thể sẽ khó nắm bắt việc bạn đã trình bày xong hay chưa, hoặc đơn giản là bạn sẽ dừng ngắt chỗ nào.

Beck cũng khuyên rằng bạn nên đợi một khoảng ngắn trước khi trả lời.

Bằng cách có một khoảng nghỉ ngắn, bạn sẽ tránh được những gián đoạn khó xử từ cả hai bên.

Trong cuốn “Cẩm nang cần thiết khi phỏng vấn qua điện thoại”, tác giả Paul Bailo cũng khuyên bạn nên nói càng ít càng tốt.

“Bạn nói càng ít và lắng nghe càng nhiều thì cuộc phỏng vấn qua điện thoại sẽ càng hiệu quả”. Đừng sập bẫy với ý nghĩ rằng bạn phải nói suốt 20 phút để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên phù hợp.

4. Thoải mái quá mức

Dĩ nhiên là bạn phải chọn một môi trường thật thoải mái để phỏng vấn qua điện thoại.

Chuyên gia nghiên cứu Jorg Stegemann của Forbes khuyên rằng: “Hãy loại bỏ tiếng ồn xung quanh, chẳng hạn như từ trẻ nhỏ và vật nuôi. Hãy chuẩn bị sẵn một ly nước. Hãy in sơ yếu lý lịch của bạn ra và đánh dấu những phần chính bạn muốn làm nổi bật trong buổi trò chuyện.”

Ngay cả khi bạn phỏng vấn tại nhà, hãy tránh việc nằm dài trên ghế trong bộ đồ ngủ.

Ăn mặc chỉn chu, lịch sự và ngồi vào bàn hoặc bạn có thể đi quanh phòng nhưng hãy nhớ luôn có những mảnh ghi chú trong tay.

Bailo cho biết: “Điều đó sẽ giúp bạn trả lời phỏng vấn một cách chuyên nghiệp.”

5. Chỉ cúp máy ngay khi kết thúc cuộc gọi

Bạn sẽ không bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn trực tiếp chỉ bằng cách “cảm ơn” thật nhanh rồi vẫy tay chào tạm biệt đúng không nào? Vậy thì không lý nào bạn lại kết thúc một buổi phỏng vấn qua điện thoại bằng cách đó cả.

Trong một buổi phỏng vấn với tờ Monster, Dana Case - CEO của MyCorporation.com cho biết: “Cách tốt nhất để bắt đầu chuyển sang phần cuối cùng là hỏi người phỏng vấn: “Không biết anh/chị có muốn biết thêm điều gì khác nữa không ạ?””

Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn có thiện chí muốn tìm hiểu thêm về quy trình ứng tuyển cũng như sẽ không còn phải “rơi vào trầm tư” sau mỗi buổi phỏng vấn khi không biết liệu mình còn có cơ hội được nhận thêm bất kỳ một thông tin nào từ phía công ty nữa hay không.

Lược dịch bởi CanThoWork.

Cố vấn việc làm

Bạn cần được cố vấn việc làm và tìm việc, hãy click vào đây

Ngoài ra, để luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, hãy tham gia vào nhóm 𝗭𝗮𝗹𝗼 của 𝗖𝗮𝗻𝗧𝗵𝗼𝗪𝗼𝗿𝗸.𝘃𝗻 cho từng lĩnh vực:

Nguồn bài viết
Bài viết liên quan