10 lời khuyên hàng đầu để giữ chân các chân nhân viên giỏi

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

| 10 tháng 7 2020

| bởi CTW.vn

image

Sử dụng những lời khuyên này để giữ chân các nhân viên giỏi nhất của bạn

Tác giả: Susan M. Heathfield
Cập nhật: 31 tháng 03, 2020


Giữ chân những nhân viên chủ chốt là vô cùng quan trọng đối sự hưng thịnh và thành công lâu dài của doanh nghiệp. Các nhà quản lý dễ dàng đồng ý rằng việc giữ chân những nhân viên tốt nhất sẽ đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, doanh số đi lên, các đồng nghiệp hài lòng và hạnh phúc với nhau, những kế hoạch hiệu quả cũng như kiến thức và sự học hỏi nội bộ mang tính lịch sử và có tổ chức.

Lý do tại sao việc giữ chân nhân viên lại quan trọng

Việc giữ chân nhân viên là vấn đề sống còn. Không giữ được một nhân viên chủ chốt sẽ gây tổn thất tổng thể và tạo ra các vấn đề nội bộ như sự bất an trong nhân viên, quá tải nhiệm vụ được bàn giao lại, tốn thời gian đầu tư cho tuyển dụng, thuê mướn và đào tạo nhân viên mới.

Theo Viện Gallup:
"Chi phí thay thế một nhân viên có thể dao động từ một nửa đến hai lần lương hàng năm của nhân viên - và đó là một ước tính khá bảo thủ.”
"Vì vậy, một tổ chức có 100 người nhân viên với mức lương trung bình 50.000 đô la có thể có doanh thu và chi phí thay thế nhân viên khoảng từ 660.000 đến 2,6 triệu đô la mỗi năm.". [1]

Con số này không chỉ bao gồm hụt giảm doanh thu mà còn cả chi phí tốn kém cho việc  thuê và đào tạo người thay thế. 

Lưu ý: Đối với các vị trí cấp cao hơn, các dịch vụ của đơn vị săn tài năng (Headhunter) có thể khiến tổ chức của bạn phải trả tới một phần ba mức lương hàng năm của vị trí đó. Nếu mức lương của các vị trí này trên 150.000 đô la, đó sẽ là một chi phí khổng lồ mà tổ chức của bạn phải chấp nhận.

Phỏng vấn khi nhân viên nghỉ việc. Nhân viên rời đi có thể cung cấp cho bạn thông tin giá trị mà bạn có thể sử dụng để giữ chân các nhân viên còn lại. Hãy chú ý đến kết quả phản hồi của họ bởi sẽ không bao giờ có nguồn dữ liệu quan trọng hơn về sức khỏe và tình trạng của tổ chức như thế. Những nhân viên hạnh phúc hiếm khi nào đi tìm kiếm một công việc mới.

Mẹo: Và, tốt hơn hết, hãy thực hiện các cuộc phỏng vấn ‘ở lại’ để có thể xác định lý do tại sao mọi người ở lại với tổ chức của bạn. Thông tin này sẽ giúp bạn tạo ra văn hóa và môi trường làm việc thiết yếu nếu muốn giữ chân những nhân viên tốt nhất.

10 mẹo giữ chân nhân viên

Các lời khuyên nhằm giữ chân nhân viên dưới đây sẽ giúp bạn giữ những nhân viên tốt nhất và được săn đón nhất của bạn không đi tìm công việc khác. Ngoài ra, nếu mười yếu tố này hiện hữu tại nơi làm việc, nhân viên sẽ ít muốn rời bỏ công việc hơn.

1. Hãy chắc chắn rằng nhân viên biết những gì bạn mong đợi từ họ.

Các nhà tư tưởng quản lý từ Ferdinand Fournies với "Tại sao nhân viên không làm những gì họ định làm và phải làm?" đến Marcus Buckingham và Curt Coffman với "Điều đầu tiên phá vỡ tất cả các quy tắc" đồng ý rằng việc liên tục thay đổi kỳ vọng sẽ tạo ra căng thẳng không lành mạnh. Hãy xây dựng một khuôn khổ công việc cụ thể và  rõ ràng với những người tham gia trong đó.

2. Hãy đem đến cho nhân viên sự quản lý và giám sát có chất lượng.

Mọi người thường xuyên rời khỏi công ty vì quản lý và giám sát của họ hơn vì bản chất công việc. Những lời phàn nàn của nhân viên thường nằm ở các khía cạnh sau:

  • Thiếu rõ ràng về kỳ vọng
  • Thiếu rõ ràng về các nguồn thu nhập tiềm năng
  • Thiếu phản hồi về hiệu suất làm việc
  • Không tổ chức các cuộc họp định kỳ hay theo lịch
  • Không đưa ra một khuôn khổ công việc mà ở đó nhân viên thấy họ có thể thành công

3. Hãy xây dựng một nền tảng cho phép nhân viên nói lên suy nghĩ của mình một cách tự do trong phạm vi nội bộ tổ chức.

Tổ chức của bạn có thu hút các ý tưởng và tạo được một môi trường để mọi người thoải mái phản hồi hay không? Nếu có, nhân viên có thể đề xuất ý tưởng, thoải mái thoải mái chỉ trích và cam kết cải tiến không ngừng, đó cũng là tất cả các yếu tố góp phần giữ chân nhân viên.

4. Hãy cho phép nhân viên thể hiện tài năng và sử dụng kỹ năng.

Một nhân viên năng nổ sẽ muốn đóng góp cho các lĩnh vực chuyên môn ngoài mô tả công việc cụ thể của mình. Hãy bắt đầu dành thời gian để tìm hiểu các kỹ năng, năng khiếu và kinh nghiệm hiện tại cũng như trước đây của nhân viên, và sau đó kích hoạt nó.

5. Hãy tạo cảm nhận về sự đối xử công bằng và bình đẳng tại nơi làm việc.

Nếu một nhân viên bán hàng mới được nhận khoản hoa hồng theo sản phẩm dành cho đơn vị tiềm năng nhất, các nhân viên khác chắc chắn sẽ cảm thấy bị lừa dối. Nếu một nhân viên mới nhận được một sự thăng tiến vượt trên cả những nhân viên kỳ cựu hiện tại, nối tiếp sẽ là cảm giác thù oán.

Lưu ý quan trọng: Tiền lương hiển nhiên cũng quan trọng. Nếu một nhân viên có kinh nghiệm ba năm được tăng lương lên 15.000 đô la trong khi nhiều nhân viên cấp cao hơn chỉ nhận được 10.000 đô la, thì chắc chắn tinh thần của các nhân viên bị xem nhẹ kia sẽ bị ảnh hưởng. Ngay cả khi nhân viên đó xứng đáng được tăng lương, hãy biết rằng những quyết định này sẽ có tác động tiêu cực đến người khác.

6. Hãy biến các công cụ, thời gian và các khóa huấn luyện trở thành người bạn tốt nhất của bạn.

Khi một nhân viên thất bại trong công việc, hãy tự vấn “Vấn đề nào trong hệ thống công việc đang khiến người đó thất bại?”. Nhân viên cần phải có các phương tiện cần thiết để làm tốt công việc. Nếu không, họ sẽ đến làm việc với một nhà sử dụng lao động khác có cung cấp cho họ các công cụ cần thiết để thành công.

7. Hãy nhớ rằng nhân viên kiểu mẫu sẽ muốn học hỏi và phát triển.

Trừ khi nhân viên có thể thử các cơ hội mới, đảm nhiệm các nhiệm vụ đầy thách thức và tham dự các chương trình hội thảo, nếu không thì họ sẽ trì trệ. Một nhân viên có định hướng nghề nghiệp và có giá trị cần phải trải nghiệm các cơ hội phát triển trong tổ chức của bạn để nhận ra tiềm năng của họ.

8. Hãy chắc chắn rằng quản lý cấp cao nhận thức được sự có mặt của một nhân viên.

Đây là một lời trách cứ phổ biến tại một cuộc phỏng vấn nghỉ việc. Ngay cả chủ tịch của một công ty cũng cần dành thời gian để gặp gỡ nhân viên, tìm hiểu tài năng, khả năng và kỹ năng của họ. Gặp gỡ nhân viên định kỳ là một công cụ quan trọng để giúp mỗi nhân viên cảm thấy được thừa nhận, điều tạo nên các nhân viên trung thành, tận tụy và gắn kết.

9. Dù trong hoàn cảnh nào, đừng bao giờ đe dọa công việc hoặc thu nhập của nhân viên.

Ngay cả khi bạn biết nhân viên đó có nguy cơ bị sa thải, sẽ là một sai lầm khi báo trước thông tin này với nhân viên. Nó sẽ khiến họ lo lắng dù bạn cố gắng diễn đạt hay giải thích thông tin như thế nào. Và sau đó, các nhân viên giỏi nhất của bạn sẽ cập nhật mới hồ sơ của họ để tìm kiếm công việc mới. Bạn không nên giữ thông tin về hiệu suất khỏi mọi người mà hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi nói bất cứ điều gì có thể khiến một người cảm thấy cần tìm kiếm một công việc khác.

10. Làm cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao.

Thường xuyên nói cảm ơn khi một công việc được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa về lâu dài. Thêm vào đó, phần thưởng bằng giải thưởng, tiền thưởng và quà tặng làm cho lời cảm ơn thậm chí còn có ý nghĩa hơn. Tăng lương dựa vào các kết quả và thành tích sẽ giúp bạn giữ chân nhân viên hơn hẳn bất kỳ cách thức nào khác. Việc tiền hoa hồng và tiền thưởng được tính toán hàng ngày một cách dễ dàng và dễ hiểu sẽ thúc đẩy động lực và đồng thời giúp giữ chân nhân viên.

Điểm mấu chốt

Bạn có thể giữ chân các nhân viên quý giá của mình nếu thực hành theo mười lời khuyên này tại nơi làm việc. 

Nguồn bài viết
  1. Gallup. "This Fixable Problem Costs U.S. Businesses $1 Trillion. https://www.gallup.com/workplace/247391/fixable-problem-costs-businesses-trillion.aspx." Accessed March 29, 2020.
Bài viết liên quan